Bản sắc và sự hòa nhập xã hội

Htet Paing Oo

Shan State, Myanmar. Local village woman with son pose for a photo. Natalia Davidovich / Shutterstock.com

Các vấn đề liên quan đến bản sắc và hòa nhập xã hội là một điểm gây tranh cãi lâu dài trong xã hội Myanmar. Myanmar là một trong những quốc gia đa dạng về sắc tộc nhất trên thế giới, với 135 nhóm dân tộc được chính thức công nhận và khoảng 107 ngôn ngữ. Nhiều cộng đồng tôn giáo cùng tồn tại trong biên giới của đất nước này, bao gồm Phật giáo (87,9%), Thiên chúa giáo (6,2%), Hồi giáo (4,3%), Ấn Độ giáo (0,5%) và Animist (0,8%). Trong bối cảnh đó, một di sản thuộc địa gây chia rẽ và lịch sử thống trị của nhóm dân tộc đa số Bamar đã tạo ra những đứt gãy về sắc tộc và tôn giáo, dẫn đến sự chia rẽ tiếp tục trong xã hội ngày nay.

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về bản sắc và sự hòa nhập xã hội đã phát triển như thế nào trong mười năm chính phủ bán dân chủ ở Myanmar từ 2011 đến 2021; đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP), và sau đó, từ năm 2016 là chính phủ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vốn được lựa chọn dựa trên sự bầu cử phổ biến. Tính cộng gộp về mặt xã hội được hình dung theo ba khía cạnh: dân tộc, tôn giáo, cũng như giới tính và khuynh hướng tình dục. Bất chấp sự lạc quan thận trọng rằng các chính phủ bán dân chủ sẽ mở ra mức độ cộng gộp lớn hơn trong xã hội Myanmar, thì tiến trình đạt được mục tiêu đó vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1 tháng 2 năm 2021 đánh dấu một bước ngoặt tiềm năng về sự hình thành các khối đoàn kết mới giữa những sự chia cắt không thể kiểm soát trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu những mối liên kết ban đầu này sẽ chứng tỏ là tồn tại lâu dài hay không, khi nhiều bên liên quan đều đang điều hướng trong một bối cảnh đang ngày càng trở nên tồi tệ

Bản sắc và sự hòa nhập xã hội trong bối cảnh lịch sử của Myanmar

Dưới chế độ thuộc địa (1824-1948), chính sách chia để trị của người Anh đã khiến đa số dân tộc Bamar chống lại các dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh thiếu bản sắc dân tộc cố kết, thời kỳ hậu độc lập hỗn loạn đã chứng kiến ​​một số nhóm dân tộc thiểu số thành lập các Tổ chức Vũ trang Dân tộc (EAO) trong cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ lớn hơn. Sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962, sự đàn áp do nhà nước bảo trợ đối với các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo đã gia tăng. Việc chính phủ quân sự thông qua Luật Quốc tịch Myanmar năm 1982, vẫn không được đặt tên, phân biệt đối xử với các nhóm bao gồm người Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Trung Quốc, những người này bị từ chối quyền công dân đây đủ với cái cớ là họ không được coi là người bản địa (Taing Yin Thar) của Myanmar. Những người Hồi giáo bị chia tách nhiều hơn và bị trục xuất khỏi các vị trí của chính phủ và quân đội. Quân đội cũng dành sự ưu đãi cho một số nhóm dân tộc thiểu số nhất định, đồng thời đàn áp nghiêm khắc những nhóm khác trong các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào những năm 1990.

