Địa lý an ninh: cưỡng chế, lợi thế so sánh và công tác quản lý dân số ở Lào đương đại

Michael Dwyer

KRSEA-Dwyer-Laos-lands

Đầu năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng Lào đã ban hành một chỉ thị cho các bộ, ủy ban nhà nước, các tổ chức quần chúng, tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Được đặt tiêu đề là “đẩy mạnh công tác quản lý dân số”, tài liệu đưa ra một tầm nhìn về vùng nông thôn Lào nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc gia. Chỉ thỉ này giải thích công tác quản lý dân số là “nắm bắt số liệu thống kê dân số, ghi số liệu sinh, tử, cấp chứng minh nhân dân, tổ chức di dời dân cư, sắp xếp mô hình cư trú, tìm kiếm nghề mới cho công dân đa sắc tộc không có đất để kiếm sống” Và như chỉ thị lưu ý, “nguyên tắc cơ bản” của nó là “cho phép các công dân đa sắc tộc của Lào được hưởng quyền bình đẳng hợp pháp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và nâng cao hơn nữa quyền của họ đối với chủ nhân tập thể và ý thức sáng tạo trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lượcọ: bảo vệ đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.” 1

Trong các bài giảng của ông về nghệ thuật hiện đại của chính phủ, mô tả của Foucault mang một nét tương đồng có tính gia hệ với một số kỹ thuật trong quản lý dân số được liệt kê ở trên, cũng như là với các logic quản lí rộng hơn. Cả hai tìm cách hiểu dân số thông qua số liệu thống kê về nhân khẩu học, địa lý và sinh kế vốn sẽ chuyển dịch thành năng lực và quản lí hành chính thông qua các biện pháp kinh tế – chính trị. Và với cả hai, “dân số” không chỉ đơn thuần là một nhóm người, mà là một tập thể sẽ hành động phù hợp với nhu cầu của tập thể lớn hơn – những người, theo lời của Jeremy Bentham, “làm như họ phải làm.” 2 Dân số, như Foucault lập luận, tốt nhất được hiểu như là sự đối lập với đám đông bất chính -“những con người “- đòi hỏi quyền và lợi ích của họ được đáp ứng ngay cả khi làm như vậy thì lại tỏ ra không thoải mái về mặt xã hội, và từ chối trở thành thành viên của dân số đó, và, làm như vậy, “sẽ phá vỡ toàn bộ hệ thống” như là một toàn thể. Tư cách thành viên trong dân số cho phép một mức độ tự quan tâm, nhưng với giới hạn khó khăn: nó cũng đòi hỏi phải hy sinh cho lợi ích quốc gia. 3

Hai thập kỷ sau, các chiến thuật của Hội đồng về công tác quản lý dân số ít bị lỗi thời về mặt lịch sử hơn so với lúc đầu nhìn vào nó. Cuối những năm 1980 là một giai đoạn biến đổi trong lịch sử của Lào; một mặt, lịch sử Lào ở trên đỉnh cao của một thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, thời điểm mở ra những thay đổi sâu rộng đối với nền kinh tế dưới định hướng tự do hóa và đầu tư nước ngoài (cái gọi là Cơ chế kinh tế mới), và mặt khác, là lịch sử Lào đang ở một thập kỷ sau chiến tranh vốn kéo dài hơn cả sự kết thúc của Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Cuối năm 1988, khi thủ tướng Thái Lan kêu gọi hợp tác toàn khu vực trong việc “biến các bãi chiến thành các khu chợ”, 4  các nhà lãnh đạo Đảng của Lào đã tăng gấp đôi nhu cầu “cảnh giác cao … trên chiến trường mới, nơi không có tiếng súng”, nhắc nhở cán bộ của họ về “những kẻ thù” [với nỗ lực trong quá khứ và hiện tại] … nhằm gây ra sự nghi ngờ lẫn nhau, sự thù địch và không tin tưởng giữa các cấp dưới và cấp cao hơn, gây ra xung đột nội bộ để bắt đầu các cuộc bạo loạn và nổi dậy như họ đã làm ở các nước khác.” 5 Lời chỉ thị về công tác quản lý dân số, được ban hành chỉ một vài tháng trước đó, là có một sự bộc lộ tương trong việc nêu lên vấn đề về sự can thiệp ngoại giao bí mật. Công tác quản lý dân số, chỉ thị này lập luận, là “một nhiệm vụ to lớn và toàn diện” đòi hỏi “một thái độ chính xác; ý thức cao về trách nhiệm; những năng lực đầy đủ trong việc thực hiện công tác chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh công cộng; tôn trọng các quyền dân chủ của dân; và sở hữu cách thức khéo léo, tinh tế và cẩn thận để tránh bị kẻ thù lừa dối.”

