Nhân học Nghệ thuật và Các câu chuyện phi con người/Lệch pha ở Vùng biên phía Nam

Sheep (2017-2018) by Samak Kosem

Đầu năm 2017, tôi bắt đầu làm việc trong lĩnh vực dân tộc học trực quan cho nghiên cứu biên giới của mình ở Pattani, trong một dự án về việc trở thành người Hồi giáo lệch pha. Kể từ khi tôi viết một bài báo mang tính suy tư “Pondan dưới thời Pondok“ (Samak 2017a) về những ký ức thời thơ ấu của tôi về những thực hành tình dục đồng tính ở trường Hồi giáo, nơi tôi đã học tôn giáo trong sáu năm, những trải nghiệm đó vẫn khiến tôi đặt câu hỏi, làm thế nào điều này lại xảy ra ở một nơi dường như là có xu hướng chống đồng tính luyến ái mạnh mẽ?

Trong cùng năm đó, đã có một cuộc tranh luận lớn giữa các học giả và các nhà hoạt động cả trong và ngoài ba tỉnh của cùng Cực Nam Thái Lan về cách mở cửa cho các thảo luận công khai về đồng tính luyến ái, và làm thế nào để người đồng tính và bản sắc của họ trở nên hữu hình trong cộng đồng (xem Anticha 2017). Vào thời điểm đó, việc nói về sự lệch pha trong giới tính trong cộng đồng Hồi giáo đã trở thành một chủ đề rất nhạy cảm. Sau đó, một ngày, cựu sinh viên của tôi  ở trường đại học Hồi giáo hỏi tôi có bao giờ nhìn thấy con cừu đi lạc ở Pattani không? Tôi tự hỏi tại sao tôi không bao giờ nhận thấy những con cừu đang sống giữa chúng ta. Đột nhiên câu hỏi đó lại đến với tôi; tại sao có rất nhiều cừu ở đây, và làm thế nào mà chúng trông rất bẩn thỉu, lang thang như những con chó đi lạc.

Những chủ thể phi con người

Đọc Haraway (1991) cho chúng ta ý tưởng về các chủ thể không phải con người, ý tưởng đó thách thức các giả định của chúng ta về các chủ thể xã hội và sự lai tạo giữa con người và chủ thể phi con người trong cuộc sống hàng ngày. Có một cách để hiểu bối cảnh xã hội và văn hóa của cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan vùng Cực Nam nếu sử dụng khuôn khổ của bản thể học hướng đến đối tượng trong chủ nghĩa hậu nhân bản (Ming 2019). Tôi đã làm lại dự án của mình để nghiên cứu  tính lệch pha (queerness) trong xã hội Hồi giáo để xem các chủ thể không phải con người như là những chủ thể xã hội  kể kể chuyện đời sống xã hội và văn hóa, vì họ đang sống trong cùng một môi trường với con người chúng ta.

Sau khi theo dõi con cừu trong ba tháng, tôi nhận ra rằng chúng không đi lạc, mà đang sống trong những chỗ quây kín chung nhau bên cạnh nhà thờ Hồi giáo, cùng với những con cừu và động vật của những người trong cộng đồng này. Tôi đã sử dụng GPS để đánh dấu những điểm mà những con cừu đi quanh khu phố, tương tự như cách các nhà nhân chủng học đi theo một người đứng đầu của làng để tìm hiểu về một khung cảnh của làng đó. Trong trường hợp của tôi, con cừu đưa tôi đến tất cả những nơi chúng thường đến, bao gồm nghĩa địa, trường Hồi giáo, nhà thờ Hồi giáo, chợ, cửa hàng và trạm kiểm soát quân sự. Những người chủ nói với tôi rằng những con cừu biết nơi chúng có thể đi và nơi chúng không thể đi qua, vì vậy động vật có nhận thức về vị trí và đôi khi chúng có thể nhận ra ranh giới giữa Phật tử Thái Lan và Hồi giáo Melayu bằng cách nhìn vào các dấu vết của họ bên đường.

