Nỗi sợ bỏ lỡ và Sự can dự chính trị trực tuyến: Trường hợp của Singapore

Vấn đề từ bỏ chính trị

Sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia chính trị và giảm bớt chi phí tham gia cho hàng triệu công dân (Ahmed & Madrid-Morales, 2020; Gil de Zúñiga và cộng sự, 2012; 2014). Tuy nhiên, nhiều người vẫn thờ ơ về mặt chính trị và không tham gia vào các chương trình hoạt động (Ahmed & Gil-Lopez, 2022; Zhelnina, 2020). Sự thờ ơ chính trị là sự thiếu quan tâm đến chính trị, bao gồm thiếu thông tin chính trị và hoạt động chính trị, chẳng hạn như không tham gia các sự kiện công cộng và không bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Các nhà khoa học chính trị coi đó là một vấn đề xã hội (Dean, 1965; Rosenberg, 1954). Một công dân tích cực về mặt chính trị là rất quan trọng đối với một hệ thống chính trị hoạt động tốt, vì một nền dân chủ thịnh vượng như vậy phụ thuộc vào mức độ tham gia của công dân vào các hoạt động chính trị và bầu cử hàng ngày. Hơn nữa, “sự tham gia sai lệch dẫn đến hành động sai lệch của chính phủ” (Griffin & Newman, 2005; trang 1206). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã báo cáo về một nền văn hóa thờ ơ về mặt chính trị ở nhiều nền dân chủ (Manning & Holmes, 2013; Henn và cộng sự, 2007; Pontes và cộng sự, 2017; Zhang, 2022). Trong những trường hợp như vậy, nền dân chủ sẽ dần trở nên ít đại diện hơn cho quan điểm của mọi công dân, điều này ngày càng có khả năng xảy ra khi khoảng cách tham gia chính trị giữa công dân tích cực và không tích cực hoạt động chính trị ngày càng lớn (Griffin & Newman, 2005; Hansford & Gomez, 2010). Do đó, cần phải cố gắng đảo ngược hoặc ít nhất là giảm tốc xu hướng này; nếu không, những thành kiến trong sự tham gia chính trị sẽ tạo ra sự đại diện thiên kiến của dân chúng, từ đó tạo ra những xu hướng kết quả mang tính đảng phái (Griffin & Newman, 2005; Manning & Holmes, 2013).

A crowded MRT train in Singapore

Ai vẫn không can dự về chính trị

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy tuổi tác và giới tính thường liên quan đến sự thờ ơ chính trị, cho thấy rằng những người trẻ hơn (Henn và cộng sự, 2007; Snell, 2010; Zhang, 2022) và các bộ phận dân số nữ có nhiều khả năng thờ ơ về chính trị hơn (Abendschön & García-Albacete, 2021; Vochocová và cộng sự, 2015). Nói cách khác, những công dân thờ ơ với chính trị thường là những công dân trẻ và là những công dân nữ. Đó là một vấn đề nghiêm trọng vì ngày càng có nhiều cử tri trẻ đủ điều kiện trong xã hội của chúng ta. Hơn nữa, việc thiếu sự tham gia của phụ nữ vào chính trị càng làm gia tăng khoảng cách giới trong sự tham gia chính trị được báo cáo ở nhiều xã hội trên toàn thế giới (Abendschön & García-Albacete, 2021; Ahmed & Madrid-Morales, 2020; Vochocová và cộng sự., 2015).