Trong khi lời phát biểu về an ninh này nghe có vẻ lỗi thời, logic thiết yếu của nó vẫn tồn tại. Trong bài luận này, tôi đề nghị hai cách thức mà trong đó giai đoạn đầu của việc lí thuyết hóa của nhà nước về các vấn đề phát triển và quốc phòng này có thể tạo thành những nỗ lực của chúng ta trong việc phân tích theo hướng phản biện các vấn đề quản lý tài nguyên và đất đai ở Lào hiện đại. Cả hai cách đều liên quan đến vấn đề an ninh trong khi vẫn duy trì một khoảng cách đáng kể đối với những nỗ lực của mình nhằm làm chệch hướng những phê bình (từ bên ngoài) và loại trừ phê bình (trong nội bộ) bằng cách duy trì trong tầm nhìn rõ ràng những kinh nghiệm tồi tệ trước đây của sự can thiệp nước ngoài. Trước tiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên hiểu công việc quản lý dân số đương đại ở vùng cao nguyên Lào như là một hình thức mà Aihwa Ong gọi là chủ quyền được cô đặc dần (graduated sovereignty): công việc chính trị do các quốc gia kém hiệu quả thực hiện nhằm làm cho lãnh thổ và dân số của họ thích ứng với những hạn chế và cơ hội của nền kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp của Lào, sự ép buộc được dự định như là một sự thay thế tạm thời cho việc đẩy lùi mang tính quy định, một cách thức nhằm giàn xếp sự căng thẳng giữa các cộng đồng nông thôn và các tác nhân khác đang tìm cách thu nạp bản thân họ và đất đai của họ vào các chương trình phát triển và bảo tồn. Và thứ hai, tôi muốn gợi ý rằng trong khi chắc chắn có một phê bình đạo đức về chiến thuật cưỡng chế-như là-độc quyền này, thì cũng có một quyết định mang tính lịch sử yêu cầu chúng ta phải nhìn ra bên ngoài nhà nước Lào để bao gồm các nhân tố công cộng nước ngoài, cả các chính phủ và các nhân tố đa phương, những người mà quyết định của họ có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng của Lào trong việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Trong khi tôi tin rằng phân tích này có tương ứng với các vấn đề về quản lý đất và rừng trên nhiều lĩnh vực, để ngắn gọn, tôi giới hạn cuộc thảo luận này vào một trường hợp duy nhất.

Sự phong tỏa được giàn xếp và sự bất ổn chính trị ở tây bắc Lào

Bạo lực chiến tranh và kiểm soát các phương tiện cưỡng chế rõ ràng vẫn nặng nề ngày hôm nay trong việc tổ chức các xã hội hậu thuộc địa. Nơi chiến tranh xảy ra, no gây ra sự sắp xếp lại các cách thức quản trị lãnh thổ và con người, [và… có thể] trong thực tế làm mất đi khả năng chính trị của tất cả các bộ phận dân số.

– Achille Mbembe, On the Postcolony 6

Vào cuối những năm 2000, Lào nhanh chóng nổi lên trêc tuyến đầu của sự bùng nổ  các giao dịch xuyên quốc gia về đất vốn, ngược lại, được định danh rộng rãi là cuộc đổ bộ đất trên toàn cầu. 7 Sự kết hợp giữa học thuật và báo chí ở Đông Nam Á cho thấy, mặc dù sự chú ý trên toàn thế giới [đối với Lào]ư bắt đầu vào cuối năm 2008 và 2009, thì nhiều loại hình phong tỏa [đất ở Lào] cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp xuyên quốc gia đã diễn ra trong những năm 2000, như sự cộng gộp của tín dụng lãi suất thấp, nhu cầu đầu cơ, và đầu tư đầy hăng hái ra nước ngoài của các nền kinh tế mới nổi được nối với  sự thất vọng ngày càng tăng của các nước “giàu có về đất” với sự hỗ trợ phát triển của phương Tây. 8

