Xã hội dân sự ở Cực Nam Thái Lan và Nhà nước yếu kém

Civil Society Southern Thailand

Theo cách lí tưởng, vai trò của chính phủ nên mang lại hạnh phúc và sự thịnh vượng cho công dân của họ; tạo ra các quy tắc để bảo vệ công dân của mình khỏi xung đột và cung cấp luật pháp và trật tự. 1 Nếu không, xung đột bạo lực giữa chính phủ và công dân có thể xảy ra. Về mặt lý thuyết, xã hội dân sự nằm ngoài nhà nước, nhưng sẽ khó tách rời nó với một chính phủ tốt. 2 Tuy nhiên, một nhà nước yếu kém sẽ kết thúc khi chính phủ không xử lý được  bạo lực nội bộ và không thể phân phối các quyền lợi chính trị cho công dân của mình. 3 Đây là trường hợp ở Thái Lan.

Kể từ ngày 4 tháng 1 năm 2004, Miền Cực Nam của Thái Lan đã phải đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội. Các tổ chức xã hội dân sự gia tăng đều đặn như một phản ứng trước việc chính quyền không có khả năng bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân ở các tỉnh biên giới phía Nam. Chính phủ Thái Lan đã hành động lén lút, dẫn dắt mọi người trong khu vực do thám lẫn nhau bằng cách sử dụng chiến lược quân sự của “Những sự vận hành thông tin“ (IO). 4 Việc dùng IO  qua các trang web ma trên Facebook tạp trung vào nội dung để lan tỏa và kích thích sự thù hận đối với mạng lưới  Barisan Revolusi Nasional Melayu Patani hay Liên minh BRN. Ngoài ra, các trang web ma (ghost pages) được tận NGoàinh ới s thù hận  d meena vàân chủ dụng để xác định người hoặc tổ chức (như các học giả hoặc tổ chức phi chính phủ), những người  hỗ trợ cho Liên minh  BRN. Bộ chỉ huy hoạt động an ninh nội bộ thừa nhận rằng IO là một phần của hoạt động quân sự trong hơn 10 năm. 5 Điều này tạo ra nhiều thách thức hơn cho xã hội dân sự và khiến việc tham gia của vào tiến trình hòa bình ở khu vực này trở nên khó khăn hơn.

Trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19, có một cơ hội xây dựng hòa bình ở Cực Nam Thái Lan, đó là các đảng đối thủ là chính phủ Thái Lan và BRN. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2020, Liên minh BRN đã ban hành một tuyên bố chấm dứt bạo lực nhằm để giúp đỡ những người cần hỗ trợ y tế chỉ với một điều kiện là nhà nước Thái Lan sẽ không bắt đầu lại các hoạt động quân sự.

… BRN hiện sẽ dừng tất cả các hoạt động trên cơ sở nhân đạo vì chúng tôi nhận ra rằng kẻ thù chính của toàn nhân loại là COVID-19, tuyên bố được cho là của Ban thư ký trung ương BRN. 6

Rukchat Suwan, Chủ tịch Mạng lưới Phật giáo vì Hòa bình ở tỉnh Biên giới phía Nam và cựu phó chủ tịch Hội đồng Xã hội Dân sự miền Nam Thái Lan, đã đăng bình luận của mình trên Facebook cá nhân vào ngày 5 tháng 4 rằng mọi người đều vui lòng tham gia và chính phủ Thái Lan không được lờ đi  tuyên bố đó, “miễn là các quan chức chính phủ Thái Lan không đưa ra bất kỳ cuộc tấn công nào”. Kể từ khi xảy ra bạo lực ở các tỉnh phía Nam Thái Lan năm 2004, Mạng lưới Hòa bình Phật giáo là một nhóm được thành lập bởi những Phật tử sống ở các tỉnh biên giới phía Nam nhằm mục đích hòa bình và giúp đỡ cho bất kỳ Phật tử nào nhằm; cung cấp sự hiểu biết tốt về cách chung sống hòa bình ở ba tỉnh biên giới phía nam và từ chối mọi bạo lực như là một phương pháp giải quyết vấn đề ở những khu vực này. 7

Nhà nước độc tài cũng có thể thấy rõ từ sự cố 3 tình huống bất ổn dân sự đặc biệt ở huyện Nong Chik, tỉnh Pattani vào ngày 30 tháng 4 năm 2020. Từ sự cố này, BRN đã đưa ra tuyên bố rằng lệnh ngừng bắn trong giai đoạn COVID-19 đã bị “kẻ thù“ (Nhà nước Thái) lờ đi.

