Các phong trào môi trường và chính trị đạo đức: Xem xét lại các phong trào môi trường dưới thời và, có lẽ, sau chính quyền quân sự Thái Lan

Bencharat Sae Chua

“Phong trào của chúng tôi không phải là về chính trị.”

Tôi đã nghe tuyên bố tương tự này của các nhà hoạt động môi trường ở Thái Lan nhiều lần, trong cả các diễn đàn công cộng và trong các cuộc họp riêng. Tuyên bố này đặc biệt nổi bật trong ba cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường gần đây nhất của Thái Lan, đó là các cuộc biểu tình chống đập Mae Wong, các cuộc vận động chống săn trộm vốn bắt nguồn từ một vụ bê bối liên quan đến việc giết một con báo đen hoang dã của một doanh nhân Thái Lan, và một cuộc vận động chống lại một dự án nhà ở tư pháp được xây dựng trên ranh giới rừng quốc gia Doi Suthep. Tại sao các cuộc đấu tranh về môi trường của Thái Lan lại đề cập đến chính trị một cách rầm rộ như vậy? Tác động của chủ nghĩa môi trường phi chính trị hóa này là gì? Các tuyên bố về môi trường có thể thay đổi như thế nào trong bối cảnh ngày càng gây tranh cãi ở Thái Lan? Tôi khám phá những câu hỏi này trong bài viết nhằm xem xét tác động của quá trình phi chính trị hóa này và xem xét các con đường có thể hướng tới một phong trào môi trường chính trị mạnh mẽ hơn có thể gắn kết các mục tiêu dân chủ của Thái Lan với các phong trào môi trường.

Phi chính trị hóa môi trường

Phi chính trị hóa trở nên phổ biến dưới thời Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO), cơ quan quân sự cai trị Thái Lan sau cuộc đảo chính tháng 5 năm 2014 cho đến tháng 7 năm 2019. Dưới thời quân đội, các nhà hoạt động đã tiến hành đấu tranh chính trị dưới mọi hình thức với những nguy hiểm có thể đến với bản thân và cộng đồng của họ. Trong bối cảnh đàn áp đó, có thể hiểu được rằng các phong trào đã cố gắng tách biệt các yêu sách vật chất của họ khỏi các tuyên bố chính trị rộng lớn hơn để giữ an toàn. Tuy nhiên, những tuyên bố đó của các nhà môi trường vẫn nằm dưới chính phủ thay thế của NCPO, một chính phủ vẫn giữ quyền kiểm soát sau một cuộc bầu cử không rõ ràng và gây nhiều tranh cãi. Việc giữ trong khuôn khổ một cách kiên trì này làm phát lộ nhiều hơn, không chỉ là một chính trị có tính chiến lược, đó là làm nổi bật niềm tin làm cơ sở, nếu không phải là hệ tư tưởng, định hình nền chính trị rộng lớn hơn của các nhà môi trường và do đó cả cách họ thiết kế ra các phong trào của mình.

Hầu hết các phong trào môi trường ở Thái Lan không chủ yếu là về bảo vệ môi trường. Thay vào đó, họ liên kết với các vấn đề về quyền sinh kế và tiếp cận vấn đề tài nguyên thiên nhiên trong các mối quan tâm về bảo vệ môi trường. Điều này là do các phong trào hướng đến việc bảo vệ môi trường và hoặc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên này sẽ giành được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng nhiều hơn các phong trào giải quyết các vấn đề về sinh kế và tài nguyên.