Cừu không phải là con người-đó là  động vật – nhưng sau đó tôi nhận ra có những đối tượng phi nhân loại khác cần được xem xét. Tôi nhận thấy qua những đêm ở quán trà mà mọi người cứ kể chuyện về djinn (ban đầu là một thuật ngữ Ả Rập; một sinh vật siêu nhiên được Chúa tạo ra, sống trong một thế giới song song với thế giới  con người, nhưng nó vô hình. Đôi khi, người địa phương gọi các sinh vật này là pi – tiến Thái nghĩa là ma). Đọc Khát vọng ma ám (2016) của Fuhrmann) đã cung cấp cho tôi khả năng suy nghĩ về tính người lệch pha, điều mà tôi so sánh với djinn trong niềm tin Hồi giáo, để so sánh sự vô hình của người lệch pha queer với Jinn. Ngược lại, có một số chủ đề mà người dân địa phương thích nói đến, nhưng những chủ đề khác mà họ lại không thảo luận tí nào.

Cừu (2017-2018) do Samak Kosem chụp. Cung cấp bởi nghệ sĩ và Bộ sưu tập Nghệ thuật Nhị Niên
Lễ hội thiêng số 3 and số  4 (2018) của Samak Kosem. Cung cấp từ bộ sưu tập cá nhân ở Kuala Lumpur.

Chủ thể không phải con người thứ ba mà tôi tập trung vào là “các làn sóng“. Tôi thấy rằng các bãi biển ở miền Nam là một dạng “khu vực thư giãn“ cho người dân địa phương và nhiều phụ nữ Hồi giáo, những người này bán thức ăn ở đó để kiếm sống. Tôi đã thu gom rác thải nhựa từ bãi biển để tạo ra “các làn sóng“ trong nghệ thuật của mình; những đối tượng đó cũng đóng vai trò là người kể chuyện của tôi, cho tôi biết dấu vết những cuộc đời đã sống ở đó, và với tôi, những con sóng biểu tượng hóa giới tính và sinh kế. Tôi theo một số sinh viên mỹ thuật đến làng Thepha ở tỉnh Songkhla lân cận và chúng tôi đã học những từ khác nhau – cả tiếng Thái và tiếng Mã Lai – mà người dân địa phương dùng để mô tả các loại sóng khác nhau và điều này thể hiện cách thức họ nói về môi trường của họ như là một phần của môi trường sinh kế và cuộc sống hàng ngày trong mối quan hệ với thiên nhiên của họ. Nhưng những ngôi làng này theo lệnh của chính phủ phải di dời để xây dựng một nhà máy điện mới, vì vậy nhiều người trong số họ đã đi biểu tình ở Bangkok. Tôi đã làm một bộ phim tài liệu để vừa ghi lại tình huống này và nói về ý nghĩa của những con sóng của miền nam dưới hình thức nghệ thuật.

Particle on Talo Kapo” (2018) của Samak Kosem. Cung cấp bởi nghệ sĩ.

Nghệ thuật và nhân học trong thực tiễn

Nghệ thuật không chỉ là một chủ thể để các nhà nhân học tập trung nghiên cứu văn hóa vật chất, mà còn là một diễn đàn chủ động vì sự thay đổi – trong quan niệm về nghệ thuật và tranh luận về định nghĩa của nghệ thuật gắn kết xã hội vốn gắn liền với ý thức về văn hóa (Morphy và Perkins 2006). Tác phẩm video của tôi, “Cừu“ (Sheep, 2017-2018) ngụ ý về phân cấp và bạo lực tôn giáo và tái hiện một bộ mặt khác của xã hội Hồi giáo trong văn hóa vùng Cực Nam, nhằm chỉ ra cách con người tương tác với những chủ thể phi con người từ quan điểm của con người chúng ta và đó cũng là ẩn dụ về vị trí của người dân miền Cực Nam trong phạm vi nhà nước và bạo lực Thái Lan (Thanavi 2018). Tạo ra những “con cừu bí ẩn“ bị kỳ thị không khác gì cách nhà nước chủ ý định nghĩa con người ở miền Cực Nam Thái Lan (Samak 2017b).