Sự phân biệt đối xử của nền cai trị của quân đội cũng mở rộng đến lĩnh vực giới tính. Tatmadaw (Quân đội Miến Điện) theo truyền thống coi sự lãnh đạo của phụ nữ là điều cấm kỵ. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của nó ghi nhớ câu cửa miệng bằng tiếng Miến Điện rằng: “Bình minh chỉ đến khi gà trống gáy, chứ không phải là lúc gà mái gáy”, ngụ ý rằng đất nước chỉ có thể hùng mạnh khi đàn ông cai quản. Tatmadaw cũng quảng bá một câu chuyện về sự lãnh đạo của những phụ nữ kém năng lực, bịa đặt một câu chuyện rằng chính quyền cai trị thiếu thận trọng của Nữ hoàng Suphayarlat đã dẫn đến sự thống trị của Đế quốc Miến Điện thuộc Anh. Do đó, Hiến pháp năm 2008 do quân đội ban hành quy định là một số chức vụ quan trọng chỉ dành cho nam giới. Vì phụ nữ chỉ mới được phép phục vụ trong quân đội gần đây, họ không có nhiều đại diện trong các vị trí quân sự và chính trị.

National League for Democracy’s headquarters in Yangon (before reconstruction). Wikipedia Commons

Chuyển đổi sang chế độ bán dân chủ theo USDP (2010-2015) và NLD (2016-2021): Tiến bộ hạn chế đối với hòa nhập xã hội

Sự bao gộp về mặt sắc tộc

Sau quá trình chuyển đổi chính trị năm 2011, chính phủ USDP đã áp dụng phương pháp chia để trị đối với các nhóm dân tộc thiểu số; nó loại trừ một số nhóm EAO ra khỏi  Phiên thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA). Phiên thỏa thuận này bước đầu tiên để dẫn tới cuộc đối thoại hòa bình rộng khắp. Việc NLD nắm chính phủ trong cuộc bầu cử năm 2015 đã làm dấy lên hy vọng mới về sự hòa nhập và sự đối xử bình đẳng giữa các nhóm dân tộc. Trong tuyên ngôn bầu cử của mình, NLD hứa sẽ tổ chức đối thoại chính trị để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột sắc tộc và hướng tới một liên minh liên bang thực sự được xây dựng trên các nguyên tắc về quyền bình đẳng, quyền tự quyết và chia sẻ nguồn lực. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ chính phủ kéo dài 5 năm, NLD đã không đạt được nhiều thành tựu so với những lời hứa của mình. NLD sau đó đã biện minh cho sự thất bại của mình bằng cách tuyên bố rằng nó bị Hiến pháp năm 2008 ràng buộc.

Từ góc nhìn của các dân tộc thiểu số, thất bại này là do niềm tin về sự siêu đẳng dân tộc của NLD. Niềm tin này cho rằng người Bamar đa số phải luôn nắm quyền các cơ quan quản lý của nhà nước. Các nhà lãnh đạo dân tộc thiểu số đã chỉ trích sự liên hệ chặt chẽ của chính phủ NLD với Tatmadaw, sự miễn cưỡng của họ trong việc sửa đổi Hiến pháp và sự phản đối của họ đối với việc sửa đổi các phần hiến pháp liên quan đến việc chia sẻ quyền lực bình đẳng với các nhóm dân tộc thiểu số.

Sự bao gộp về mặt tôn giáo

Mặc dù Phật giáo không còn là quốc giáo kể từ năm 1962, Mục 361 của Hiến pháp năm 2008 vẫn dành cho nó một “vị trí đức tin đặc biệt” trong xã hội Myanmar. Do đó, các chính phủ kế tiếp của Myanmar tiếp tục đem lại đặc quyền cho Phật giáo và đồng thời gây thiệt hại cho các nhóm tôn giáo khác. Điều này thể hiện qua các chính sách, luật pháp và thực hành nhằm cản trở sự hòa nhập tôn giáo ở cấp độ cộng đồng và cá nhân. Một ví dụ rõ ràng là sự đối xử bất bình đẳng giữa các nhóm tôn giáo khác nhau trong việc xây dựng các công trình thờ tự. Các Phật tử có thể tự do xây dựng chùa, đền, hoặc bất kỳ loại công trình tôn giáo nào khác ở bất cứ nơi nào họ thích. Ngược lại, các nhóm Cơ đốc giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo gặp khó khăn khi xin phép sửa chữa các tòa nhà thờ cúng hiện có hoặc xây mới.