“… Tuy nhiên, điều này đã bị kẻ thù bỏ qua, họ đe dọa sự bình yên của người Pattani thông qua các hoạt động khác nhau bao gồm tìm kiếm nhà cửa, bắt giữ tùy tiện và cưỡng bức thu thập DNA. Trong khi đó, họ cũng săn lùng và khiêu khích các thành viên BRN, nhưng các chiến binh BRN từ chối tiến hành bất kỳ hoạt động nào nhằm vinh danh lời tuyên bố ngừng chiến” Thông cáo báo chí của BRN, ngày 1 tháng 5 năm 2020.

Một xã hội dân sự chính thức ở miền Nam Thái Lan có tên là Hội đồng xã hội dân sự Cực Nam Thái Lan hay Dewan Masyarakat Madani Selatan Thai. Tổ chức này kết hợp 20 nhóm xã hội dân sự có cùng quan tâm đến việc hợp tác để mang lại hòa bình.

HÌnh 1: Logo of Hội đồng xã hội dân sự Cực Nam Thái Lan hay Dewan Masyarakat Madani Selatan Thai.

Mục tiêu chính của Hội đồng Xã hội Dân sự miền Nam Thái Lan là cung cấp một nền tảng cho tất cả các lĩnh vực công cộng liên quan đến việc cải thiện xã hội dân sự, xác định giải quyết xung đột bạo lực, phát triển các tỉnh biên giới phía nam bền vững, kết nối và tạo không gian công cộng cho tất cả mọi người. Ngày khai trương chính thức đầu tiên là ngày 20 tháng 8 năm 2011 tại khách sạn C.S., Pattani. Tôi là người đồng sáng lập và là nữ tổng thư ký đầu tiên của tổ chức 8(xem hình 2).

Hình 2: Thông cáo báo chí của là Hội đồng xã hội dân sự Cực Nam Thái Lan  ngày 20 tháng 8 năm 2020. Tôi ngồi ở giữa bàn, mặc áo màu cam.

Một khó khăn khác để giải quyết vấn đề ở biên giới phía Nam Thái Lan của hội đồng xã hội dân sự là việc từ chối phân loại khu vực này là một khu vực chiến tranh. Tuwaedaniya Meringing, phóng viên địa phương, nói rằng hai tổ chức quốc tế  là  ICRC và Geneva đã theo dõi tình hình bất ổn bằng cách sử dụng khuôn khổ của luật nhân đạo quốc tế hoặc luật chiến tranh, tuy nhiên, định nghĩa về chiến tranh của họ lại chứng tỏ sự khác nhau giữa thực tiễn và lý thuyết. 9

Hiện tại, khu vực phía Nam đang phải đối mặt với một thảm họa dịch bệnh bên cạnh thảm họa do con người tạo ra. DNA đã được thu thập bí mật trong một tình huống nguy cấp do  COVID-19 đem lại. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2020, DNA của ba người đàn ông bình thường ở tỉnh Songkhla đã được thu thập bởi các quan chức tự nhận mình là cảnh sát và văn phòng bán quân sự. Hành vi bí mật này tạo ra sự ngờ vực trong khu vực. Một tổ chức xã hội dân sự có tên Quỹ Văn hóa Chữ thập đỏ (CRCF Thái Lan) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2002. Nhóm này thúc đẩy quyền con người và quyền tiếp cận công lý. CRCF Thái Lan tuyên bố rằng hành động này là không thể chấp nhận được.