Trong dự án “dân tộc học phi con người “ (“non-human ethnography”) (2017-2020) này, tôi đã tạo ra chu trình xuyên suốt quá trình thực hành nhân học và nghệ thuật đối với nhiếp ảnh bằng cách tạo ra các “ghi chú thực địa”, kết hợp kiến ​​thức và phương pháp nghiên cứu học thuật với nghệ thuật đương đại. Các ghi chú thực địa được trưng bày tại Triển lãm Nghệ thuật Nhị Niên (BAB) đầu tiên vào năm 2018, sau khi tôi thảo luận về việc ”không thể dịch được” với người phụ trách Patrick D. Flores. Tôi quyết định dịch các ghi chú bằng tiếng Thái của mình sang Melayu, dùng chữ Jawi. Đây là cách tôi mở đầu cuộc thảo luận với khán giả, để cho họ thấy cách các câu chuyện và kiến ​​thức trở thành gánh nặng và ranh giới đối với hành trình tri thức của chúng ta. Ngoài ra tôi muốn đem lại một cảm giác về sự phức tạp của sự thiếu hiểu biết và sự khác biệt văn hóa của chúng tôi; ngay cả với tư cách là công dân của cùng một quốc gia, khoảng cách giữa ngôn ngữ Melayu địa phương và chữ viết Jawi vẫn là không thể hiểu được đối với những người Thái đến từ bên ngoài khu vực. Cách duy nhất để hiểu là thông qua hình ảnh hay các công cụ trực quan. Một phần nào đó tác phẩm của tôi cố gắng liên kết khoảng cách quan hệ này, chỉ ra cho khán giả Thái Lan thấy những cuộc đời này đã bị lờ đi như thế nào.

Ví dụ, trong dự án về “các làn sóng,“ tôi đã thảo luận về ý nghĩa của các con sóng. Một làn sóng thường là một giọng nói, nhưng nó có thể là một tiếng ồn mà không ai muốn nghe, cũng giống như tiếng nói của người dân Hồi giáo Melayu bản địa. Tác phẩm “Tấm khăn che mặt mỏng“ (A Thin Veil, 2018), là một tác phẩm video câm có với những chủ thể không phải con người kể câu chuyện về cách các làn sóng liên quan đến môi trường, xã hội, văn hóa và con người như thế nào. Sự im lặng của những con sóng trong bộ phim tài liệu này là một phép ẩn dụ cho những làn sóng của đời sống xã hội trong văn hóa Melayu đang bị lờ đi. Dân làng Thepha đã chiến đấu với nhà nước để ngăn chặn một nhà máy nhiệt điện than phá hủy những con sóng ngay ngoài khơi. Những làn sóng cũng có thể đề cập đến tình hình với những người theo trào lưu chính thống; ở miền Nam họ nói về “làn sóng mới“ để quy chiếu đến những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo (Willis 2019).

Ghi chép thực địa Cừu (Sheep Fieldnotes, 2017) của Samak Kosem. Cung cấp bởi Natasha Sidharta.

Video thứ hai về sóng, “Bên bờ biển Biển“ (By The Shore of The Sea, 2019), là câu chuyện kể về một người phụ nữ và những trải nghiệm của cô về sóng ở quê nhà, bao gồm câu chuyện phản ánh bản sắc và bản thể của cô với tư cách là một phụ nữ Hồi giáo. Trong video, cô nói lên lời kể của chính mình và của một người phụ nữ khác; cô cũng nói lên những cơn sóng trong tâm trí mình vốn chưa bao giờ được lên tiếng. Video ngắn này khám phá tất cả các âm thanh có dạng sóng; đó là sự sụp đổ trong âm thanh của các cơn gió mạnh, các làn sóng biển và các tiếng nói của phụ nữ. Để tìm ra những gì chúng ta muốn nghe – hoặc chịu khó nghe nó – thì những con sóng này luôn cuộn trong tâm trí chúng ta từ bờ này sang bờ khác.

