Hậu quả của cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 qua tờ Liên Hoa Nguyệt San

Wynn Gadkar-Wilcox

Vào ngày 4 tháng 5 năm 1963, người Công giáo trên khắp Việt Nam Cộng hòa đã treo cờ Công giáo để đánh dấu lễ kỷ niệm bạc Ngô Đình Thục được chọn làm Giám quản Tông tòa đầu tiên của Việt Nam. Hai ngày sau, em trai của Ngô Đình Thục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, đã gửi một bức điện thông báo rằng việc treo cờ tôn giáo sẽ bị cấm. Vào ngày 8 tháng 5, lễ kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật Gautama được tổ chức. Tại Huế, những lá cờ Phật giáo được treo công khai, dẫn đến việc Quân đội Việt Nam Cộng hòa xé bỏ chúng. Sau đó, hơn ba ngàn Phật tử tuần hành đến một đài phát thanh địa phương ở Huế. Quân đội VNCH ban đầu sử dụng hơi cay, nhưng sau đó bắn vào người biểu tình, giết chết tám người. 1

Mặc dù vào tháng 5 Ngô Đình Diệm đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật giáo và đề nghị hòa giải về vấn đề treo cờ và tái khẳng định cam kết của mình đối với tự do tôn giáo, nhưng những cử chỉ này không đủ trong mắt các Phật tử vì hai lý do: chính phủ không hoàn toàn thừa nhận trách nhiệm của mình về các vụ giết người, và họ đã chậm thực hiện những cải cách đã hứa hẹn trước đó. Vào mùa hè năm 1963, các hoạt động chính trị kéo dài của các nhà sư Phật giáo và các cư sĩ ủng hộ họ (đặc biệt là sinh viên đại học), chẳng hạn như hoạt động tuyệt thực và biểu tình, đã trở thành thông lệ, không chỉ ở Huế mà còn trên toàn quốc. Sự kiện nổi tiếng nhất của làn sóng phản đối này là vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức tại một ngã tư lớn ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6. Vào ngày 1 tháng 9, người vốn đang ngày càng trở thành gương mặt của các cuộc biểu tình là Thích Trí Quang cùng với một số nhà lãnh đạo Phật giáo khác đã tìm kiếm và được cho tị nạn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Mặc dù thiết quân luật đã được dỡ bỏ vào giữa tháng 9 và chính quyền Diệm tìm cách xoa dịu những người theo đạo Phật và những người bảo trợ đang ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn ở Hoa Kỳ bằng cách tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội tương đối tự do vào cuối tháng 9, nhưng cái chết đã được định sẵn. Vào ngày 1 tháng 11, một nhóm tướng lĩnh với sự hỗ trợ ngầm của Hoa Kỳ và có quan hệ tốt với giới lãnh đạo Phật giáo đã lật đổ Diệm trong một cuộc đảo chính, và vào ngày 4 tháng 11, Thích Trí Quang đắc thắng rời Đại sứ quán Hoa Kỳ. Đến năm 1964, các nhà lãnh đạo Phật giáo, nhận thức được quyền lực chính trị mới của họ và cảnh giác rằng các sự kiện trong tương lai ở Việt Nam có thể dẫn đến cuộc đàn áp xa hơn nữa, nên đã tìm cách chính thức hóa sự thống nhất mà cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 đã tạo ra bằng cách thành lập Tăng đoàn Phật giáo Thống nhất (UBC), tổ chức này tập hợp phần lớn các giáo phái hay tranh cãi nhau trước đây từng trong lich sự từng bị chia rẽ về cả khu vực và về hệ tư tưởng. 2

Bài viết này là một báo cáo ban đầu về nghiên cứu hiện tại của tôi, xem xét các cách mà các nhà lãnh đạo của cuộc khủng hoảng Phật giáo, đặc biệt là ở Huế, đã tìm cách nuôi dưỡng sự ủng hộ liên tục đối với vị trí của họ, duy trì sự đoàn kết giữa các Phật tử và vận động để tiếp tục củng cố sức mạnh chính trị sau cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963. Để đạt được mục đích đó, bài viết phân tích các bài đăng trên Liên Hoa Nguyệt San (Lotus Monthly), một tờ báo mà vào đầu thập niên 1960 đã trở thành chất xúc tác chính cho quan điểm cư sĩ Phật giáo không chỉ ở miền Trung Việt Nam mà còn trên khắp nước Cộng hòa. Người ta sẽ lập luận rằng bằng cách xác định mình là cơ quan ngôn luận của UBC và bằng cách tạo ra một diễn đàn chắc chắn cho Thích Trí Quang lên tiếng ủng hộ rằng phong trào Phật giáo nên tiếp tục và duy trì vai trò khuấy động về mặt chính trị của nó, Liên Hoa Nguyệt San đã góp phần kêu gọi công chúng ủng hộ quan điểm của Thích Trí Quang và tạo tiền đề cho các sự kiện của các chương trình hành động Phật giáo vào năm 1965-66 và trong suốt phần còn lại của thời kỳ Cộng hòa.