Một ví dụ điển hình về điều này là phong trào chống lại việc xây đập Mae Wong ở tỉnh Nakhon Sawan. Vào năm 2013, phong trào đó đã làm sống lại nền chính trị môi trường của Thái Lan, vốn trước đó đã bị các cuộc xung đột chính trị lớn hơn thay thế vào giữa những năm 2000. Nhưng không giống như các phong trào chống đập trước đây, vốn nhấn mạnh đến những ảnh hưởng tiềm tàng lên sinh kế của cộng đồng địa phương (và không thu hút được sự ủng hộ lớn của tầng lớp trung lưu), phong trào chống đập Mae Wong này tập trung vào các tuyên bố về việc bảo vệ rừng nguyên sinh, nơi sinh sống của quần thể hổ hoang dã cuối cùng ở Thái Lan. Phong trào này nhận được sự chú ý rộng rãi của các tầng lớp trung lưu thành thị và đối với một số người, nó đã trở thành một biểu tượng của cuộc đấu tranh vì môi trường của thập kỷ trước.

Tương tự, vào đầu năm 2018, hai trường hợp môi trường phi chính trị hóa khác đã gây xôn xao dư luận. Trường hợp đầu tiên là để phản ứng trước việc một ông trùm kinh doanh Thái Lan săn trộm động vật hoang dã  ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Thungyai Naresuan. Đứng trước những bức ảnh kỳ cục về những kẻ săn trộm và nơi ẩn náu của một con báo đen quý hiếm mà họ đã giết thịt, phong trào này đòi hỏi sự trách nhiệm. Nhiều người cảm thấy tay thợ săn quyền lực đó có khả năng tránh được việc bị truy tố. Do đó, các cuộc biểu tình này làm dấy lên lo ngại về sự tham nhũng trong quá trình tư pháp và trong việc bảo tồn động vật hoang dã. Những người biểu tình bày tỏ lo ngại tương tự về dự án nhà tòa án là nó sẽ xâm phạm vào khu rừng bảo tồn Doi Suthep ở tỉnh Chiang Mai. Cả hai vụ việc đều gây ra sự phản đối trong công chúng và các phong trào này đều đặt ra yêu cầu bảo vệ rừng một cách nghiêm ngặt, đồng thời cũng nêu rõ việc tham nhũng và lạm dụng quyền lực có liên quan đến việc hủy hoại môi trường như thế nào.

Mặc dù hai trường hợp này nhấn mạnh đến sự bất công, nhưng chúng tập trung vào bảo vệ rừng hơn là các vấn đề hệ thống rộng lớn hơn. Chúng, và các các phong trào môi trường “xanh” khác giống như thế, không thách thức các cấu trúc chính trị và xã hội vốn xác định các quyền tiếp cận, phân phối, bảo vệ hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các phong trào môi trường này đặt việc bảo vệ môi trường lên trên sự vận động vì quyền tiếp cận bình đẳng đối với tài nguyên thiên nhiên, vì sự bảo vệ bình đẳng trước tác động của suy thoái môi trường và quyền tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. Ở đây, các phong trào này phản ánh một cuộc ly tán đặc hữu giữa các phong trào môi trường ở Thái Lan. Ví dụ, trong ba thập kỷ qua, lâm nghiệp cộng đồng trở thành vấn đề tranh cãi giữa các nhóm cho rằng việc bảo vệ rừng cần phải loại trừ các hoạt động của con người và các nhóm vận động vì quyền của cộng đồng trong việc quản lý và chăm sóc rừng (ví dụ, xem Forsyth & Walker 2008).

Hơn nữa, các phong trào môi trường này đã mở rộng các tuyên bố đạo đức rộng lớn hơn và những nguyện vọng chống tham nhũng vốn đã thống trị các cuộc xung đột chính trị Thái Lan trong hơn một thập kỷ. Trong khuôn khổ luân lý, các vấn đề xã hội dường như là kết quả của những sai lầm về đạo đức cá nhân chứ không phải là các quyết định chính trị, hoạch định chính sách hay các mối quan hệ quyền lực không đồng đều. Chính trị đạo đức của chủ nghĩa môi trường thuộc tầng lớp trung lưu hướng sự quan tâm của công chúng ra khỏi những câu hỏi rộng hơn về công bằng môi trường. Ví dụ, các phong trào chống lại các dự án khai thác mỏ, các dự án này có xu hướng sử dụng các hoạch định về công lý môi trường, được cổ vũ ở địa phương, giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi suy thoái môi trường, lại nhưng không thu hút được sự chú ý rộng rãi của công chúng. Theo nghĩa này, việc phi chính trị hóa các vấn đề môi trường và các phong trào môi trường của Thái Lan có những hậu quả chính trị rộng lớn hơn nhiều.