Về tham gia chính trị, các hoạt động chính trị ngoại tuyến thường có chi phí giao dịch cao hơn so với các hoạt động chính trị trực tuyến. Đó là lý do tại sao hoạt động chính trị ngoại tuyến  có thể không hấp dẫn đối với hầu hết công dân, trong khi hoạt động chính trị trực tuyến có thể hấp dẫn, đặc biệt là với sự thâm nhập ngày càng tăng của internet và phương tiện truyền thông xã hội. Nói một cách đơn giản, mọi người được hưởng lợi rất nhiều từ các cơ hội tương tác phong phú do internet và mạng xã hội mang lại. Khả năng giao tiếp và thông tin trực tuyến trơn tru có thể thúc đẩy sự tham gia chính trị và thu hút những công dân thờ ơ với chính trị. Nhiều hoạt động chính trị trực tuyến khác nhau có thể hiện lên khi chỉ cần chạm vào màn hình, với ý nghĩa chính trị xã hội tích cực (Gil de Zúñiga và cộng sự, 2012; Jost và cộng sự, 2018). Mặc dù điều cần thiết là phải nhận ra tầm quan trọng của việc tham gia chính trị ngoại tuyến, chẳng hạn như tham dự một cuộc biểu tình, nhưng bản thân việc tham gia chính trị trực tuyến cũng có giá trị cơ bản. Chẳng hạn, việc liên hệ và kết nối với các chính trị gia và văn phòng chính trị của khu vực bầu cử chưa bao giờ thuận tiện như bây giờ (Keaveney, 2015).

Vai trò của nỗi sợ bỏ lỡ

Các học giả từ lâu đã tranh luận về những yếu tố nào có thể tạo điều kiện cho những công dân thảnh thơi tham gia vào hoạt động chính trị tích cực. Ví dụ, nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO), một trải nghiệm tâm lý quan trọng, có thể liên quan đến sự tham gia chính trị trực tuyến – đặc biệt là của  cộng đồng công dân không tham gia chính trị. Theo Przybylski và cộng sự (2013), FOMO là “một sự e ngại phổ biến rằng những người khác có thể có những trải nghiệm bổ ích mà họ không có (tr.1841), và điều này dẫn đến mong muốn luôn được cập nhật những gì người khác đang làm. Cảm giác này thúc đẩy việc sử dụng mạng xã hội quá mức để duy trì kết nối với những người khác để được thông báo và tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau (Przybylski và cộng sư., 2013). Các phân tích tổng hợp gần đây về FOMO và việc sử dụng mạng xã hội cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa những điều được đề cập trên đây (Fioravanti và cộng sự, 2021; Tandon và cộng sự, 2021). Cụ thể hơn, Przybylski và cộng sự (2013) chỉ ra rằng “FOMO có liên quan đến mức độ tương tác hành vi cao hơn với mạng xã hội” (tr. 1847).

Dựa trên nền tảng này, có thể thấy lí do của việc những người có mức FOMO cao có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị trực tuyến khác nhau, chẳng hạn như trò chuyện chính trị với người khác, ủng hộ các nguyên nhân chính trị và tham gia các sự kiện chính trị. Cơ chế này có thể được giải thích là xu hướng tự nhiên của những người có mức độ FOMO cao nên họ theo dõi chặt chẽ (và tham gia vào) các chủ đề và sự kiện chính trị trong mạng lưới của họ để họ không bỏ lỡ bất kỳ hoạt động xã hội nào có thể xảy ra (Skoric và cộng sự., 2018). Tóm lại, mặc dù mọi người tham gia vào các hoạt động chính trị vì những động cơ khác nhau, nhưng một động lực chính có thể là do FOMO thúc đẩy sự tham gia đó. Thật vậy, một số công trình nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa FOMO và các hoạt động chính trị trực tuyến cụ thể (Ahmed, 2022; Skoric và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, mối quan hệ trực tiếp không phải là trọng tâm của các nghiên cứu này. Hơn nữa, bằng chứng cho thấy tuổi tác và giới tính có mối liên hệ đặc biệt với FOMO (Rozgonjuk và cộng sự, 2021; Przybylski và cộng sự, 2013). Do đó, sự tương tác giữa tuổi tác, giới tính và FOMO sẽ rất quan trọng trong việc giải thích sự tham gia chính trị trực tuyến.