Biểu tình của Phật giáo ở Sài Gòn chống chính quyền Ngô Đình Diệm, tháng 11 năm 1963
Photo: Douglas Pike Photograph Collection, Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive, Texas Tech University

Cơ quan ngôn luận: Liên Hoa Nguyệt San

Quay trở lại thời điểm năm 1955 khi Giáo hội Tăng già Trung Việt  quyết định xuất bản một loạt tác phẩm gọi là “Series Hoa Sen” với mục đích làm cho Phật giáo dễ tiếp cận hơn. Nỗ lực này được Ni sư Thích nữ Diệu Không (1905-1997) hướng dẫn. 3 Tháng 11 năm 1955, một cuộc họp đặc biệt của hội Tăng già miền Trung được tổ chức, ở đây, Diệu Không đã giới thiệu một số bài báo ngắn. Hội đã quyết định đăng các bài viết này trong tờ báo mà sau này chính là tờ nguyệt san, với số đầu tiên ra mắt vào dịp Tết năm Bính Thân (1956). Giáo hội Tăng già chỉ định Thích Đôn Hậu chùa Linh Mụ (1905-1992) làm chủ tọa, Hòa thượng Thích Đức Tâm chủ biên. Thích nữ Diệu Không có vai trò là người quản lý của ấn phẩm này.

Theo thời gian, Nguyệt San Hoa Sen phát triển từ cơ sở ở miền Trung Việt Nam để trở thành một cơ quan ngôn luận nổi bật của các Phật tử trên khắp nước Cộng hòa. Đến đầu những năm 1960, nội dung của nó được lưu truyền, chia sẻ rộng rãi và trở thành “tiếng nói của tăng đoàn toàn lãnh thổ phía Nam vĩ tuyến 17”. 4 Nó đã chỉ ra, tờ nguyệt san này đã trở thành một đường dẫn thông tin gây ảnh hưởng về cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 và về sự hình thành của Giáo hội Phật giáo Thống nhất tại Việt Nam. Đó là một sự phát triển hợp lý bởi vì các sự kiện năm 1963 tập trung ở Huế, và một số thành viên tham dự chính của các sự kiện đó, từ Thích Trí Quang đến Thích Đôn Hậu, đã liên kết với tờ báo này hoặc là cộng tác viên thường xuyên. Bởi vì điều này, mặc dù các sự kiện về cuộc khủng hoảng Phật giáo đã khiến cho việc xuất bản tờ Liên hoa Nguyệt san bị đình lại kể từ mùa xuân đến mùa thu năm 1963, nó đã trở thành trung tâm, vào cuối năm 1963 và trong suốt năm 1964, trong việc tìm hiểu các sự kiện của cuộc khủng hoảng Phật giáo và cũng là trung tâm mà ở đó có thể tìm hiểu con đường phát triển từ các cuộc biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 đến các cuộc biểu tình đòi dân chủ hóa và đòi Mỹ rút quân vào năm 1965-1966.

Liên hoa Nguyệt san, Khủng hoảng Phật Giáo, Tăng đoàn Phật giáo Thống nhất, 1963-64

Mặc dù việc kiểm duyệt và đàn áp diễn ra cùng với cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 đã buộc Liên hoa Nguyệt san phải đóng cửa tạm thời, thì cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản trở lại của nó. Số của tháng 11 năm 1963 dường như đã được xuất bản gấp rút, với những lỗi in đáng tiếc và thiếu trang trong một vài bản hiện vẫn còn được lữu trữ trên toàn thế giới. Số này được mở đầu với một bài xã luận, có lẽ do Thích Đôn Hậu và Thích Đức Tâm viết, giải thích điều mà họ coi là vai trò đúng đắn của Liên hoa Nguyệt san đối với các sự kiện năm 1963. Họ giải thích rằng từ tháng 4 đến tháng 9, các Phật tử Việt Nam đã “bị lôi kéo vào một cơn bão sợ hãi.” Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính, “mưa đã tạnh, gió đã dịu, trên đất nước chúng ta, vì lợi ích của tất cả người dân Việt Nam dù theo đạo Phật hay không. Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm và bình tĩnh.” Mặc dù có nhiều Phật tử và cư sĩ đã bị “đánh đập hoặc bỏ tù, nhưng tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thể thời điểm được giải thoát đã đến.” Trong khi quân đội  tiến hành các hành động để chấm dứt cuộc khủng hoảng trong sáu tháng trước, thì  việc “nhiều tăng ni, cư sĩ Phật tử, giáo sư, sinh viên đại học và học sinh trung học đã bí mật hoặc công khai hy sinh vì chính nghĩa” mới là cần cần được ghi nhớ. Người dân Việt Nam không thể nào quên “bảy vị tăng ni đã tự hóa thân thành ngọn đuốc soi đường cho cuộc chiến chống bóng tối” và “bao lớp Phật tử đã ngã xuống dưới mảnh lựu đạn hay bị giày xéo dưới bánh xe tăng” và rằng “nhiều giáo sư và sinh viên” cũng bị bỏ tù và chết. Tinh thần của Phật tử, và trách nhiệm của các tạp chí như Liên hoa Nguyệt san là để tưởng nhớ những người này.