Chủ nghĩa đạo đức, Chủ nghĩa địa phương và Chủ nghĩa môi trường

Việc phi chính trị hóa các vấn đề môi trường có thể được giải thích bằng cách xem xét lại hệ tư tưởng và thực hành của các phong trào môi trường Thái Lan. Chủ nghĩa môi trường và các hoạch định về môi trường đã được cả phong trào môi trường xanh và các phong trào liên quan đến công lý môi trường áp dụng trong suốt quá trình dân chủ hóa ở Thái Lan. Điều này một phần là do chủ nghĩa môi trường đã thu hút được nhiều sự ủng hộ hơn từ tầng lớp trung lưu. Các nhóm khác, đặc biệt là các phong trào ở cấp cơ sở, trình bày các vấn đề môi trường, nhưng trên thực tế, chúng đã sử dụng cái mà Guha và Martinez-Alier gọi là ‘chủ nghĩa môi trường của người nghèo’ (Guha và Martinez Alier 1997, 12) để khẳng định quyền của họ đối với tự nhiên tài nguyên bằng cách tuyên bố rằng họ là những người bảo vệ thực sự của môi trường. Các phong trào môi trường trong thời kỳ dân chủ hóa đã tạo nên liên minh giữa các giai cấp nhằm che lấp những khác biệt này (Hirsch 1997, 192). Tuy nhiên, trong bối cảnh này, các tuyên bố chính trị được các phong trào môi trường ủng hộ người nghèo đưa ra ít được các nhà hoạt động ưu tiên hơn vì sợ mất sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu.

Các phong trào môi trường của người nghèo cũng bị ảnh hưởng bởi các diễn thuyết địa phương và các phương pháp tiếp cận văn hóa cộng đồng vốn là trọng tâm của các tổ chức xã hội dân sự Thái Lan và các phong trào cơ sở kể từ khi bối cảnh chính trị của đất nước bắt đầu mở cửa vào những năm 1980. Các phương pháp tiếp cận văn hóa cộng đồng và địa phương được hầu hết các tổ chức phi chính phủ áp dụng nhằm lý tưởng hóa sinh kế nông thôn và trí tuệ địa phương. Chúng cũng bao hàm sự phẫn uất đối với cuộc sống tư bản hiện đại và nền chính trị đại diện. Trong các khuôn khổ này, dân chủ bầu cử bị coi là một ý tưởng phương Tây thiếu nền tảng đạo đức và trở thành một không gian nơi các chính trị gia vô đạo đức thao túng người nghèo để trục lợi. Diễn ngôn về chính trị bẩn thỉu thể hiện nền dân chủ như là thứ không phù hợp với các cộng đồng Phật giáo Thái Lan, chúng lập luận rằng thay vào đó Thái Lan nên được quản lý bởi các nhà lãnh đạo vượt trội về mặt đạo đức. Diễn ngôn đạo đức này liên kết một bộ phận xã hội dân sự với giới tinh hoa cầm quyền bảo thủ, những người có cùng một nền chính trị đạo đức (Thorn 2016, 530). Cả hai nhóm đều nhấn mạnh sự “đúng đắn” của “những người tốt”, những người được coi là xứng đáng giữ vị trí cai trị do lòng tốt của họ hơn là những chính trị gia được bầu chọn, những người được lựa chọn bởi đa số những người mà các nhóm này cho là không có khả năng chọn một người tốt về mặt đạo đức. Xung đột chính trị và các phương thức phản kháng, đặc biệt là những cuộc biểu tình nhân danh dân chủ, sau đó bị coi là một phương tiện hỗn loạn và bạo lực để đấu tranh cho những lợi ích chính trị hẹp hòi.

