Hàn gắn mối quan hệ Campuchia-Hoa Kỳ: Từ phương diện Campuchia

Kimkong Heng

Campuchia và Hoa Kỳ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020. Lễ kỷ niệm diễn ra trong bối cảnh hai nước ngày càng mất lòng tin và ngày càng nghi ngờ lẫn nhau. Trong những năm qua, quan hệ Campuchia-Hoa Kỳ có nhiều biến động, liên quan đến nhiều vấn đề, bao gồm lợi ích địa chính trị và chiến lược, nhân quyền, dân chủ và gần đây là yếu tố Trung Quốc. 1 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan hệ song phương đặc biệt căng thẳng với sự cáo buộc, đối đầu và sự mất lòng tin lẫn nhau. Năm 2017, Campuchia cáo buộc Mỹ thông đồng với Đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia (CNRP) — đảng đối lập chính của Campuchia và hiện nay đã giải thể — là chống lại chính phủ Campuchia. Năm 2019, Hoa Kỳ cáo buộc Campuchia đã ký một thỏa thuận bí mật với Trung Quốc để cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia ở tỉnh Preah Sihanouk. Cả hai quốc gia đều phủ nhận những cáo buộc của nhau và đã cố gắng đạt được quan hệ tái thiết, nhưng quan hệ của hai nước dường như bị mắc kẹt trong một vòng xoáy theo chiều đi xuống.

Trong bài viết này, tôi sẽ xem xét mối quan hệ căng thẳng giữa Campuchia và Mỹ trong những năm gần đây và đề xuất những gì cần phải làm để cải thiện mối quan hệ này trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy với trục phân chia Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng.

Căng thẳng quan hệ Campuchia-Mỹ

Kể từ năm 2017, quan hệ Campuchia-Mỹ đã xuống mức thấp mới. Vào tháng 1 năm 2017, Campuchia đã hủy cuộc tập trận chung với Mỹ — cuộc tập trận này được gọi là Angkor Sentinel — với lý do nước này bận tâm đến các cuộc bầu cử ở các cấp xã và cấp quốc gia. Vào tháng 2 năm 2017, William Heidt, Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó tại Phnom Penh, cho biết Campuchia nên trả khoản nợ chiến tranh trị giá 500 triệu đô la – một yêu cầu đã gây ra sự phản đối kịch liệt của người dân Campuchia, đặc biệt là các nhà lãnh đạo chính trị, những người coi khoản nợ là “bẩn thỉu” và “đẫm máu”. 2

Vào cuối năm 2017, CNRP đã bị giải thể theo lệnh của tòa án, được coi là một phần trong chiến dịch đàn áp của chính phủ Campuchia đối với các phương tiện truyền thông độc lập, xã hội dân sự và các nhóm đối lập. Cuộc đàn áp khiến Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền bị gặp cản trở trong cuộc bầu cử năm 2018, và giành được tất cả 125 ghế trong Quốc hội. Sau cuộc bầu cử và cuộc đàn áp tiếp theo báo hiệu nền dân chủ của Campuchia đang tụt lùi và tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi đó, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt thị thực và đóng băng tài sản đối với một số quan chức cấp cao và tài phiệt Campuchia, những người vốn là đồng minh thân cận của Thủ tướng Hun Sen, với lý do tham nhũng. Ví dụ, theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã xử phạt Hing Bun Hieng, chỉ huy đơn vị vệ sĩ của Hun Sen và Kun Kim, cựu tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia. Hoa Kỳ cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một công ty Trung Quốc, được gọi là Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG), vì chiếm giữ và phá dỡ đất của người Campuchia địa phương. 3 UDG đã và đang xây dựng dự án Dara Sakor trị giá 3,8 tỷ USD với một sân bay quốc tế có đường băng đủ dài để máy bay Boeing 747 hoặc máy bay quân sự hạ cánh.

121024-N-NJ145-024 GULF OF THAILAND (Oct. 24, 2012) Royal Cambodian Navy patrol crafts (PC 1141 and PC 1142) participating in the at sea phase with USS Vandegrift (FFG 48), during Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) Cambodia 2012. Wikipedia Commons

Vào tháng 12 năm 2020, việc Campuchia đủ điều kiện gia nhập Hệ thống ưu tiên chung (GSP) của Hoa Kỳ đã hết hạn và việc gia hạn vẫn đang chờ xử lý. Một số cảnh báo rằng Campuchia có thể bị loại khỏi GSP, do nền dân chủ và nhân quyền ở Campuchia bị suy giảm trong những năm gần đây. 4 Trước đó, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Dân chủ Campuchia vào năm 2019 và một lần nữa vào tháng 9 năm 2021. Dự luật, nếu được ký thành luật, sẽ dẫn đến các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các quan chức cấp cao của Campuchia, những người này bị coi là phải chịu trách nhiệm phá hoại nền dân chủ ở Campuchia.