Đầu tư của Trung Quốc vào các đồn điền cao su mới ở Tây Bắc Lào phù hợp với lĩnh vực này; trong khi phần lớn sự đầu tư từ Trung Quốc là tư nhân, nó đã di chuyển dưới biểu ngữ hợp tác phát triển song phương, và được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ Trung Quốc nhằm khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, bao gồm trợ cấp hào phóng cho kinh doanh nông nghiệp vốn có thể được đóng khung bằng cái luận điệu  là thay thế thuốc phiện bằng cây trồng công nghiệp như cao su. 9

Ở quy mô trung bình, đầu tư trồng cao su mới theo sau sự tăng trưởng về khả năng tiếp cận và kết nối giữa miền Nam Vân Nam và Tây Bắc Lào. Các công ty Trung Quốc đã thành công ở vùng biên giới của huyện Sing và thủ phủ của tỉnh Luang Namtha, nhưng bởi vì nhiều nông dân trong khu vực này đã có quan hệ với Trung Quốc, 10 phần lớn khả năng tiếp cận đất đai của họ – cũng như đối với người dân làng ở Lào, hoặc là trong hình thức hợp đồng với nông dân hoặc là trong hình thức lao động – xuất hiện ở vùng nội địa vốn được mở ra xung quanh “Hành lang kinh tế phía Bắc”, một con đường mở rộng nối Bắc Thái Lan với Vân Nam qua các tỉnh phía Tây Luang Namtha và Bokeo được xây dựng từ năm 2003 đến 2007. Trong khi cộng hưởng với các mục tiêu của khu vực và quốc gia trong việc liên kết các quốc gia thuộc “Tiểu vùng sông Mê Kông” và tạo ra các vùng kinh tế mới như “Tứ giác vàng” ở phía nam Vân Nam, bắc Lào, miền bắc Thái Lan và bang Shan phía đông của Myanmar, thì sự bùng nổ đầu tư cũng làm rấy lên những căng thẳng giữa các quan chức Lào, những người ưu tiên sự đầu tư theo hình thức hợp đồng canh tác, và các công ty Trung Quốc muốn kiểm soát trực tiếp hơn đối với rừng trồng mới. 11Vấn đề các mô hình kinh doanh dựa trên sự nhượng bộ với mô hình canh tác theo hợp đồng, trên thực tế, đã trì hoãn sự hợp tác cao su Trung-Lào trong nhiều năm đầu thập niên 2000.

“Giải pháp” giả định cho những bế tắc này xuất hiện dưới hình thức thỏa hiệp rằng, để vận hành, phụ thuộc vào chính quyền địa phương trong việc phong tỏa một lượng lớn đất đai cho các công ty cao su Trung Quốc trong khi vẫn duy trì sự hiện diện của hợp đồng nông nghiệp như là cách thức cố định của sự hợp tác song phương về cao su. Ở đây, một lôgic địa lý có quy mô nhỏ hơn đã diễn ra. Sử dụng các kỹ thuật gợi lên những mô tả ở trên về “công tác quản lý dân số, chính quyền huyện đã khắc ra vùng đất sẵn có tại điểm gặp gỡ giữa nông dân có tài sản và người nông dân không có tài sản. Cao su, trong khi thường được chính quyền Lào định hình như là một sự thay thế hợp lý cho thuốc phiện vì cả hai đều liên quan đến việc kĩ năng khai thác nhựa, đặt một thanh chắn cao hơn cho nông dân nghèo ở chỗ đó là cây lâu năm nên thường phải mất một thập kỉ từ giai đoạn trồng cho đến giai đoạn được thu hoạch. Vì thế nó thu hút nông dân thuộc kiểu có tham vọng và có đầu óc kinh doanh:  những người có một số vốn và sức lao động để dành nào đó, những người có thể có chi phí trong thời gian chờ đợi từ lúc trồng cây cho đến lúc khai thác, và những người có thể chiến thắng những lên xuống bất ổn của giá cao su toàn cầu. Do đó đất đai của các làng nghèo hơn tỏ ra hấp dẫn đối với một kế hoạch trồng rừng thay thế kiểu như nhượng bộ, trong đó đất được cho là vẫn thuộc về các làng trên lí thuyết, nhưng được giao cho các công ty Trung Quốc với mục đích phát triển rừng trồng thuộc sở hữu của công ty sử dụng lao động địa phương ở Lào (Hình 1).