A PAP election rally at Tampines Stadium

Trường hợp Singapore

Chúng tôi kiểm tra các giả định của mình trong bối cảnh Singapore – một quốc gia có tỷ lệ sử dụng mạng xã hội và internet cao. Sự thờ ơ chính trị ở Singapore nằm ở mức cao nhất trên thế giới (Key, 2021; Ong, 2021). Bằng chứng trước đây cho thấy hầu hết người dân Singapore kiềm chế thậm chí không tham gia chính trị với ngay cả với các hoạt động có chi phí thấp, chẳng hạn như ký tên thỉnh nguyện (Caplan, 2008). Một báo cáo cho thấy hầu hết người Singapore thờ ơ với chính trị, đến mức gần 4 trong số 10 người được hỏi không bao giờ thảo luận về chính trị với bạn bè của họ, hơn một nửa thỉnh thoảng thảo luận và chỉ 7,1% thảo luận thường xuyên (Ong, 2021). Số lượng người Singapore không có gắn kết với các hành động chính trị khá là cao – phần lớn người Singapore không tham gia tẩy chay (79,1%), không tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa (74,2%), không tham gia các cuộc đình công không chính thức (88%), cũng không tổ chức bất kỳ hoạt động chính trị nào (90%) (Ong, 2021). Không có gì đáng ngạc nhiên khi xã hội Singapore bị xếp hạng ở mức thấp hơn về mức độ tham gia của công dân so với các xã hội phương Tây khác. Nhiều bằng chứng gần đây hơn cũng xác nhận rằng những công dân không gắn bó với chính trị ở Singapore không sử dụng mạng xã hội cho mục đích tham gia chính trị và lại bị ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp xúc với tin tức trên mạng xã hội (Ahmed & Gil-Lopez, 2022). Những người khác đã chỉ ra rằng việc ít quan tâm đến tin tức chính trị dẫn đến sự thờ ơ chính trị ở một số người Singapore (Zhang, 2022). Ở đây, chúng tôi lập luận về sự cần thiết phải nhìn xa hơn các yếu tố truyền thống và khám phá các yếu tố tâm lý khác có thể thu hút những công dân thờ ơ về mặt chính trị.

Chúng tôi phân tích mối quan hệ giữa FOMO và sự tham gia chính trị trực tuyến và cách mối quan hệ này được điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính. Dựa trên cuộc thảo luận ngắn gọn ở trên, chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng FOMO sẽ liên quan tích cực đến các cuộc thảo luận chính trị trên mạng xã hội, điều này sẽ liên quan đến sự tham gia chính trị trực tuyến. Chúng tôi cũng đã kiểm tra xem cơ chế này có nhất quán với tất cả người dân Singapore hay không hoặc liệu các mối quan hệ có khác nhau giữa các nhóm tuổi và giới tính hay không.

The Speakers’ Corner in Singapore is an area located within Hong Lim Park at the Downtown Core district, whereby Singaporeans may demonstrate, hold exhibitions and performances, as well as being able to engage freely in political open-air public speeches, debates and discussions. Photo, Wikipedia Commons

FOMO có liên quan đến thảo luận và tham gia chính trị

Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến tại Singapore bằng cách sử dụng một cơ quan khảo sát. Những người tham gia khảo sát đã trả lời các câu hỏi liên quan đến nhân khẩu học, thói quen sử dụng phương tiện truyền thông, mức tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội, FOMO và hành vi chính trị. Sau đó, chúng tôi sử dụng dữ liệu khảo sát để tiến hành phân tích hồi quy và kiểm tra các giả định của mình.

Các phân tích của chúng tôi cho thấy rằng FOMO có liên quan tích cực đến thảo luận chính trị và tham gia chính trị trực tuyến. Hơn nữa, các cuộc thảo luận chính trị trên phương tiện truyền thông xã hội cũng làm trung gian cho mối quan hệ giữa FOMO và sự tham gia chính trị trực tuyến. Nhìn chung, kết quả cho thấy những người có mức độ FOMO cao hơn thường xuyên tham gia vào các hoạt động và thảo luận chính trị trực tuyến tại Singapore. Ở đây, các cuộc thảo luận chính trị như vậy cũng đóng vai trò là chất xúc tác cho sự tham gia chính trị trực tuyến.