Vào tháng 6 năm 2021, Mỹ đã quyết định kết thúc sớm chương trình viện trợ chống nạn phá rừng ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Prey Lang của Campuchia, với lý do chính phủ Campuchia không ngăn chặn được hoạt động khai thác gỗ trái phép trong các khu bảo tồn. 5 Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền Campuchia bắt giữ một số nhà hoạt động vì môi trường trẻ. Vào năm 2020, Thụy Điển cũng quyết định loại bỏ chương trình hỗ trợ phát triển cho chính phủ Campuchia và chuyển hướng sang hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền, những người ủng hộ dân chủ và các nhóm xã hội dân sự.

Vào tháng 11 năm 2021, Washington đã trừng phạt thêm hai quan chức quân sự cấp cao của Campuchia, bao gồm cả chỉ huy hải quân Campuchia là Tea Vinh, vì cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc xây dựng Căn cứ Hải quân Ream, căn cứ hải quân lớn nhất của Campuchia. Lệnh trừng phạt này là diễn biến tiếp theo việc trước đó Campuchia phá dỡ một tòa nhà do Mỹ tài trợ tại ở căn cứ này vào tháng 9 năm 2020 và khiên cho Washington càng lo ngại về sự hiện diện quân sự tiềm tàng của Trung Quốc ở Campuchia. 6

Hơn nữa, do lo ngại về cái được xác định là tham nhũng, vi phạm nhân quyền và ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Campuchia, vào tháng 12 năm 2021, Washington đã áp đặt thêm một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Phnom Penh, bao gồm lệnh cấm vận vũ khí và hạn chế xuất khẩu mới, Thủ tướng Hun Sen đã đáp trả các lệnh trừng phạt, ra lệnh cho quân đội Campuchia thu thập tất cả vũ khí của Mỹ trong nước, cất giữ vào vào kho hoặc tiêu hủy chúng. 7

Tất cả các biện pháp trừng phạt, trao đổi và sự kiện này phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Phnom Penh và Washington, và cho thấy sự mất lòng tin ngày càng tăng giữa hai nước. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong số những vấn đề này là cáo buộc của Mỹ rằng Campuchia cho phép Bắc Kinh sử dụng một phần Căn cứ Hải quân Ream cho mục đích quân sự. Vấn đề về các lực lượng vũ trang tiềm tàng của Trung Quốc ở Campuchia là đáng lo ngại, vì nó sẽ làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Campuchia và Mỹ. Nó cũng sẽ làm gia tăng sự bất định và không tin tưởng giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại rộng rãi hơn về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Khi Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại lớn hơn về sự chuyển hướng độc tài của Campuchia và mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Trung Quốc, nhiều vấn đề như trên sẽ nảy sinh và ảnh hưởng đến tương lai của Campuchia. Điều này đòi hỏi Campuchia cần đảo ngược sự bỏ mặc dân chủ và điều hướng các mối quan hệ đối ngoại của mình một cách thông minh và cẩn thận hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, Campuchia cần tránh bị cuốn vào giữa cuộc cạnh tranh quyền lực này, nếu không sẽ có nguy cơ phải đối mặt với thảm kịch mà Campuchia đã trải qua khoảng nửa thế kỷ trước. 8

The US delivers Janssen COVID-19 vaccines to Cambodia as part of the COVAX program in 2021. Wikipedia Commons

Những điều cần làm

Để hàn gắn mối quan hệ Campuchia-Hoa Kỳ, một số nhà phân tích đã gợi ý rằng Mỹ nên gắn kết với Campuchia ở lĩnh vực không liên quan đến yếu tố Trung Quốc để tạo ra “điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng sự tin cậy và long tin”. 9 Đây là một gợi ý hay, nhưng tôi cho rằng chính phủ Campuchia cần chủ động hơn trong việc định hình nhận thức của các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ và khôi phục sự tin cậy và long tin để làm cho mối quan hệ hai nước tốt đẹp trở lại. Để đạt được mục tiêu này, cần phải xem xét một số hành động nhất định, đặc biệt là về phía chính phủ Campuchia, vì Campuchia có thể mất nhiều hơn Mỹ nếu quan hệ song phương giữa hai nước tiếp tục bị phá hủy bởi sự mất long tin và sự đối đầu.