KRSEA-Chinese-rubber-plantation-on-village-land
Hình 1. Đồn điền cao su Trung Quốc trên đất làng, huyện Viêng Phou Kha (ảnh tác giả chụp năm 2018)

Ở huyện Vieng Phou Kha, nơi tôi làm việc, chương trình này cũng dựa vào một biến thể về sự mất khả năng chính trị được Achille Mbembe mô tả trong trích dẫn ở trên. Cư dân không chỉ nghèo, mà còn bị tái định cư khỏi các khu vực mà trong lịch sử lịch sử có liên quan đến cuộc nổi dậy chống chính phủ vào thập niên 60, 70, 80 và thậm chí là những năm 90 – một khu vực ở bờ tây của huyện nằm trong vùng căn cứ quân sự bí mật của Mỹ vốn được thiết lập năm 1962. Sau khi tái định cư, cụm làng được hình thành trở thành mục được tiêu lặp đi lặp lại của các đề án phát triển khác nhau, bao gồm cả các dự án viện trợ chính thức và bán đất được đàm phán không chính thức cho các tầng lớp đặc tuyển ở địa phương. Thống đốc huyện, được cho là đang cố gắng chống lại sự xói lở liên tục của đất làng này bằng cách chỉ đạo công ty Trung Quốc mà chính quyền tỉnh đã giao cho huyện hướng đến nhắm vào những ngôi làng này để phát triển những vùng đất trồng rừng riêng của họ. Dự án này là vòng “hợp tác” phát triển mới nhất vốn không phải là sự hợp tác mà đúng hơn là một sự áp đặt một chiều trên một nhóm dân số mà về cơ bản bị đối xử như là một nhà giam của nhà nước. Một kết quả quan trọng của quá trình này là tạo ra đất “sẵn có” ở vùng nội địa mới được tiếp cận  của Hành lang Kinh tế phía Bắc. 12

Phần kết luận

Mặc dù tạo ra sự sẵn có về đất đai, nhưng chiều hướng tạo sinh kế của chương trình phong tỏa đất đai có sắp xếp này phần lớn đã thất bại. Giờ đây, không phải là ngoại lệ cái  việc các cư dân của các làng ở các vùng đất bị phong tỏa làm việc với các công ty, hoặc với tư cách là người nông dân hợp đồng độc lập hoặc là những người cạo mủ cao su trên đồn điền của các công ty, vốn được đặt cạnh những cánh đồng của họ (xem Hình 1). Tuy nhiên, điều rõ ràng là tình trạng này không phải là một phần nhỏ trong sản phẩm của các quá trình chính trị và kinh tế rộng lớn hơn vôn đang đặt Lào trong vòng hợp tác đầu tư  thương mại và phát triển xuyên quốc gia vốn tạo ra cách tiếp cận mang tính áp đặt đối với việc sử dụng đất địa phương. Việc sử dụng đất địa phương nếu không có hiệu quả cao thì dường như là ít nhất là một cơ chế nằm trong các giới hạn của khả năng. Sự áp chế nhấn mạnh khái niệm của Aihwa Ong về chủ quyền cô đặc dần  ở các hình thức mà cả dân số và lãnh thổ [ở Lào] đang đối mặt. Do khát vọng gia nhập cộng đồng các quốc gia sản xuất cao su toàn cầu của Lào đã mang lại nhiều thách thức cũng như các cơ hội, nên có khả năng rằng sự ép buộc, chứ không phải là đất có sẵn, đã được các nhà cầm quyền xem là lợi thế so sánh chính của quốc gia. Cách thức điều này diễn ra như thế nào vẫn là điều chưa biết được.