Ashin Wirathu, a Burmese Buddhist monk, leader of the Myanmar’s extremist 969 Movement. He has been accused of conspiring to persecute Muslims in Myanmar through his speeches, although he claims to be a peaceful preacher – a claim disputed by others. Wikipedia Commons

Chính phủ USDP (và Tatmadaw) đã trực tiếp thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Phật giáo bằng cách huy động các mạng lưới và nhóm hoạt động cánh hữu. Phong trào dân tộc chủ nghĩa Phật giáo 969 và Hiệp hội Bảo vệ Chủng tộc và Tôn giáo (MaBaTha) được thành lập để bảo vệ chủng tộc và tôn giáo Phật giáo Miến Điện. Đặc biệt, sự bất công đối với cộng đồng Hồi giáo có ngay trong các điều luật mang tính  phân biệt đối xử của nhà nước và trong sự thù địch của cộng đồng Phật giáo. Vào tháng 4 và tháng 8 năm 2015, chính phủ USDP đã thông qua bốn luật được gọi chung là Luật Bảo vệ Chủng tộc và Tôn giáo. Những luật này nhằm mục đích loại trừ cộng đồng Hồi giáo tương tác với cộng đồng Phật giáo trên khắp đất nước. Kể từ năm 2012, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Rakhine, cùng với các dân tộc thiểu số khác, đã đốt phá hoặc phá hủy hàng trăm tòa nhà tôn giáo Hồi giáo, bao gồm các nhà thờ Hồi giáo và trường học tôn giáo (madrasas) trên nhiều thị trấn ở Bang Rakhine. Chính phủ bang Rakhine, chủ yếu là Bộ An ninh và Các vấn đề Biên giới, được cho là đã tài trợ cho việc phá hủy các cơ sở hạ tầng tôn giáo của cộng đồng Hồi giáo. Ngày nay, chỉ còn lại một số nhà thờ Hồi giáo để cộng đồng Hồi giáo tham gia vào các nghi lễ tôn giáo và thờ cúng công cộng.

Chính phủ NLD phần lớn đã thất bại trong việc loại trừ cộng đồng Hồi giáo: đáng chú ý, nó đã không ngăn chặn hiệu quả việc chính trị hóa tôn giáo của USDP và việc các nhà hoạt động cánh hữu kích động làn sóng chống Hồi giáo, cũng như không bãi bỏ các thực hành phân biệt đối xử nhằm loại trừ cộng đồng người Hồi giáo khỏi quyền công dân, bao gồm quyền công dân bình đẳng và quyền tự do đi lại ngoài khu vực hay làng xã của họ. NLD cũng không cải thiện được khả năng tiếp cận của cộng đồng Hồi giáo đối với các dịch vụ công như giáo dục và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở bang Rakhine.

Căng thẳng giữa các tôn giáo cũng xuất hiện trong mối quan hệ với các cộng đồng không theo đạo Phật khác. Tỷ lệ chuyển đổi sang Cơ đốc giáo ngày càng tăng giữa các Phật tử và những người theo thuyết vật linh của Bang Rakhine đã làm gia tăng căng thẳng trong làng xã. Đáp lại, cộng đồng Phật giáo cố gắng hạn chế số lượng người truyền đạo Cơ đốc và xây dựng các nhà thờ Cơ đốc. Trong các lĩnh vực khác, căng thẳng tôn giáo đã góp phần gây ra bạo lực, ngay cả trong cùng một nhóm dân tộc. Một ví dụ nổi bật về xung đột tôn giáo nội bộ như vậy là xung đột vũ trang giữa Liên minh Quốc gia Cơ đốc giáo Karen (KNU) và Quân đội Phật giáo Karen (DKBA) về “những giọng điệu tôn giáo quá khích mạnh mẽ” mặc dù hai nhóm ‘bản sắc dân tộc chung.