Trước tiên, Campuchia cần giải quyết hình ảnh đã bị hoen ố của mình. Do có mối liên kết chặt chẽ với Trung Quốc, Campuchia được mệnh danh là một nước chư hầu của Trung Quốc hay là đại diện của Trung Quốc. 10 Sự thất bại của ASEAN vào năm 2012 khi Campuchia là chủ tịch ASEAN đã củng cố nhận thức rằng Campuchia là một quốc gia ủy nhiệm của Trung Quốc. Mặc dù Campuchia đã lập luận ngược lại, nhưng nhận thức này vẫn tồn tại, do sự hiện diện và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Campuchia và ở Đông Nam Á trên phạm vi rộng hơn. Do đó, Campuchia cần phải xem xét yếu tố Trung Quốc một cách thận trọng và thông minh khi đề cập đến các vấn đề quốc tế và các vấn đề địa chính trị rộng lớn hơn. Nước này cần thực hiện một hướng đi ngoại giao tinh tế nhằm cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và với Mỹ, thay vì quấn quít với Trung Quốc với cái giá phải trả là an ninh lâu dài của nước này.

Cambodia’s embassy in Washington D.C. Wikipedia Commons

Thứ hai, chính phủ Campuchia cần kiềm chế hành động có thể vô tình phát triển tinh thần chống Mỹ. Trong vài năm qua, để đối phó với các lệnh trừng phạt và áp lực của Hoa Kỳ, một số quan chức và nhà ngoại giao cấp cao của Campuchia đã đáp trả Hoa Kỳ bằng các cách tiếp cận ngoại giao ít hơn. 11 Điều này có khả năng kích thích người dân Campuchia có phản ứng cảm xúc tiêu cực đối với Mỹ, điều này có hại cho mối quan hệ của Campuchia với Mỹ. Về vấn đề này, các quan chức và nhà ngoại giao Campuchia không nên sử dụng ngoại giao “chiến binh sói”. Thay vào đó, họ nên thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về chính sách đối ngoại và lợi ích của Hoa Kỳ, đồng thời tìm cách thích ứng với chính sách đó và giải quyết các vấn đề xã hội và chính trị trong nước.

Thứ ba, nền dân chủ non trẻ và mong manh của Campuchia được cho là đang thụt lùi sau khi CNRP giải thể. Sự buông bỏ dân chủ này thể hiện một cách thức hiển nhiên khiến Campuchia khó có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào các tổ chức và quốc gia dân chủ tự do như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Việc EU rút một phần kế hoạch buôn bán Tất Cả Mọi Thứ Trừ Vũ Khí (Everything but Arms) khỏi Campuchia vào năm 2020 và các biện pháp trừng phạt khác của Mỹ đối với các quan chức cấp cao của chính phủ Campuchia là những ví dụ về mối quan hệ ngày càng khó khăn giữa Campuchia và các quốc gia dân chủ tự do lớn. 12 Do đó, điều quan trọng là Campuchia phải quay trở lại con đường dân chủ để mang lại hy vọng cho người dân và các đối tác phát triển vốn đã đem lại sự phát triển dân chủ ở một mức độ nào đó ở Campuchia.

Thứ tư, với vai trò là chủ tịch ASEAN vào năm 2022, Campuchia có cơ hội thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Mỹ và nâng cao quan hệ ASEAN-Mỹ. Để đưa quan hệ Campuchia-Hoa Kỳ lên một tầm cao mới, Campuchia cần tuân thủ các nguyên tắc trung lập và độc lập trong chính sách đối ngoại của mình. Mặc dù một quốc gia nhỏ như Campuchia khó có thể chống lại những tác động từ bên ngoài, đặc biệt là trong thời điểm cạnh tranh các cường quốc ngày càng gia tăng, nhưng nắm lấy các cách tiếp cận trung lập và đa phương đối với các vấn đề khu vực và quốc tế sẽ việc khôn ngoan của Campuchia. Nếu Campuchia có thể thể hiện chính sách đối ngoại vững chắc và độc lập của mình đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu tại các cuộc họp cấp cao như Hội nghị cấp cao ASEAN, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, thì mối quan hệ Campuchia-Mỹ sẽ thân thiện hơn.

Thứ năm, Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và cải thiện quan hệ với Campuchia. 13 Hoa Kì cần phải gắn kết với Campuchia nhiều hơn và một cách chiến lược hơn. Ngoài việc xem Campuchia không chỉ liên quan đến yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Campuchia và khu vực, Mỹ cũng cần nỗ lực xây dựng lòng tin và sự tin cậy đối với các nhà lãnh đạo Campuchia. Để đạt được mục tiêu này, Mỹ cần tăng cường sự can dự của mình với Campuchia không chỉ các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Hỗ trợ nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng và phục hồi kinh tế sau đại dịch sẽ rất hữu ích trong việc phục hồi và củng cố mối quan hệ Campuchia-Hoa Kỳ.