Michael Dwyer
Giảng viên, Khoa Địa lý. Đại học Colorado, Boulder

Tài liệu tham khảo

Alton, C., Blum, D., & Sannanikone, S. (2005). Para rubber in northern Laos: The case of Luangnamtha. Vientiane: German Technical Cooperation (GTZ).
Baird, I. G. (2014). The Global Land Grab Meta-Narrative, Asian Money Laundering and Elite Capture: Reconsidering the Cambodian Context. Geopolitics, 19(2), 431–453.
Borras, S. M., Franco, J. C., Gomez, S., Kay, C., & Spoor, M. (2012). Land grabbing in Latin America and the Caribbean. Journal of Peasant Studies, 39(3–4), 845–872.
Diana, A. (2009). Roses and Rifles: Experiments of governing on the China-Laos frontier. The Australian National University.
Dwyer, M. B. (2013). Building the Politics Machine: Tools for “Resolving” the Global Land Grab. Development and Change, 44(2), 309–333.
Dwyer, M. B. (2014). Micro-Geopolitics: Capitalising Security in Laos’s Golden Quadrangle. Geopolitics, 19(2), 377–405.
Dwyer, M., & Vongvisouk, T. (2017). The long land grab: market-assisted enclosure on the China-Lao rubber frontier. Territory, Politics, Governance, 0(0), 1–19.
Foucault, M. (2009). Security, Territory, and Population. lectures at the Collège de France, 1977-1978. Picador USA.
Hirsch, P. (2001). Globalisation, regionalization and local voices: The Asian Development Bank and re-scaled politics of environment in the Mekong Region. Singapore Journal of Tropical Geography 22: 237-251.
Innes-Brown, M., & Valencia, M. J. (1993). Thailand’s resource diplomacy in Indochina and Myanmar. Contemporary Southeast Asia, 14, 332–351.
Kenney-Lazar, M. (2012). Plantation rubber, land grabbing and social-property transformation in southern Laos. The Journal of Peasant Studies, 39(3–4), 1017–1037.
Kramer, Tom, & Woods, Kevin. (2012). Financing Dispossession – China’s Opium Substitution Programme in Northern Burma (Drugs & Democracy Program). Amsterdam: Transnational Institute.
Li, T. M. (2011). Centering labor in the land grab debate. The Journal of Peasant Studies, 38(2), 281–298.
Lu, J. N. (2017). Tapping into rubber: China’s opium replacement program and rubber production in Laos. The Journal of Peasant Studies, 0(0), 1–22.
Mbembe, A. (2001). On the postcolony. Berkeley: University of California Press.
McCartan, B. (2007). China rubber demand stretches Laos. Asia Times Online. 19 December.
Ong, A. (2000). Graduated Sovereignty in South-East Asia. Theory, Culture & Society, 17(4), 55–75.
Scott, D. (1995). Colonial Governmentality. Social Text, (43), 191–220.
Shi, W. (2008). Rubber boom in Luang Namtha: A transnational perspective. Vientiane: German Technical Cooperation (GTZ).
Sturgeon, J. C., Menzies, N. K., Fujita Lagerqvist, Y., Thomas, D., Ekasingh, B., Lebel, L., … Thongmanivong, S. (2013). Enclosing Ethnic Minorities and Forests in the Golden Economic Quadrangle. Development and Change, 44(1), 53–79.
Symon, A. (2007). Regional race for Laos’s riches. Asia Times Online. 30 August.
White, B., Jr., S. M. B., Hall, R., Scoones, I., & Wolford, W. (2012). The new enclosures: critical perspectives on corporate land deals. The Journal of Peasant Studies, 39(3–4), 619–647.
Wolford, W., Borras, S. M., Hall, R., Scoones, I., & White, B. (2013). Governing Global Land Deals: The Role of the State in the Rush for Land. Development and Change, 44(2), 189–210.