Chính trong bối cảnh thể chế và diễn ngôn này mà các phong trào môi trường đương đại phải gắn các cam kết của họ với chính trị. Trong các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ của Thaksin Shinawatra vào giữa những năm 2000 và các cuộc biểu tình sau đó nhằm lật đổ chính phủ đồng minh của ông từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, nhiều tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động, bao gồm cả những người hoạt động của phong trào môi trường, đã cùng tham gia kêu gọi sự chấm dứt của quân đội đối với nền dân chủ đại diện. Họ tin rằng quân đội có tư cách đạo đức cao hơn các chính trị gia. Trong cả cuộc đảo chính ngày 19 tháng 9 năm 2006 và ngày 22 tháng 5 năm 2014, nhiều nhà hoạt động môi trường đã không lên tiếng phản đối cuộc đảo chính. Thực sự, một số nhân vật chủ chốt của xã hội dân sự đã tham gia quá trình “cải cách chính trị” của quân đội, coi đây là cơ hội để thoát khỏi chính trị vô đạo đức. Trong bối cảnh đó, bảo vệ môi trường được coi là hành động đạo đức chính đáng mà chính quyền quân sự có thể thúc đẩy.

Một nhà hoạt động môi trường hàng đầu thậm chí còn bày tỏ hy vọng rằng NCPO “có thể tận dụng cơ hội để thiết lập nhanh chóng một nền tảng tốt trong thời kỳ đang không có sự phản đối nào” để giải quyết vấn đề suy thoái môi trường và nạn phá rừng hoặc ban hành luật thân thiện với môi trường, đồng thời công nhận rằng thể chế này tập trung nhiều hơn vào vấn đề phát triển chứ không phải môi trường. Ẩn ý ở đây rất rõ ràng: chính trị đạo đức của việc bảo vệ môi trường đã trở nên hoàn toàn tương thích với sự cai trị độc tài, quân sự.

Bangkok’s smog cloaking the Chao Praya River

Tái chính trị hóa chính trị môi trường?

Việc các nhà bảo vệ môi trường chấp nhận chính phủ quân sự này có lẽ là điều mỉa mai. Sau cuộc đảo chính tháng 5 năm 2014, chính phủ quân sự do Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) lãnh đạo đã đưa ra nhận thức rõ ràng về mối quan hệ giữa các vấn đề môi trường và cấu trúc chính trị phi dân chủ. NCPO đã ban hành một số lệnh dưới sự bảo trợ của Điều 44, Hiến pháp tạm thời năm 2016, cho phép chính phủ thực hiện các dự án phát triển với sự tham gia hạn chế của công chúng.

Nhiều dự án này gây ra các tác động môi trường nặng nề đến cả sinh kế của người dân và tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ bao gồm tuyên bố rằng các Khu kinh tế đặc biệt (SEZ) và các cơ sở liên quan đến sản xuất năng lượng và quản lý chất thải được miễn tuân theo luật quy hoạch thành phố và luật kiểm soát tòa nhà (Cơ quan Lệnh NCPO số 3/2559 và số 4/2559). Một sự miễn trừ khác giúp chính phủ có thể thu hồi đất và rừng công cộng để sử dụng làm SEZ mà không cho phép những người đang sinh sống hoặc đang sử dụng đất đó hoặc các cơ quan chính phủ có liên quan sở hữu đất đưa ra phản đối (Cơ quan Lệnh NCPO số 17/2558 ). Cơ quan Lệnh số 9/2559 của NCPO cho phép nhà nước tìm kiếm các nhà đầu tư trong các dự án liên quan đến giao thông, thủy lợi, phòng ngừa nguy hiểm công cộng, bệnh viện hoặc các dự án khu dân cư được coi là “cấp bách nhất” ngay cả trước khi các nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được hoàn thành. Các lệnh này vẫn còn nguyên vẹn dưới thời chính phủ hiện tại. Quy tắc đàn áp của NCPO và chính phủ tiếp theo của nó cũng dẫn đến việc gia tăng các vu bắt giữ, sách nhiễu, và đe dọa các nhà hoạt động môi trường, trong số các nhà hoạt động chính trị khác.