Tóm lại, mặc dù Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quan hệ Hoa Kỳ-Campuchia, thì Campuchia mới là nước đi đầu trong việc cải thiện quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Là một quốc gia nhỏ với sức mạnh và đòn bẩy hạn chế, ít có khả năng Campuchia có thể ảnh hưởng đến cách Hoa Kỳ thực thi chính sách đối ngoại của mình; tuy nhiên, Campuchia có thể nỗ lực để xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau. Phnom Penh cần quản lý các mối quan hệ của mình với cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này bằng sự linh hoạt, thận trọng và phán đoán đúng đắn. Campuchia cũng cần phải xem xét cách thức thể hiện mình trên trường quốc tế và khu vực để tránh bị coi là một quốc gia ủy nhiệm của Trung Quốc, vì điều này chắc chắn sẽ phản lại Hoa Kì trong chiến dịch của quốc gia này nhằm kiềm chế sự trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương nói chung. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Campuchia-Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong sự phát triển dân chủ và nhân quyền ở Campuchia. Trong khi đó, nếu quan hệ đó căng thẳng thì sẽ khiến cho tương lai của Campuchia trở nên mù mịt.

Kimkong Heng
Kimkong Heng là học giả Giải thưởng Australia và là nghiên cứu sinh tại Đại học Queensland, Australia. Ông cũng là người đồng sáng lập và là tổng biên tập của Diễn đàn Giáo dục Campuchia (Cambodian Education Forum) và là thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phát triển Campuchia (Cambodia Development Center). Mối quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm TESOL, gắn kết nghiên cứu và chính sách đối ngoại.

Notes:

  1. Leng, Thearith, and Vannarith Chheang, “Are Cambodia-US Relations Mendable?,” Asia Policy 28, no. 4 (2021): 124-133. https://muse.jhu.edu/article/836215/pdf
  2. Chheang, Vannarith, “Cambodia Rejects Paying ‘Dirty Debt’ to the US,” Al Jazeera, March 21, 2017, https://www.aljazeera.com/opinions/2017/3/21/cambodia-rejects-paying-dirty-debt-to-the-us.
  3. US Department of the Treasury, “Treasury Sanctions Chinese Entity in Cambodia Under Global Magnitsky Authority,” September 15, 2020, https://home.treasury.gov/news/press-releases/sm1121
  4. Suy, Heimkhemra, “Trade Holds the Key to the Renewal of US-Cambodia Ties,” The Diplomat, May 27, 2021, https://thediplomat.com/2021/05/trade-holds-the-key-to-the-renewal-of-us-cambodia-ties/
  5. Mech, Dara, “Updated: US Ends Funding in $21M Prey Lang Project, Citing Continued Logging,” VOD English, June 17, 2021, https://vodenglish.news/us-ends-funding-to-21m-prey-lang-project-citing-continued-logging/
  6. Mech, Dara, “Updated: US Ends Funding in $21M Prey Lang Project, Citing Continued Logging,” VOD English, June 17, 2021, https://vodenglish.news/us-ends-funding-to-21m-prey-lang-project-citing-continued-logging/
  7. Bangkok Post, “Angry Hun Sen Orders US Weapons Destroyed,” December 10, 2021, https://www.bangkokpost.com/world/2230015/angry-hun-sen-orders-us-weapons-destroyed
  8. Vann, Bunna, “As US-China Rivalry Grows, Will Cambodia’s Tragedy Return?,” Politikoffee, June 28, 2021, https://www.politikoffee.com/en/politik/5685
  9. Sao, Phal Niseiy, “US Engagement with Cambodia Needs to Move Beyond the ‘China Factor,’” The Diplomat, June 4, 2021, https://thediplomat.com/2021/06/us-engagement-with-cambodia-needs-to-move-beyond-the-china-factor/
  10. Heng, Kimkong, “Rethinking Cambodia’s Foreign Policy Towards China and the West,” International Policy Digest, May 31, 2019, https://intpolicydigest.org/rethinking-cambodia-s-foreign-policy-towards-china-and-the-west/
  11. Heng, Kimkong, “Cambodia in 2019 and Beyond: Key Issues and Next Steps Forward,” Cambodian Journal of International Studies 3, no. 2 (2019): 121-143. https://uc.edu.kh/cjis/CJIS%203(2)%20Heng%20paper%20abstract.pdf
  12. Heng, Kimkong, “The West’s Cambodia Dilemma,” Pacific Forum, October 13, 2020, https://pacforum.org/publication/pacnet-56-the-wests-cambodia-dilemma
  13. Như trên.