Hơn nữa, chúng tôi cũng thấy rằng cơ chế này được điều chỉnh theo cả độ tuổi và giới tính; mối quan hệ giữa FOMO và sự tham gia chính trị mạnh mẽ hơn cả với những công dân trẻ tuổi và phụ nữ Singapore – đặc biệt điều có thể được quan sát là những phụ nữ trẻ lại chịu tác động mạnh nhất của FOMO.

Kết luận

Nhiều người từ lâu đã đặt câu hỏi về giải pháp cho sự thờ ơ chính trị. Mặc dù chúng tôi không đưa ra các giải pháp dứt khoát, nhưng chúng tôi cho thấy rằng FOMO có thể là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhóm thờ ơ về chính trị. Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi tìm thấy bằng chứng ủng hộ luận điểm rằng FOMO có thể thúc đẩy sự thảo luận và tham gia chính trị giữa những công dân thờ ơ – chủ yếu đối với phụ nữ trẻ ở Singapore. Trong khi một số người gọi sự tham gia chính trị trực tuyến là xu hướng nhấp chuột (clicktivism) (còn được gọi là xu hướng lười biếng (slacktivism), lập luận rằng các hoạt động trực tuyến như vậy không chuyển thành hành động ngoại tuyến và không dẫn đến những thay đổi chính trị hoặc xã hội đáng kể trong cuộc sống thực (ví dụ: Christensen, 2011; Hindman, 2009 ; Shulman, 2004). Nói cách khác, họ tranh luận liệu các hoạt động chính trị trực tuyến, chỉ cần bàn phím và nhấp chuột, có phải là hành động dân sự có ý nghĩa và hợp pháp về mặt chính trị hay không (Harlow & Guo, 2014).

Tuy nhiên, chúng tôi lập luận rằng  mức độ tham gia chính trị trực tuyến tối thiểu, chẳng hạn như thảo luận và tham gia chính trị trực tuyến, sẽ nâng cao nhận thức và kiến thức chính trị của công dân, điều này có lợi cho chính thể và các nguyên tắc cơ bản của quyền công dân dân chủ, cuối cùng sẽ khuyến khích tham gia chính trị ngoại tuyến về lâu dài. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tiềm năng đáng kể của các hoạt động chính trị trực tuyến (ví dụ: Halupka, 2014, 2017; Karpf, 2010). Cụ thể, một số bằng chứng chỉ ra rằng các hoạt động chính trị trực tuyến có liên quan đến các hoạt động chính trị ngoại tuyến ở Singapore (Skoric & Zhu, 2015). Nhìn chung, tham gia chính trị trực tuyến thể hiện biểu hiện chính trị của công dân, nó là một chỉ báo đáng tin cậy về mức độ hoạt động chính trị của dân chúng và nó có tiềm năng đáng kể để chuyển thành tham gia chính trị ngoại tuyến. Hơn nữa, ngoài những tác động bất lợi của FOMO đã được nghiên cứu (Blackwell và cộng sự, 2017; Yin và cộng sự, 2021), chúng tôi quan sát thấy một số giá trị trong cách FOMO có thể sẽ thúc đẩy sự tích cực của những công dân không quan tâm đến chính trị ở Singapore.

Saifuddin Ahmed
Nanyang Technological University, Singapore
Muhammad Masood
City University of Hong Kong

References

Abendschön, S., & García-Albacete, G. (2021). It’s a man’s (online) world. Personality traits and the gender gap in online political discussion. Information, Communication & Society, 24(14), 2054–2074. https://doi.org/10.1080/1369118x.2021.1962944

Ahmed, S. (2022). Disinformation sharing thrives with fear of missing out among low cognitive news users: A cross-national examination of intentional sharing of deep fakes. Journal of Broadcasting & Electronic Media, 66(1), 89–109. https://doi.org/10.1080/08838151.2022.2034826

Ahmed, S., & Gil-Lopez, T. (2022). Incidental news exposure on social media and political participation gaps: Unraveling the role of education and social networks. Telematics and Informatics68, 101764.