Lưu trữ DNA từ công dân sẽ chỉ có thể làm nếu người đó bị buộc tội trong vụ án hình sự. Với sự đồng thuận của các bị cáo và sự phù hợp với các điều kiện trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, Đoạn 131/1, đó là quyền lực của cảnh sát điều tra chỉ để chứng minh hành vi phạm tội của người bị cáo. Người vô tội, người không phải là kẻ  phạm tội có quyền từ chối Các cơ quan chức năng lưu trữ DNA của mình. 10

Một tình huống khác cho thấy tình trạng độc đoán này xảy ra vào giữa tháng 5 năm 2020. Bộ chỉ huy Hoạt động An ninh Nội bộ đã phối hợp với Văn phòng Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Quốc gia (NBTC) cắt tín hiệu điện thoại di động, hệ thống trả trước của những người từ chối đăng ký thẻ SIM mới với hệ thống quét khuôn mặt (hệ thống 2 snap) với lý do bảo mật quốc gia. Vấn đề là các cuộc can thiệp qua điện thoại này xảy ra trong thời điểm khủng hoảng COVID-19 và nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người nghèo sử dụng các hệ thống trả trước để kết nối với gia đình, để đối phó với COVID-19 bằng cách tìm kiếm lời khuyên từ các cơ quan y tế và y học công cộng hoặc báo cáo cho bệnh viện khi các thành viên gia đình bị bệnh hoặc có các nhu cầu khác. Ngoài ra, việc cắt tín hiệu trả trước là trái với nhân quyền. 11

Tổ chức Cứu trợ và Hòa giải Cực Nam (DSRR) là một tổ chức được chuyển đổi từ Ủy ban Hòa giải Quốc gia (NRC) bằng cách sử dụng ngân sách còn lại từ NRC để thành lập DSRR. DSRR thành lập vào ngày 19 tháng 1 năm 2010. Nó là một tổ chức dựa trên quỹ, được quản lý bởi một nhóm người minh bạch, có kinh nghiệm làm việc trong dự án chữa bệnh với những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn ở vùng Cực Nam Thái Lan. Thành viên của DSRR là các học giả tại Đại học Hoàng tử  Songkla (PSU) nhằm đảm bảo tính trung lập. Tổng cộng có hơn 30 tổ chức như được trình bày trong bảng sau (Xem bảng 1).

