Đại dịch Covid-19 và sự phát triển của chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số ở Indonesia

Damar Juniarto

Các báo cáo gần đây từ Freedom House, 1 IDEA, 2 và Hội các nhà báo không biên giới (Reporters Without Borders) 3 đã chỉ ra rằng có vấn đề với việc thu hẹp không gian dân cư trong địa hat kỹ thuật số của Indonesia. Các báo cáo này cũng phù hợp với báo cáo quốc gia của Tổ chức Nhân quyền Quốc gia Indonesia và cuộc khảo sát hàng ngày Kompas năm 2020 vốn chỉ ra rằng 36% người Indonesia cảm thấy không an toàn khi bày tỏ ý kiến của họ trên mạng xã hội. 4

Bảng 1. Sự thoái trào dân chủ ở Indonesia từ năm 2016
Nguồn: The Economist Intelligence Unit, 2021 

 

Với 204,7 triệu người dùng internet (tháng 1 năm 2022), hoặc ít nhất 73,7 phần trăm tổng dân số, 5 Indonesia đã dần trở nên độc tài hơn kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid19, khi việc chính phủ sử dụng các thuật ngữ như “bảo vệ an ninh quốc gia” và “tạo sự ổn định” để biện minh cho việc thực hiện luật mới và cho những đàn áp trong lĩnh vực kỹ thuật số của đất nước. 6 Theo Báo cáo năm 2020 của SAFEnet, Indonesia đã trải qua những sự thay đổi đáng lo ngại trong ba lĩnh vực chính liên quan đến chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số: giám sát, kiểm duyệt, đàn áp và ngừng hoạt động internet.

Giám sát nhà nước trong lĩnh vực kỹ thuật số

Sau khi đại dịch bùng phát ở Indonesia vào tháng 3 năm 2020, Tổng thống Jokowi đã chỉ thị cho các cơ quan tình báo nghiêm túc duy trì trật tự công cộng. Đồng thời, Tổng thống và chính phủ của ông tiếp tục thúc đẩy du lịch trong nước với lí do rằng Indonesia đã an toàn và virus Corona sẽ không lây lan do khí hậu nhiệt đới của Indonesia. Một tháng sau, cảnh sát bắt đầu tích cực kiểm soát các tường thuật xung quanh đại dịch, đặc biệt là trên mạng xã hội. Lệnh cảnh sát số ST / 1100 / IV / HUK.7.1.2020, ngày 4 tháng 4 năm 2020, cung cấp cho cảnh sát quyền khẩn cấp trong việc thực hiện ‘tuần tra mạng’ và giám sát các cuộc thảo luận trực tuyến, nhắm đến những người bị cáo buộc phát tán thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19, đến những phản ứng của chính phủ đối với đại dịch, hoặc thậm chí nhắm đến những chỉ trích tổng thống và các quan chức chính phủ quản lý cuộc khủng hoảng. Một mệnh lệnh khác được ban hành vào ngày 2 tháng 10 năm 2020, nhằm cung cấp các bài tường thuật đối lập, phản đối các cuộc biểu tình trên mạng, và phản đối chiến dịch do các nhóm xã hội dân sự thực hiện nhằm chống lại Luật Tạo Việc Làm vào cuối năm 2020.

Cảnh sát ảo được hình thành vào tháng 2 năm 2021. Đơn vị mới này được cung cấp quyền lực là có thể gửi cảnh báo ảo cho cư dân mạng như một lời cảnh báo trước khi bắt giữ họ. Lời cảnh báo ảo này bao gồm một cảnh báo và lệnh xóa bất kỳ bài đăng nào vốn trước đó được báo cho cảnh sát. Trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng 2 đến ngày 11 tháng 3 năm 2021, cảnh sát ảo đã gửi 125 cảnh báo ảo và bắt giữ 3 người. Sự xuất hiện của cảnh sát ảo đã khiến việc tự kiểm duyệt trở nên phổ biến hơn ở Indonesia. Nếu một người bị báo cáo vì nói điều gì đó không phù hợp, cảnh sát ngay lập tức cung cấp cho họ hướng dẫn để xóa bài đăng đó. Điều này đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số của đất nước.