Nhiều thành viên của xã hội dân sự Thái Lan đã tích cực vận động cho quyền sinh kế hoặc vì thay đổi chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội khác trước khi những xung đột chính trị đang nổ ra bị sự đàn áp của quân đồi làm cho câm lặng. Trong khi một số người đặt câu hỏi về các chính sách cụ thể, thì họ thường không yêu cầu dân chủ, thay vào đó là khẳng định  quan điểm phi chính trị của họ. Ngay cả khi một mạng lưới các phong trào nhân dân hoạt động cho các vấn đề liên quan đến môi trường chỉ trích các lệnh đầy vấn đề của NPCO, thì mạng lưới này đã công nhận thẩm quyền của Hiến pháp lâm thời mà không nghi ngờ tính bất hợp pháp của nó, chứ chưa nói đến nguồn gốc phi dân chủ của nó.

Tôi không tuyên bố rằng tất cả các phong trào môi trường ở Thái Lan đều bị phi chính trị hóa. Trên thực tế, một số phong trào có nguyên nhân liên quan đến công bằng môi trường (ví dụ  các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc khai thác mỏ hoặc  xây dựng đồn điền mía và các nhà máy điện sinh khối)  đã không coi các tuyên bố bảo vệ môi trường là cơ sở duy nhất của chúng, mà thay vào đó tuyên bố sự phản đối đối với các dự án như là sự phản đối đối với chế độ quân sự, đòi hỏi dân chủ cùng với những tuyên bố cụ thể chống lại những dự án này. Những tuyên bố này không bị chủ nghĩa đạo đức-môi trường ảnh hưởng, mà bị các diễn ngôn về quyền con người và các nguyên tắc dân chủ tác động. Những người này thường bày tỏ việc không sợ các hoạt động có thể bị gán cho là chính trị. Thật vậy, một số người hoan nghênh nó, thậm chí chung tay thành lập Đảng Thường dân trong cuộc bầu cử năm 2019.

Mặc dù chúng tôi có thể không phân loại những phong trào này là các phong trào môi trường nghiêm ngặt, nhưng mục tiêu bảo vệ môi trường của chúng rất mạnh mẽ và có thể thay đổi bộ mặt của các phong trào môi trường Thái Lan về lâu dài. Hiểu được chính trị môi trường của Thái Lan đòi hỏi chúng ta phải theo dõi ảnh hưởng của những nỗ lực này nhằm tái chính trị hóa đối với phong trào môi trường cùng với các diễn ngôn về đạo đức – môi trường đang có.

Bencharat Sae Chua
Giảng viên, Viện Quyền con người và Nghiên cứu hòa bình, Đại học Mahidol

Banner: Protesters hold an anti-Mae Wong Dam rally on September 22,2013 in Bangkok, Thailand. The protesters known as Stop EHIA Mae wong Dam by walking 388 Km. from Mae wong to Bangkok. Photo: jirawatfoto / Shutterstock.com

Reference:

Forsyth, T & Walker, A 2008, Forest Guardians, Forest Destroyers: The politics of environmental knowledge in northern Thailand, University of Washington Press, Seattle.
Guha, R & Martinez Alier, J 1997, Varieties of Environmentalism: Essays North and South, Earthscan Publications, London.
Hirsch, P 1997, ‘The Politics of Environment: Opposition and legitimacy’, in Hewison, KJ (Ed.) Political change in Thailand: Democracy and participation, Routledge, New York, pp. 179-194.
Thorn P 2016, Redefining Democratic Discourse in Thailand’s Civil Society. Journal of Contemporary Asia. Vol 46, No. 3, 520-537.