A Thin Veil (2018) của Samak Kosem. Cung cấp bởi Daisuke Miyatsu và nghệ sĩ
By the Shore of the Sea (2019) của Samak Kosem. Cung cấp bởi nghệ sĩ và Bảo tang nghệ thuật đương đại MAIIAM

Coi những chủ thể không phải con người như là khách thể/cấu trúc, những trạm kiểm soát vừa là biểu tượng cho sự điều hành nhà nước vừa là một  chủ thể bối cảnh hóa các vấn đề chính trị về văn hóa xã hội trong cuộc sống hàng ngày. Tác phẩm “Trạm kiểm soát trường tồn” (Forever Checkpoint, 2019) được tạo ra dưới dạng một video âm nhạc lãng mạn để hình thành sự tương phản rõ rệt với bạo lực mang tính tượng trưng mà trạm kiểm soát thể hiện. Các cuộc tấn thân thể và bạo lực liên tục xảy ra ở ba tỉnh cực nam, điều này đã tạo nên hình ảnh của các tỉnh biên giới như là “những thủ phạm”. Biên giới quân sự hóa – với hơn 2.000 trạm kiểm soát – là bằng chứng tự thân của nỗi sợ hãi và lo lắng đã được chế độ quân sự ở Thái Lan dựng lên như thế nào. Cũng bằng cách chỉ ra việc những người bị nghi ngờ được bị xem xét  như thế nào trong cuộc sống hàng ngày tại các trạm kiểm soát quân sự – cách mọi người bị cho là không xác định, bí ẩn và vô hình – là nỗ lực của tôi nhằm chỉ tái hiện sự diễn dịch về bạo lực của nhà nước Thái Lan (Myers 2006).

The Day I Became… (2018) của Samak Kosem vaf Patiparn Boontarig. Cung cấp bởi nghệ sĩ và Chengdong Liu

Phương pháp dân tộc học trực quan của những người lệch pha vô hình

Vào cuối năm 2017, trong khi chờ đợi tại một tiệm cắt tóc trên một con phố gần trường đại học ở Pattani, tôi thấy hai cô gái Hồi giáo đeo khăn trắng (hijab) dừng xe máy trước cửa hàng. Họ đợi một lúc, người thợ cắt tóc bước ra và nói chuyện với họ. Một lát sau, trong khi cắt tóc cho tôi, người thợ cắt tóc nói với tôi rằng hai chị em yêu cầu anh ta cắt tóc như một người đàn ông. Người thợ cắt tóc cảm thấy khó chịu vì anh ta hiếm khi cắt tóc cho phụ nữ, nhưng anh ta hiểu rằng hai cô gái này sẽ không có lựa chọn nào – hai người phụ nữ muốn có kiểu tóc đàn ông, họ có thể đi đâu mà không bị phán xét?

Quan sát này – một loại nghiên cứu thực địa – đã truyền cảm hứng cho tôi trong việc tạo ra video nghệ thuật về người Hồi giáo lệch pha. “Ngày tôi trở thành“ (“The Day I Became…”, 2019) là câu chuyện về một người Hồi giáo có phong cách tomboy 1 rời quê hương ở Yala đi làm việc tại Bangkok. Việc rời khỏi nhà của mình không chỉ là rời đi, mà còn là sự giải thoát khỏi cảm giác  rằng sự lệch lạc trong xu hướng tình dục của họ luôn bị đánh giá là tội lỗi. Chạy trốn khỏi nhà phải là ngay lập tức đem lại một vùng thoải mái của không gian cá nhân – hiện tại anh ta/cô ta vẫn phải vật lộn với gia đình của mình về tôn giáo, sự kỳ thị xã hội và sự xấu hổ của dòng tộc. Di chuyển ra ngoài không chỉ đơn thuần là vấn đề không gian, mà còn di chuyển ra khỏi tôn giáo cũ của họ. Cắt tóc không chỉ là một quyết định về giới tính, mà còn là một giai đoạn trong cuộc sống, một giai đoạn trở thành một người “Hồi giáo cũ“.

Biết về cuộc sống của những chủ thể không phải con người là nhìn ra trong sự phản ánh thứ cấp sự tác động như thế nào bởi tính bình thường và sự không chấp nhận trong diễn ngôn tôn giáo và các quy định luật lệ xã hội đối với sự lệch chuẩn như thế nào. Người Hồi giáo địa phương đã nói rằng “không có đồng tính luyến ái trong Hồi giáo, không có người đồng tính nam trong cộng đồng của chúng tôi“. Điều này cho thấy những người lệch chuẩn  phải sống hoặc cảm thấy như thế nào trong xã hội Hồi giáo – họ phải ẩn mình dưới tấm thảm. Ở biên giới phía nam, người dân phá hủy nhân bản không phải lúc nào cũng từ các hành xử của nhà nước đối với người dân địa phương, mà còn từ cách những người dân địa phương không tôn trọng những người lệch chuẩn. Cuối cùng, khi nói về những câu chuyện về những chủ thể không phải con người/những người lệch chuẩn, chúng ta có thể xem xét cách djinn và sự lệch chuẩn  đều vô hình như thế nào. Nhưng trong thực tế, những câu chuyện về djinn vẫn có không gian để kể, trong khi đó cái lệch chuẩn không bao giờ được đi vào các câu chuyện hay các cuộc trò chuyện.