Bảng 1:   Một ví dụ về tổ chức xã hội dân sự ở vùng biên giới phía Nam Thái Lan

SốTên tổ chức
Chủ tịch
/ đầu Người đứng
Nền tảngCác mục tiêu Các hoạt động
1Phụ nữ dân sự (CIVIC WOMENSoraya JamjureeNhóm này được thành lập năm 2010 với sự hỗ trợ của Cơ quan Mở rộng và Duy trì Giáo dục, PSU Pattani.
Nhóm phụ nữ dân sự hỗ trợ những phụ nữ bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn do tiến trình phong trào hòa bình và được EU và OXFAM tài trợ.
Phát triển vai trò của phụ nữ trong việc tham gia vào tiến trình hòa bình để giải quyết tình trạng bất ổn ở biên giới phía Nam.– Nâng cao an ninh lương thực và sinh kế cho nhóm những người đàn ông và phụ nữ không có cuộc sống ổn định
– Hỗ trợ phụ nữ trong các cuộc đối thoại dân chủ và hòa bình thông qua đài phát thanh và các phương tiện truyền thông xã hội khác
2Nhóm nghệ thuật và Hiệp hội văn học PanwongdaernNawapon LeninTừ năm 2007, nhóm này được thành lập từ một mạng lưới nghệ thuật. Các hoạt động chính là sử dụng các nghệ thuật khác nhau như âm nhạc và tranh vẽ để gửi thông điệp vì hòa bình ở biên giới phía nam
.
Hỗ trợ các loại hình nghệ thuật cho các phong trào hòa bình Thúc đẩy các hoạt động nghệ thuật cho phong trào hòa bình ở biên giới phía Nam Thái Lan bằng cách liên kết các nhóm nghệ thuật với nhau.
3Nhóm MerpatiUsaman DaoTừ năm 2014, nhóm này bao gồm những người từ Pattani, Yala và Naratiwat. Những người này bị ảnh hưởng bởi luật an ninh vốn được áp dụng ở các tỉnh phía nam Thái Lan.Phát triển các thành viên của nhóm và những nhóm khác bằng cách xây dựng các chương trình giảng dạy về hòa bình, nhân quyền và dân chủ.Học về hòa bình, nhân quyền, và dân chủ
4Mạng lưới thanh niên vì chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ mồ côi Nurhayatee MoloKể từ năm 2011, thanh niên ở phía nam Thái Lan đã liên kết hỗ trợ trẻ mồ côi bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn. Người khởi xướng là Hamah Morlor. Xây dựng không gian công cộng thảo luận về chủ đề mồ côi, những người đã mất cha mẹ trong thời gian bất ổn của khu vực -Chăm sóc trẻ mồ côi ở khu vực bất ổn với các hoạt động tôn giáo, trao học bổng và khuyến khích họ tiếp tục đi học.
5Tổ chức PATANIArtef SohgoKể từ năm 2015, Patani là một tổ chức được thành lập bởi một nhóm các nhà hoạt động sinh viên cũ; những người này hiện đang giữ nhiều địa vị khác nhau. Các thành viên của nhóm này tự gọi mình là PATANI Tạo ra sự thống nhất cho người dân Patani để có một hệ tư tưởng chính trị cho những người Patani– Organizing a forum about Patani conflict’s topics in the ASEAN people forum
Thiết lập một nền tảng đối thoại giữa những người Patani.
– Tổ chức một diễn đàn về chủ đề xung đột ở Patani trong diễn đàn ASEAN
– Thiết lập một ngày nhân đạo
– Sản xuất 2 cuốn sách: Dự án nghe và Lịch sử hòa bình


6Quỹ Giáo sư . Haji Sulong AbdulQadir TohmeenaDen TohmeenaTừ năm 1992, ông Den Tohmeena, thành viên Nghị viện Pattani và Thứ trưởng Bộ Nội vụ, là con trai thứ ba của Haji Sulong Tohmeena, người dự định đăng ký quỹ này với tên của cha mình để tôn vinh các phẩm chất tốt và tất cả những mẫu hình vai trò tốt cho thế hệ tiếp theo. 1. Cung cấp chủ đề tôn giáo và giáo dục nói chung cho công chúng
2. Cung cấp hỗ trợ giáo dục cho trẻ mồ côi và học sinh nghèo
3. Hỗ trợ các hoạt động tôn giáo
4. Xây dựng bệnh viện và viện dưỡng lão cho người già
5. Xây dựng dịch vụ công cộng và hợp tác với các quỹ khác
– Năm 2015, Giáo sư Haji Sulong AbdulQadir Tohmeena đã tổ chức kỷ niệm 61 năm ngày mất của Giáo sư Haji Sulong AbdulQadir Tohmeena và những người khác.
– Trong năm 2016, tổ chức này đã tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm ngày mất của giáo sư Haji Sulong AbdulQadir Tohmeena và giáo sư Krisak Chunhawan (Pol Gen Pao Sriyanon là chú rể của Kralu) trong vụ sát hại giáo sư Haji Sulong AbdulQadir Tohmeen. Quỹ đã tổ chức cho các nhóm đến để xin lỗi gia đình nạn nhân.
7Trường báo chí Cực Nam Saronee DerekDSJ đã được thành lập kể từ tháng 12 năm 2010. DSJ là một bộ phận thuộc Tổ chức giám sát Cực Nam (Deep South Watch, DSW)Thúc đẩy tiến trình hòa bình bằng cách khuyến khích thế hệ các phóng viên tiếp theo tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn. DSJ đang tập trung vào 3 chủ đề là tiến trình hòa bình, quy trình tư pháp và phong trào tổ chức xã hội dân sự, phát triển vùng an toàn cho trẻ em, quảng cáo mạng lưới an toàn xã hội cho trẻ em và ủng hộ trẻ em và thanh thiếu niên không phải là mục tiêu mềm.