Giới tính và khuynh hướng tình dục

Sự loại trừ trên nền tảng giới và khuynh hướng tình dục vẫn là một vấn đề dai dẳng ở Myanmar. Xu hướng đề cao nam giờ đã ăn sâu vào xã hội Myanmar bất kể là sắc tộc nào. Các tổ chức xã hội, văn hóa và tôn giáo do nam giới thống trị trong lịch sử đã loại trừ phụ nữ và những người LGBTQ + khỏi nhiều quyền công dân. Việc loại trừ phụ nữ đặc biệt rõ rệt trong cộng đồng Phật giáo Bamar: Hầu hết đàn ông và phụ nữ theo đạo Phật đều chấp nhận rằng nam giới là những người vượt trội về mặt tinh thần bởi vì họ tin rằng nam giới có một phẩm chất bẩm sinh được gọi là hpon. Do đó, phụ nữ không được phép đi tu, ở gần các tượng Phật nhất định, hoặc ở vị trí cao hơn nam giới.

Do Aung San Suu Ky at a forum in Prague in September 2013. Photo: Nadezda Murmakova / Shutterstock.com

Sau cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ năm 1988, sự tham gia của phụ nữ vào chính trị đã tăng dần, với sự xuất hiện của nhiều nữ lãnh đạo và nhà hoạt động chính trị là nữ. Tỷ lệ đại diện của phụ nữ trong quốc hội cũng tăng trong nhiệm kỳ của chính phủ NLD, từ dưới 5% trong cuộc bầu cử năm 2010 lên 13% trong cuộc bầu cử năm 2015 và 15% trong cuộc bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, bất chấp xu hướng đáng khích lệ này, rất ít phụ nữ được lựa chọn vào các vị trí lãnh đạo địa phương hay cộng đồng, chẳng hạn như Quản trị viên thôn bản (VTA), cộng đồng người lớn tuổi và tổ chức xã hội dân sự (CSO) hay tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO). Sự tham gia của phụ nữ vào tiến trình hòa bình của đất nước cũng thấp một cách phi lí,họ chỉ có 4 trong số 67 đại diện trong vai trò nhà đàm phán của NCA (tức là 6%), tất cả đều là đại biểu của EAO; không ai trong số đó là là đại biểu của chính phủ, Tatmadaw hoặc các tổ chức CSO địa phương.

Kể từ khi có sự chuyển đổi chính trị vào năm 2010, những người LGBTQ + đã được trải nghiệm một môi trường xã hội dần dần an toàn hơn và mức độ chấp nhận của xã hội cũng cao hơn. Tuy nhiên, họ tiếp tục phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở cả cấp độ xã hội và chính sách. Ví dụ, quan hệ tình dục đồng giới vẫn là bất hợp pháp trong khi những cử chỉ biểu hiện sự chuyển giới bị coi là tôi phạm hình sự theo Mục 377. Người LGBTQ + cũng hiếm khi có đại diện trong quốc hội, chính phủ hoặc các vị trí lãnh đạo cộng đồng.

People of Myanmar protest calling for freedom and release of Myanmar’s ousted civilian leader Aung San Suu Kyi, against a military coup in Mandalay, Myanmar, on July 18.2021. Photo: Sai Han One / Shutterstock.com

Cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2 năm 2021: Bước ngoặt cho mối quan hệ liên làng xã?

Cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1 tháng 2 năm 2021 thể hiện một bước ngoặt đối trong sự cộng gộp về xã hội ở Myanmar. Trong bốn tháng kể từ cuộc đảo chính, quan hệ giữa các xã dường như có những thay đổi đáng kể. Mặc dù các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người ở khu vực biên giới, đã phải chịu sự đối xử tàn bạo của Tatmadaw trong nhiều thập kỷ, thì nhiều người Bamar lần đầu tiên được chứng kiến ​​sự ngược đãi của người Tatmadaw. Điều này đã thúc đẩy nhận thức và suy nghĩ của người Bamar, nhiều người trong số họ đã bày tỏ sự đồng cảm hơn đối với hoàn cảnh của các dân tộc thiểu số và công khai xin lỗi vì đã không nhận ra và phản ứng kịp đối với những đau khổ của các dân tộc thiểu số, bao gồm cả cộng đồng Rohingya.