Surabaya-Indonesia, October 15, 2021: a girl in a medical mask is scanning the barcode of a “peduliLindungi” application with her smartphone when she enters the mall. Photo: Andri wahyudi, Shutterstock

Trong đại dịch Covid-19, một ứng dụng theo dõi sự tiếp xúc có tên là PeduliLindungi đã được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Indonesia (MCIT) và Bộ Doanh nghiệp Nhà nước (MSOE) phát hành vào cuối tháng 3 năm 2020 để theo dõi mức độ phơi nhiễm COVID-19. Một cuộc kiểm tra quyền riêng của tổ chức DigitalReach 7 và CitizenLab 8 chi ra rằng Phiên bản PeduliLindungi 2.2.2. (khi sử dụng Bluetooth) có thể làm rò rỉ  thông tin WIFI, địa chỉ MAC của người dung và cả địa chỉ IP cục bộ. Nhìn chung, ứng dụng cung cấp cho các cơ quan chức năng một lượng thông tin cao về sự di chuyển của một người. Mặc dù sau đó một phiên bản khác của PeduliLindungi đã được giới thiệu nhưng vẫn còn những vấn đề về bảo vệ dữ liệu cho người dùng. Các ứng dụng khác do chính phủ phát hành liên quan đến truy tìm địa chỉ những sự tiếp xúc và đại dịch Covid19 đã bị giám sát chặt chẽ về các hoạt động thu thập dữ liệu của chúng.

Đàn áp và kiểm duyệt trong lĩnh vực kỹ thuật số

Luật Internet hiện hành ở Indonesia (Luật EIT) đã trở thành một vũ khí thường được sử dụng để bịt miệng những người chỉ trích các chính sách của chính phủ, mặc dù luật này cũng được các nhóm khác, chẳng hạn như các chính trị gia và doanh nhân, sử dụng một cách rộng rãi. Luật này không chỉ nhắm vào cá nhân các nhà phê bình, mà còn chống lại các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà báo, đặc biệt là các nhà báo điều tra tác động của sự phát triển đối với môi trường.

Đại dịch Covid-19 này đã tạo cơ hội cho các nhân viên thực thi pháp luật, những người đã sử dụng tình huống khẩn cấp để ngăn chặn những sự bày tỏ trên các diễn đàn kỹ thuật số bằng cách sử dụng Luật EIT và các quy định tương tự. Dưới điều luật hà khắc này, những nhà hoạt động sử dụng tài khoản mạng xã hội để phản đối đã bị truy tố, dựa trên quy định pháp lí về việc dùng ngôn từ kích động sự thù địch và phỉ báng trực tuyến, hay thậm chí là kích động phản quốc như trong trường hợp của các nhà hoạt động Papuan.

Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Indonesia (Komnas HAM) tuyên bố rằng trong giai đoạn 2020-2021, hầu hết các trường hợp vi phạm quyền tự do ngôn luận xảy ra trong lĩnh vực kỹ thuật số. 9 Trong suốt thời kỳ Covid19, Komnas HAM đã nhận được nhiều báo cáo về các hoạt động hack để chống lại những người nhà phản biện trên các phương tiện truyền thông và chống lại các tổ chức xã hội dân sự. Một ví dụ về điều này là một cuộc tấn công vào trang tin tức trực tuyến – Tirto.id – trang này bị tấn công bởi một nhân vật mạng bí ẩn, người này sau đó đã xóa hoặc hoặc loại bỏ một số tin bài nhất định, đặc biệt là các bài báo chỉ trích thuốc Covid19 do các cơ quan chính phủ Indonesia thực hiện.

Table 2. The number of digital security incidents in Indonesia: 2020–2021
Data Source: SAFEnet Digital Rights Situation Report: 2020-2021

Áp bức công nghệ dưới hình thức tấn công mạng đã trở nên phổ biến hơn ở Indonesia kể từ năm 2020. Theo báo cáo về tình hình quyền kỹ thuật số của SAFEnet của năm 2020, ít nhất 147 cuộc tấn công mạng đã xảy ra vào năm 2020, trong đó 41 trong tháng 10. Đây là sự gia tăng lớn so với con số  8 sự cố mỗi tháng vào năm rước. 10 Hầu hết tất cả các cuộc tấn công kỹ thuật số này đều liên quan đến các đảng phái chỉ trích các chính sách của chính phủ về các vấn đề khác nhau được đề cập ở trên. Trong năm 2021, tổng số cuộc tấn công kỹ thuật số đã tăng lên 193, trung bình 16 vụ mỗi tháng. 11