Từ ngày thành lập xã hội dân sự cho đến ngày nay, vấn đề ở các tỉnh biên giới phía Nam vẫn chưa được giải quyết. Ví dụ, xung đột cơ bản  giữa quyền lực chính quyền trung ương tập trung và lối sống của người dân địa phương, vấn đề ma túy, nhân quyền, công lý và tham nhũng đang làm phức tạp hóa tình hình xung đột. Các cuộc đàm phán đang bị các cơ quan an ninh và chính phủ độc quyền; chúng bỏ qua tổ chức nhân quyền quốc tế, một tổ chức cũng rất khó vận hành. Trang Facebook dùng IO tiếp tục được sử dụng. Trong đại dịch COVID-19, nội dung IO Facebook vẫn làm mất uy tín của các tổ chức xã hội dân sự khi nói rằng các tổ chức xã hội dân sự không làm gì để giúp đỡ mọi người. Chính phủ nên đóng một vai trò tích cực để bảo vệ công dân của mình khỏi bạo lực, cho phép họ tham gia vào quá trình tạo ra quyết định và khuyến khích xây dựng cộng đồng và xã hội dân sự.

Alisa Hasamoh
Giảng viên, Khoa Phát triển xã hội
Phân khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Hoàng tử Songkla  

 

Notes:

  1. UShistory.org. (2019). The Purpose of Government. Retrieved from https://www.ushistory.org/gov/1a.asp.
  2. Butkevičienė, E., Vaidelytė, E., & Šnapštienė, R. (2010). Role of civil society organizations in local governance: theoretical approaches and empirical challenges in Lithuania. Public Policy and Administration33(1), 35-44.
  3. Rotberg, R. I. (2003). Failed States, Collapsed States, Weak States: Causes And Indicators. State Failure And State Weakness in a Time Of Terror, pp.1, 25.
  4. See more http://pulony.blogspot.com/.
  5. Workpointnews. International Security Operations Command Acknowledge The IOOperation Has Actually Been Done for 10 Years and it not Related with National Council for Peace and Order (NCPO). Retrieved from https://www.youtube.com/watch?v=muL8Dfmm76A.
  6. Pimuk Rakkanam and Mariyam Ahmad. (2020). BRN Rebels Declare Ceasefire in Thai Deep South Over COVID19. Retrieved from https://www.benarnews.org/english/news/thai/BRN-ceasefire-COVID-19-04042020141405.html. Also see, Information Department-BRN. (2020).  Perisytiharan Brn Tentang Menghadapi Wabak Covid19. Retrieved from https://youtu.be/9Q6zkFro7t4.
  7. Analayo. P. S. “Buddhist Network for Peace: Social Movement for Peace Building Process in Three Southern Border Provinces”. Journal of MCU Peace Studies, Vol.1. Also see, Institute of Human Rights and Peace Studies. (2016). Buddhism and Majority Minority Coexistence in Thailand. Nakorn Pathom: Mahidol University.
  8. Lekha Kanklao. (2554). 20 organizations established “Civil Society Council of the Southernmost Thailand” promotes special local governance policies. Retrieved from https://bit.ly/2TY6nXA. The first day founded July 31, 2011.
  9. Tuwaedaniya Meringing. Advantage/Disadvantage for Thai Government When International NGOs Monitored The Unrest Situation in the Southern Border Provinces (Especially in the Role of ICRC and Geneva Call). Retrieved from https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=698100434097872&id=473069013267683&__tn__=K-R.
  10. Cross Cultural Foundation. (2020). The Statement Calls for Ending the Collection of Peoples DNAs during the COVID19 Crisis Because the Risk of Spreading of the COVID19 Pandemic and Violate Public Health Rules. Retrieved from https://bit.ly/3cjD2Np.
  11. https://open.spotify.com/track/6Jg8CNCIN4iVu6jgpdz1Cq