Thích Đôn Hậu. Photo: Douglas Pike Collection: Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive, Texas Tech University

Liên hoa Nguyệt san  đã từng nêu lập trường chính trị trong quá khứ. Ví dụ, nó đã thẳng thừng chỉ trích cách đối xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma và các Phật tử Tây Tạng trong thời gian những người này bị cưỡng chế phải hồi hương về Ấn Độ vào năm 1959. 5 Nhưng sau các sự kiện bất ngờ vào năm 1963, thì hình thức bình luận chính trị công khai này đã trở nên phổ biến hơn nhiều. Theo đó, khi UBC được thành lập vào tháng 1 năm 1964, Liên hoa Nguyệt san  đã trở thành một trong những kênh chính để phổ biến thông điệp chính của Hội này.

Số tháng 1 năm 1964 bắt đầu với một bài báo nói rõ rằng UBC và Viện Hóa Đạo có ý định cụ thể là hiện thực hóa lời hứa về một mặt trận Phật giáo thống nhất thông qua Liên hoa Nguyệt san. Các tác giả đã nói rõ rằng Liên hoa Nguyệt san nên được độc giả sử dụng như một kênh dẫn đến UBC. 6 Tôn chỉ đó được nhấn mạnh qua bài báo thứ hai của số báo này.  Bài báo có lời chúc mừng năm mới của Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Thích Tâm Châu. Thông điệp của ông là mặc cho có cuộc tàn sát năm 1963, Phật tử Việt Nam đã có được một nền tảng để “phổ biến chân lý Phật giáo”. Và để tiếp tục con đường lịch sử này, các Phật tử cần phải hành động “với sự kiên nhẫn, từ bi và thiện chí đối với tất cả các Phật tử và chúng sinh” để “làm cho bóng tối tan biến”. Và họ cần phải giữ vững sự đoàn kết và quyết tâm: “Dù ma đói có thể chặn đường, chặn lối của chúng ta, có bắn, bỏ tù và giết chúng ta, chúng ta sẽ không nao núng.” 7 Trong sự cảnh giác đối với các hành động độc tài, Phật tử Việt Nam phải đứng đằng sau chương trình nghị sự của Viện Hóa Đạo và của UBC.

Điểm Nổi Bật trong Chương Trình Nghị Sự của Thích Trí Quang

Một bài viết khác, quan trọng nhất, trong ấn bản đầu tiên của Liên hoa Nguyệt san  năm 1964 là một bài viết thêm của người lãnh đạo các cuộc biểu tình năm 1963, Thích Trí Quang. Bài viết này tiếp tục được đăng thành từng phần trong mỗi số của Liên hoa Nguyệt san trong hầu hết  năm 1964. Bài viết này có nhan đề “Cơn vận động của Phật giáo Việt Nam”; nó cung cấp thông tin bao gồm lịch sử các diễn biến của năm 1963 và một chương trình nghị sự cho một phong trào trong tương lai.

Thích Trí Quang lập luận rằng tăng đoàn và cư sĩ có xu hướng hành động tập thể trong việc tạo ra sự thay đổi chính trị quan trọng và tích cực trên thế giới, và họ cũng đã có thể tận dụng sự chú ý đột ngột của quốc tế đối với hoàn cảnh của Việt Nam vào năm 1963 nhằm thu hút sự đồng cảm của người dân từ khắp nơi trên thế giới. Trong môi trường này, Thích Trí Quang kêu gọi phong trào không lãng phí vốn chính trị mà họ đã kiếm được: “chúng ta có thể sử dụng sức mạnh này để làm cho thẩm quyền của chúng ta được biết đến và chúng ta có thể sử dụng sự đau khổ của chúng ta để gây ảnh hưởng đối với sự thay đổi chính sách.” Vì lẽ đó, ông kêu gọi Phật tử tiếp tục các thức hành động chính trị này để đảm bảo rằng “các chính sách lừa đảo” không được thực hiện lại, và đảm bảo ghi nhớ rằng “sự thay đổi chính sách mà chúng ta đã cầu nguyện trong chiến dịch của chúng ta sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguyện vọng của người dân.” Sự cần thiết phải thận trọng trong việc duy trì những thành tựu mà Phật tử đã đạt được vào năm 1963, và trong việc biết rằng có thể làm được nhiều hơn nữa trong tương lai, sẽ chỉ “tang làm thêm quyết tâm của chúng ta”. 8