Đóng cửa Internet

Việc đóng cửa Internet, theo giải thích của AccessNow, là sự cố ý làm gián đoạn Internet hoặc liên lạc điện tử, khiến một nhóm dân cư cụ thể hoặc các địa điểm thuộc một vị trí cụ thể, không thể truy cập được hoặc không thể sử dụng một cách hiệu quả, với mục đích là để kiểm soát luồng thông tin. 12 Trong khi OONI (Đài quan sát mở về can thiệp mạng) định nghĩa kiểm duyệt trực tuyến như chặn các ứng dụng hoặc chặn các trang web cụ thể, như một hình thức ngắt kết nối internet hoặc tắt một phần.

Vào tháng 8 năm 2019, chính quyền Jokowi đã thể hiện xu hướng độc đoán trong cách tiếp cận  những xáo trộn ở tỉnh Papua. Không chỉ các biện pháp trấn áp được lực lượng an ninh sử dụng mà chính quyền Jokowi còn quyết định đóng cửa hoàn toàn internet để hỗ trợ hoạt động trấn áp quân sự. Đây là lần đầu tiên chính phủ Indonesia thực hiện việc đóng cửa hoàn toàn internet: chính phủ đã đóng cửa internet ở Papua trong 338 giờ, bắt đầu bằng việc tốc độ truy cập chậm  internet vào ngày 19-21 tháng 8 năm 2019, sau đó là ngắt hoàn toàn internet vào ngày ngày 22 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 2019, với lý do ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch ở Papua và Tây Papua.

Vào năm 2020, có 4 báo cáo về việc điều chỉnh băng tốc độ truy cập (cho ngừng hoạt động một phần) được tái áp dụng ở các tỉnh Papua và Tây Papua. 13 Vào năm 2021, có thêm 12 lần mất mạng nữa. 8 trong số đó bị cho là việc ngừng hoạt động internet liên quan trực tiếp đến các hoạt động quân sự của Indonesia. 14

“The sun will rise” Artist Lea Zeitoun @the.editing.series Instagram

Sự điều chỉnh trực tuyến.

Báo cáo của Universitas Diponegoro 2019, 15 sau đó là báo cáo KITLV-LP3ES-Undip-ISEAS vào năm 2021, cả hai đều tiết lộ rằng Chính phủ Indonesia đã sử dụng lính đánh thuê mạng để hỗ trợ các chính sách đàn áp của họ trong đại dịch Covid-19. Lính đánh thuê mạng, 16 như được định nghĩa trong bối cảnh Indonesia, là một mạng lưới linh hoạt gồm những người gây kích động, điều phối viên, người có ảnh hưởng, người sáng tạo nội dung và nhà tư vấn chính trị, những người đã phối hợp với nhau để thao túng dư luận thông qua phương tiện truyền thông xã hội bằng cách tạo ra một câu chuyện nhất định về các vấn đề chính trị nhất định. Nguồn tài trợ của nhóm này đến từ các chính trị gia, đảng phái chính trị và doanh nhân. 17 Hoạt động của lính đánh thuê trên mạng và sự điều chỉnh  dư luận nhằm tạo ra sự đồng thuận đối với các chính sách không phổ biến được đưa ra trong suốt thời kỳ Covid19 bằng cách phát tán các trò lừa bịp và các tin tức giả mạo, cũng như là bằng cách lừa phỉnh và chơi khăm những người phản đối chính phủ. 18

Chính phủ Indonesia đã thành công trong việc điều hướng lĩnh vực công cộng trên nền tảng kỹ thuật số ở Indonesia và đã ngăn nó trở thành một không gian tự do, nơi có thể lắng nghe tiếng nói của các nhà hoạt động xã hội dân sự. Vì vậy, việc thao túng dư luận trên mạng của những kẻ đánh thuê mạng có thể được coi là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại hơn về sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số tại quốc gia lớn thứ 4 thế giới.