Samak Kosem
Nghiên cứu viên, Trung Tâm Trí tuệ phụ nữ và An Ninh Xã hội, Đại học Walailak University
Nghiên cứu sinh, Khoa Khoa học Xã Hội, Đại học Chiang Mai

References:

Anticha Sangchai. 2017. “กรณีห้องเรียนเพศวิถี: สิทธิความหลากหลายทางเพศกับชายแดนใต้/ปาตานี” [SOGIE Rights and Thailand’s Southern Border Provinces/PATANI: The Case of Buku’s Gender and Sexuality Classroom], Thammasat Journal of History. Vol.4, No.1 (January-June), pp 209-268.
Fuhrmann, Arnika. 2016. Ghostly Desires: Queer Sexuality and Vernacular Buddhism in Contemporary Thai Cinema. (Durham: Duke University Press).
Haraway, Donna. 1991. Simians, Cyborgs, and Women: The Reinvention of Nature. (New York: Routledge)
Ming Panha. 2019. “หลังมนุษยนิยมกับวรรณคดีวืจารณ์: กรณีศึกษาด้านภววิทยาเชิงวัตถุของแกรห์ม ฮาร์แมน” [Posthumanism and Literary Criticism: A Case Study of Object-Oriented Ontology by Graham Harman]. In Suradech Chotiudompant (ed.), นววิถี: วิธีวิทยาร่วมสมัยในการศึกษาวรรณกรรม [New Turns in The Humanities: Contemporary Methodology in Literature Studies]. (Bangkok: Siam Panya Publishing).
Morphy, Howard and Perkins, Morgan (eds.). 2006. The Anthropology of Art: A Reader. (New Jersey: Blackwell Publishing).
Myers, Fred. 2006. “Representing Culture: The Production of Discourse(s) for Aboriginal Acrylic Paintings”. In Howard Morphy and Morgan Perkins (eds.), The Anthropology of Art: A Reader. (New Jersey: Blackwell Publishing).
Samak Kosem. 2017a. “ปอแนใต้ปอเนาะ: ชาติพันธุ์วรรณาย้อนมองดูตัวเองของ“เควียร์มุสลิม”และความทรงจำวัยเด็กในโรงเรียนสอนศาสนา” บPondan under the Pondok: Reflexive: Ethnography of “Queer Muslim” and Childhood Memories in the Religious School, Thammasat Journal of History. Vol.4, No.1 (January-June), pp.161-206.
Samak Kosem. 2017b. “สหสายพันธุ์นิพนธ์ของแกะเร่ร่อนในรูสะมีแล” [Multi-species of the Stray Sheep in Ru-Sa-Mi-Lae], in Thanom Chapakdee et al (eds), เปิดโลกสุนทรีย์ในวิถีมนุษยศาสตร์ (Exploring Aesthetic Dimensions in the Humanities). Conference proceeding on 11st Thai Humanities Forum, 8-9 September 2017, Srinakharinwirot University. Pp.709-719.
Thanavi Chotpradit. 2018. “Sheep (بيريڠ): Documentary of the Nonhuman”. Chiang Mai Art Conversation. <http://www.cac-art.info/users/thanavichotpradit/journal/60/> (accessed 25 April 2020).
Willis, David. 2019. “David Willis in Conversation with Samak Kosem”. Degree Critical. <https://degreecritical.com/2019/03/22/david-willis-in-conversation-with-samak-kosem/> (accessed 25 April 2020)

Notes:

  1. “Tomboys” hay “toms” trong ngữ cảnh Thái là đồng tính nữ, những người có phong cách ăn mặc và cách nói rõ ràng là đàn ông.