Riot police break up Buddhist demonstration, Saigon, 22 May 1966. Photo: Wikipedia Commons

Kết luận

Đến tháng 1 năm 1964, hai bước phát triển trong vòng đời của Liên hoa Nguyệt san  đã đơm hoa kết trái. Trước tiên là nó đã trở thành một cơ quan ngôn luận trên thực tế để phổ biến thông tin về UBC, không chỉ ở miền Trung Việt Nam mà còn trên khắp Việt Nam Cộng hòa. Thứ hai là nó đã trở thành cơ quan ngôn luận ủng hộ chính trị của UBC. Mặc dù trước đây Liên hoa Nguyệt san  đã không né tránh các chủ đề liên quan đến chính trị đương đại, nhưng đến năm 1964, mục đích động vận động chính trị này đã lên một tầm quan trọng và cấp bách mới.

Ngoài ra, Liên hoa Nguyệt san  ngày càng đăng nhiều ý kiến ​​của Thích Trí Quang. Các bài luận mở rộng của ông về phong trào Phật giáo bắt đầu được xuất bản vào tháng 11 năm 1963 và tiếp tục cho đến gần hết năm 1964. Trước đó, Liên hoa Nguyệt san  đăng quan điểm của những nhóm người có các quan điểm khác nhau, nhưng đến năm 1964, các biên tập viên của Liên hoa Nguyệt san , có lẽ bị cực đoan hóa do ảnh hưởng của các sự kiện ở Huế năm trước, đã quyết định tập trung vào hoạt động chính trị của Trí Quang. Lượng phát hành mạnh của Liên hoa Nguyệt san   trên khắp nước Cộng hòa cho phép thông điệp chính trị này tiếp tục hoạt động ngay cả khi đất nước này trải qua nhiều thay đổi chính trị trong giai đoạn 1963-1965 và ngay cả khi có sự leo thang can dự của Mỹ vào Việt Nam. Một đường thẳng có thể được vạch ra giữa những diễn biến này và bài xã luận kêu gọi hòa giải hòa bình của Liên hoa Nguyệt san  vào tháng Giêng năm 1966, đó là một trong nhiều bước đầu tiên dẫn đến cuộc khủng hoảng Phật giáo vào mùa xuân năm 1966. 9 Cuộc khủng hoảng chính trị đó đã chấm dứt tờ Liên hoa Nguyệt san, một tờ tạp chí không tồn tại được, nhưng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ý thức hoạt động chính trị đặc biệt của Thích Trí Quang giữa các sự kiện của năm 1963 và năm 1966.

Wynn Gadkar-Wilcox
Western Connecticut State University

Notes:

  1. Chi tiết về các sự kiện này, xem Edward Miller, “Religious Revival and Nation Building: Reinterpreting the 1963 ‘Buddhist crisis’ in South Vietnam,” Modern Asian Studies 49:6 (November 2015): 1926; and Charles A. A. Joiner, “South Vietnam’s Buddhist Crisis: Organization for Charity, Dissidence, and Unity,” Asian Survey 4, no. 7 (July 1964): 915-16.
  2. Robert Topmiller, The Lotus Unleashed: The Buddhist Peace Movement in South Vietnam, 1964-66 (Lexington, KY: University Press of Kentucky, 2002), 4-6.
  3. Vũ Trung Kiên, “Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không: Một kỳ nữ của Việt Nam trong thế kỷ XX,” Thư viện hoa sen (July 9, 2020). Accessed December 21, 2021. https://thuvienhoasen.org/a34224/ni-truong-thich-nu-dieu-khong-mot-ky-nu-cua-viet-nam-trong-the-ky-20
  4. Phi-Vân Nguyen, “A Secular State for a Religious Nation: The Republic of Vietnam and Religious Nationalism, 1946-1963,” Journal of Asian Studies 77:3 (August 2018): 758.
  5. hi-Vân Nguyen, “A Secular State for a Religious Nation,” 759-760.
  6. Ibid, 2.
  7. Thích Tâm Châu, “Thông bạch đầu xuân của thượng tọa Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,” [Early spring message of the Venerable Principal of the Vien Hoa Dao of the Unified Buddhist Sangha of Vietnam], Liên-hoa Nguyệt San 10:1 (January 1964): 3.
  8. Ibid, 12.
  9. Liên Hoa, “Vắn đề hòa bình,” [The Issue of Peace], Liên Hoa Nguyệt San 11:12 (January 1966): 6.