Phong trào ủng hộ dân chủ cũng tạo cơ hội cho các nhóm yếu thế có cơ hội thách thức các thứ bậc trong xã hội đồng thời thu hút sự chú ý của công chúng vào các mục tiêu của họ. Phụ nữ đi đầu trong phong trào biểu tình; Ví dụ, cuộc biểu tình chống đảo chính đầu tiên ở Yangon do hai nhà hoạt động nữ trẻ tuổi lãnh đạo. Ngoài ra, cộng đồng LGBTQ + cũng là những người tham gia vào các cuộc biểu tình trên đường phố. Điều này đã có tác dụng nâng cao nhận thức cộng đồng và sự chấp nhận của cộng đồng về các nhóm yếu thế này.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói liệu những lợi nhuận này có tồn tại lâu dài hay không. Nhiều nhóm dân tộc thiểu số tin rằng sự đồng cảm ngày càng tăng của những người Bamar đối với họ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ mất dần khi những người Bamar không còn phải đối mặt với các áp bức. Họ cũng hoài nghi về sự chân thành của những người Bamar khi họ cho rằng cần có sự hợp tác của các dân tộc thiểu số để lật đổ chế độ quân sự. Họ thiếu niềm tin rằng người Bamar sẽ tiếp tục xây dựng một liên minh dân chủ liên bang thực sự có tính bao gộp khi quân đội bị loại bỏ khỏi chính trường. Đồng thời, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể người Bamar nghĩ rằng đa số người Bamar nên tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo trong nền chính trị của đất nước. Mặc dù cả người Bamar và người dân tộc thiểu số đều coi Tatmadaw là kẻ thù chung của họ và có cùng mục tiêu xóa bỏ chế độ độc tài, nhưng vẫn có những vấn đề về lòng tin đang cản trở mối quan hệ giữa các nhóm đa số Bamar và các dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, những vấn đề này không phải là không giải quyết được. Các nhà lãnh đạo của các đảng phái chính trị, các tổ chức vũ trang dân tộc và các tổ chức dân sự xã hội, nên làm việc cùng nhau để tận dụng tinh thần đoàn kết đang gia tăng kể từ cuộc đảo chính. Mặc dù các đảng phái chính trị và các nhóm vũ trang dân tộc trong lịch sử đã được chính trị hóa dựa trên sự phân chia dân tộc, gây khó khăn cho việc hợp tác, nhiều tổ chức xã hội dân sự gần đây xuất hiện như những cỗ máy liên kết tạo điều kiện tương tác giữa các nhà lãnh đạo của các đảng chính trị và các nhóm vũ trang dân tộc. Các tổ chức xã hội dân tộc thiểu số đã tham khảo ý kiến ​​về Hiến chương Dân chủ Liên bang và tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại giữa Ủy ban đại diện cho Pyidaungsu Hluttaw (CRPH) do người Bamar chiếm ưu thế và các đảng phái chính trị dân tộc thiểu số. Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) cũng bao gồm các nhà lãnh đạo từ các đảng chính trị dân tộc thiểu số, các tổ chức vũ trang dân tộc và các tổ chức dân sự xã hội và nhóm các nhà hoạt động. Điều này không chỉ phản ánh dân số đa dạng của Myanmar mà còn tăng cường khả năng lãnh đạo tập thể của quốc gia này. Cuối cùng, tiến trình của Myanmar hướng tới một xã hội hòa nhập hơn sẽ phụ thuộc vàoviệc các bên liên quan có thể làm gia tăng lòng tin và thúc đẩy hợp tác trong bối cảnh về một tương lai không chắc chắn.

Htet Paing Oo
Tư vấn viên nghiên cứu cao cấp và Quản lí dự án cao cấp
Trung tâm Đa dạng và Hòa hợp dân tộc (CDNH), Myanmar

Photo collage of events from the Center for Diversity and Social Harmony