Ahmed, S., & Madrid-Morales, D. (2020). Is it still a man’s world? Social media news use and gender inequality in online political engagement. Information, Communication & Society, 24(3), 381–399. https://doi.org/10.1080/1369118x.2020.1851387

Blackwell, D., Leaman, C., Tramposch, R., Osborne, C., & Liss, M. (2017). Extraversion, neuroticism, attachment style and fear of missing out as predictors of social media use and addiction. Personality and Individual Differences116, 69-72.

Christensen, H. S. (2011). Political activities on the Internet: Slacktivism or political participation by other means?. First Monday16(2). https://doi.org/10.5210/fm.v16i2.3336

Dean, D. G. (1965). Powerlessness and political apathy. Social Science40(4), 208–213. http://www.jstor.org/stable/41885108

Fioravanti, G., Casale, S., Benucci, S. B., Prostamo, A., Falone, A., Ricca, V., & Rotella, F. (2021). Fear of missing out and social networking sites use and abuse: A meta-analysis. Computers in Human Behavior, 122, 106839. https://doi.org/10.1016/j.chb.2021.106839

Gil de Zúñiga, H., Jung, N., & Valenzuela, S. (2012). Social media use for news and individuals’ social capital, civic engagement and political participation. Journal of Computer-Mediated Communication, 17(3), 319–336. https://doi.org/10.1111/j.1083-6101.2012.01574.x

Gil de Zúñiga, H., Molyneux, L., & Zheng, P. (2014). Social media, political expression, and political participation: Panel analysis of lagged and concurrent relationships. Journal of communication64(4), 612-634.

Griffin, J. D., & Newman, B. (2005). Are voters better represented? The Journal of Politics, 67(4), 1206–1227. https://doi.org/10.1111/j.1468-2508.2005.00357.x

Halupka, M. (2014). Clicktivism: A systematic heuristic. Policy & Internet, 6(2), 115–132. https://doi.org/10.1002/1944-2866.poi355

Halupka, M. (2017). The legitimisation of clicktivism. Australian Journal of Political Science, 53(1), 130–141. https://doi.org/10.1080/10361146.2017.1416586

Hansford, T. G., & Gomez, B. T. (2010). Estimating the electoral effects of voter turnout. American Political Science Review, 104(2), 268–288. https://doi.org/10.1017/s0003055410000109

Harlow, S., & Guo, L. (2014). Will the revolution be tweeted or facebooked? Using digital communication tools in immigrant activism. Journal of Computer-Mediated Communication, 19(3), 463–478. https://doi.org/10.1111/jcc4.12062

Henn, M., Weinstein, M., & Hodgkinson, S. (2007). Social capital and political participation: Understanding the dynamics of young people’s political disengagement in contemporary Britain. Social Policy and Society, 6(4), 467–479. https://doi.org/10.1017/s1474746407003818

Hindman, M. (2009). The myth of digital democracy. Oxford: Princeton University Press.

Jost, J. T., Barberá, P., Bonneau, R., Langer, M., Metzger, M., Nagler, J., Sterling, J., & Tucker, J. A. (2018). How social media facilitates political protest: information, motivation, and social networks. Political Psychology, 39, 85–118. https://doi.org/10.1111/pops.12478

Karpf, D. (2010). Online political mobilization from the advocacy group’s perspective: Looking beyond clicktivism. Policy & Internet, 2(4), 7–41. https://doi.org/10.2202/1944-2866.1098

Keaveney, P. (2015). Online lobbying of political candidates. In Frame, A., & Brachotte, G. (Eds.), Citizen participation and political communication in a digital world (pp. 220-234). Routledge. https://doi.org/10.4324/9781315677569-21