Xem xét những biến đổi nêu trên cho thấy Indonesia dần dần nhưng chắc chắn đang hướng tới chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số với mức độ lớn hơn. Mặc dù các nhà hoạt động xã hội dân sự và thế hệ trẻ ở Indonesia đang chống lại chủ nghĩa độc tài ngày vốn đang ngày càng gia tăng này, nhưng trong tương lai thì không chắc chắn và không rõ liệu Indonesia có thể đảo ngược quá trình dân chủ mà nó trải nghiệm kể từ giữa những năm 2010 hay không.

Damar Juniarto
Damar Juniarto is the Executive Director and co-founder SAFEnet (Southeast Asia Freedom of Expression Network).

Top banner: Jakarta, Indonesia-June 2021-Police and TNI officers wear hazmats during the operation of the COVID-19 hunting team. Photo: Wulandari Wulandari, Shutterstock

Notes:

  1. Freedom House, Freedom on the Net 2020: Indonesia, https://freedomhouse.org/country/indonesia/freedom-net/2020
  2. IDEA Global State of Democracy, 2019, https://www.idea.int/publications/catalogue/global-state-of-democracy-2019
  3. [1]Reporters Without Borders’ (RSF), Indonesia, 2021, https://rsf.org/en/indonesia
  4. Survei Komnas HAM Refleksi 20 Tabun Undang-Undang Hak Asasi Manusia https://www.komnasham.go.id/index.php/laporan/2020/02/14/61/survei-komnas-ham-refleksi-20-tahun-undang-undang-hak-asasi-manusia.html
  5. Data Reportal Indonesia 2022, last modified 18 February 2022, https://datareportal.com/reports/digital-2022-indonesia
  6. Damar Juniarto, “The Rise of Digital Authoritarianism in Indonesia”, ASEANFocus, Issues 4/Dec 2020 page 13, https://www.iseas.edu.sg/wp-content/uploads/2020/12/ASEANFocus-December-2020.pdf
  7. CitizenLab, An Analysis of Indonesia and Philippines governmenrt launch Covid-19 apps, 2020 https://citizenlab.ca/2020/12/faq-an-analysis-of-indonesia-and-the-philippines-government-launched-covid-19-apps/
  8. Digital Reach, Digital Contact Tracing Indonesia, 2020 https://digitalreach.asia/digital-contact-tracing-indonesia/
  9. Indonesia National Commission of Human Rights, Annual Report 2019, https://www.komnasham.go.id/index.php/laporan/2020/12/09/76/laporan-tahunan-komnas-ham-2019.html
  10. Southeast Asia Freedom of Expression Network, Digital Situation Report in Indonesia 2020: Digital Repression Amid The Pandemic,https://safenet.or.id/2021/05/digital-situation-report-2020/
  11. Southeast Asia Freedom of Expression Network, Digital Situation Report in Indonesia 2021: The Pandemic Might Be Under Control, But Digital Repression Continues,https://safenet.or.id/2022/03/in-indonesia-digital-repression-is-keep-continues/
  12. AccessNow, “No Internet Shutdowns, let’s keep it on”, https://www.accessnow.org/no-internet-shutdowns-lets-keepiton/
  13. Southeast Asia Freedom of Expression Network, Digital Situation Report in Indonesia 2020: Digital Repression Amid The Pandemic,https://safenet.or.id/2021/05/digital-situation-report-2020/
  14. Southeast Asia Freedom of Expression Network, Digital Situation Report in Indonesia 2021: The Pandemic Might Be Under Control, But Digital Repression Continues,https://safenet.or.id/2022/03/in-indonesia-digital-repression-is-keep-continues/
  15. Wijayanto, Ph.D, Dr. Nur Hidayat Sardini, Gita Nindya Elsitra, Orisa Irhamna, Laporan Penelitian Menciptakan Ruang Siber yang Kondusif Bagi Pegiat Anti-Korupsi, Universitas Diponegoro 2019
  16. [1]Inside Indonesia, “Cyber Mercenaries vs The KPK”, last modified 2022, https://www.insideindonesia.org/cyber-mercenaries-vs-the-kpk
  17. Inside Indonesia, “Organisation and Funding of Social Media Propaganda”, last modified 2022, https://www.insideindonesia.org/organisation-and-funding-of-social-media-propaganda
  18. Inside Indonesia, “The Threat of Cyber Troops”, last modified 2022, https://www.insideindonesia.org/the-threat-of-cyber-troops