Notes:

  1. “Instruction on stepping up population management work, issued by the Lao PDR’s Council of Ministers and signed by Nouhak Phoumsavan, vice chairman of the council,” 1 Feb. 1988; translated by the United States’ Foreign Broadcast Information Service (FBIS). Texas Tech University Vietnam Center and Archives, Vietnam Veterans Association Project – Laos; box 30, folder 4; accessed 11 Mar. 2009.
  2. Foucault, M. (2009). Security, Territory, and Population. lectures at the Collège de France, 1977-1978. Picador USA; Bentham (“do as they ought”), quoted pp. 202-203 in Scott, D. (1995). Colonial Governmentality. Social Text, (43), 191–220.
  3. Foucault (op. cit.), pp. 43-44.
  4. Innes-Brown, M., & Valencia, M. J. (1993). Thailand’s resource diplomacy in Indochina and Myanmar. Contemporary Southeast Asia14, 332–351; Hirsch, P. (2001). Globalisation, regionalization and local voices: The Asian Development Bank and re-scaled politics of environment in the Mekong Region. Singapore Journal of Tropical Geography 22: 237-251.
  5. Lao radio, 7 Sept. 1988, “Heighten vigilance against enemies’ new schemes”; translation by FBIS. Texas Tech University Vietnam Center and Archives, Vietnam Veterans Association Project – Laos; box 30, folder 4; accessed 11 Mar. 2009.
  6. Mbembe, A. (2001). On the postcolony. Berkeley: University of California Press, p. 88
  7. Xem, trong nhiều tác giả khác, Borras, S. M., Franco, J. C., Gomez, S., Kay, C., & Spoor, M. (2012). Land grabbing in Latin America and the Caribbean. Journal of Peasant Studies39(3–4), 845–872; Li, T. M. (2011). Centering labor in the land grab debate. The Journal of Peasant Studies38(2), 281–298; White, B., Jr., S. M. B., Hall, R., Scoones, I., & Wolford, W. (2012). The new enclosures: critical perspectives on corporate land deals. The Journal of Peasant Studies39(3–4), 619–647; and Wolford, W., Borras, S. M., Hall, R., Scoones, I., & White, B. (2013). Governing Global Land Deals: The Role of the State in the Rush for Land. Development and Change44(2), 189–210.
  8. Xem, giữa nhiều tác giả khác, Baird, I. G. (2014). The Global Land Grab Meta-Narrative, Asian Money Laundering and Elite Capture: Reconsidering the Cambodian Context. Geopolitics19(2), 431–453; Dwyer, M. B. (2013). Building the Politics Machine: Tools for “Resolving” the Global Land Grab. Development and Change44(2), 309–333; Kenney-Lazar, M. (2012). Plantation rubber, land grabbing and social-property transformation in southern Laos. The Journal of Peasant Studies39(3–4), 1017–1037; McCartan, B. (2007). China rubber demand stretches Laos. Asia Times Online. 19 December; Symon, A. (2007). Regional race for Laos’s riches. Asia Times Online. 30 August.
  9. Shi, W. (2008). Rubber boom in Luang Namtha: A transnational perspective. Vientiane: German Technical Cooperation (GTZ); Dwyer, M. B. (2014). Micro-Geopolitics: Capitalising Security in Laos’s Golden Quadrangle. Geopolitics19(2), 377–405; Kramer, Tom, & Woods, Kevin. (2012). Financing Dispossession – China’s Opium Substitution Programme in Northern Burma (Drugs & Democracy Program). Amsterdam: Transnational Institute; Lu, J. N. (2017). Tapping into rubber: China’s opium replacement program and rubber production in Laos. The Journal of Peasant Studies0(0), 1–22.
  10. Shi (op. cit.); Diana, A. (2009). Roses and Rifles: Experiments of governing on the China-Laos frontier. The Australian National University; Sturgeon, J. C., Menzies, N. K., Fujita Lagerqvist, Y., Thomas, D., Ekasingh, B., Lebel, L., … Thongmanivong, S. (2013). Enclosing Ethnic Minorities and Forests in the Golden Economic Quadrangle. Development and Change44(1), 53–79.
  11. Alton, C., Blum, D., & Sannanikone, S. (2005). Para rubber in northern Laos: The case of Luangnamtha. Vientiane: German Technical Cooperation (GTZ); Shi (op. cit.); Dwyer, M., & Vongvisouk, T. (2017). The long land grab: market-assisted enclosure on the China-Lao rubber frontier. Territory, Politics, Governance0(0), 1–19.
  12. Xem Dwyer (2013 op. cit. and 2014 op. cit.) với nhiều chi tiết hơn.