Key, T. K. (2021, April 21). Are Singaporeans really politically apathetic?. Institute of Policy Studies. https://lkyspp.nus.edu.sg/ips/publications/details/are-singaporeans-really-politically-apathetic

Manning, N., & Holmes, M. (2013). ‘He’s snooty ‘im’: Exploring ‘white working class’ political disengagement. Citizenship Studies, 17(3–4), 479–490. https://doi.org/10.1080/13621025.2013.793082

Ong, J. (2021, July 2). Most Singaporeans politically apathetic, not keen on activism: IPS. The Straits Times. https://www.straitstimes.com/singapore/most-singaporeans-politically-apathetic-not-keen-on-activism-ips

Pontes, A. I., Henn, M., & Griffiths, M. D. (2017). Youth political (dis)engagement and the need for citizenship education: Encouraging young people’s civic and political participation through the curriculum. Education, Citizenship and Social Justice, 14(1), 3–21. https://doi.org/10.1177/1746197917734542

Przybylski, A. K., Murayama, K., DeHaan, C. R., & Gladwell, V. (2013). Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing out. Computers in Human Behavior, 29(4), 1841–1848. https://doi.org/10.1016/j.chb.2013.02.014

Rosenberg, M. (1954). Some determinants of political apathy. Public Opinion Quarterly, 18(4), 349. https://doi.org/10.1086/266528

Rosenberg, M. (1954). Some determinants of political apathy. The Public Opinion Quarterly18(4), 349–366. http://www.jstor.org/stable/2745968

Rozgonjuk, D., Sindermann, C., Elhai, J. D., & Montag, C. (2021). Individual differences in Fear of Missing Out (FoMO): Age, gender, and the Big Five personality trait domains, facets, and items. Personality and Individual Differences171, 110546.

Shulman, S. W. (2004). The internet still might (but probably won’t) change everything: Stakeholder views on the future of electronic rulemaking. I/S: A Journal of Law and Policy for the Information and Society, 1 (1), 111-145

Skoric, M. M., & Zhu, Q. (2015). Social media and offline political participation: Uncovering the paths from digital to physical. International Journal of Public Opinion Research, 28(3), 415–427. https://doi.org/10.1093/ijpor/edv027

Skoric, M. M., Zhu, Q., & Lin, J. H. T. (2018). What predicts selective avoidance on social media? A study of political unfriending in Hong Kong and Taiwan. American Behavioral Scientist, 62(8), 1097–1115. https://doi.org/10.1177/0002764218764251

Snell, P. (2010). Emerging adult civic and political disengagement: a longitudinal analysis of lack of involvement with politics. Journal of Adolescent Research, 25(2), 258–287. https://doi.org/10.1177/0743558409357238

Tandon, A., Dhir, A., Almugren, I., AlNemer, G. N., & Mäntymäki, M. (2021). Fear of missing out (FoMO) among social media users: A systematic literature review, synthesis and framework for future research. Internet Research, 31(3), 782–821. https://doi.org/10.1108/intr-11-2019-0455

Vochocová, L., Štětka, V., & Mazák, J. (2015). Good girls don’t comment on politics? Gendered character of online political participation in the Czech Republic. Information, Communication & Society, 19(10), 1321–1339. https://doi.org/10.1080/1369118x.2015.1088881

Yin, L., Wang, P., Nie, J., Guo, J., Feng, J., & Lei, L. (2021). Social networking sites addiction and FoMO: The mediating role of envy and the moderating role of need to belong. Current Psychology40(8), 3879-3887.

Zhang, W. (2022). Political disengagement among youth: A comparison between 2011 and 2020. Frontiers in Psychology13, 809432. https://doi.org/10.3389/fpsyg.2022.809432

Zhelnina, A. (2020). The apathy syndrome: How we are trained not to care about politics. Social Problems67(2), 358-378.