Các cách thức của cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ và những sự bất mãn ở Indonesia

Ehito Kimura

Hai mươi năm sau sự sụp đổ của Suharto, đất nước đó đã giải quyết di sản của các chính sách và hoạt động mang tính đàn áp của Trật tự mới chuyên quyền độc đoán như thế nào? Câu chuyện về cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ (transitional justice), 1 hay việc đánh giá quá khứ, là một trong những sự thất bại thảm hại, không có những cáo buộc đáng kể nào và không có những ghi nhận chi tiết nào về các vụ xúc phạm nhân quyền trong quá khứ. Đồng thời, đó cũng là câu chuyện về sự tồn tại dai dẳng khi mà sự thất bại của các cách thức dẫn đến công lý một cách chính thống đã khiến  nhóm các nhà hoạt động xã hội và các nhóm dân đi đến những cách thức mới ít phụ thuộc hơn vào nhà nước và phụ thuộc nhiều hơn vào xã hội. Nói cách khác, chính trị quá khứ của Indonesia chưa biến mất; vòng cung của nó đã chuyển từ hướng từ trên xuống thành hướng từ dưới lên, từ chính thức đến không chính thức, và từ sự sửa chữa đến sự thừa nhận.

Việc thiếu chu trình chính thống đã đem lại vô số và nhiều kiểu hành động được đề xuất để giải quyết quá khứ vốn đã được nêu ra và gây tranh luận trong hai thập kỷ qua: truy tố hình sự, tìm kiếm dữ liệu thực tế, sự ủy nhiệm thật sự, cải cách pháp lý, bồi thường, tư liệu hóa và tưởng niệm ( ICTJ-Kontras 2011). Sự đa dạng này phần nào phản ánh số lượng và sự đa dạng của các hoạt động vi phạm nhân quyền xảy ra trong thời đại độc tài của Indonesia, những hoạt động này bao gồm giết người hàng loạt, chống lại các cuộc nổi dậy, giam giữ hàng loạt, lao động cưỡng bức, giam giữ cưỡng bức, bắt cóc, bạo lực đường phố, tra tấn và hành quyết. Đồng thời, sự đa dạng này có một khuôn trong cách thức thực hiện cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ; đó là cách báo thù, cách phục hồi và cách sửa chữa. Mỗi cách thức này lần lượt bao gồm các hoạt động chính thống thuộc về thể chế và chúng đều thất bại; mỗi cách thức này cũng có các hướng đi phi chính thống theo sau và tạo ra một mối quan hệ đệ quy giữa các thước đo của chinh quyền và các thước đo xã hội đối cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ.

Cách thức 1: Con đường tư pháp

Đối với các nhà hoạt động và những người ủng hộ cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ, việc truy tố các thủ phạm trong tòa án pháp luật thường được coi là chén thánh để giải quyết những vi phạm nhân quyền trong quá khứ.

Các biện pháp chính thống của công lý trừng phạt trong thời kì hậu Suharto bắt đầu với cải cách hiến pháp và pháp lý. Đặc biệt, luật mới quy định rằng “tất cả các vi phạm nhân quyền sẽ được xét xử tại Tòa án Nhân quyền” (Luật 39, 1999). Tuy nhiên, cùng một luật đó cũng khẳng định rằng “quyền không bị truy tố theo luật hồi tố” là “quyền cơ bản của con người, quyền này có thể không bị tước bỏ trong bất kỳ hoàn cảnh nào” (Luật 39, 1999) Điều luật này, vốn được biết đến như là  nguyên tắc hồi tố, đã kìm chế tối đa không cho cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ vận hành và điều luật đó được sử dụng để chống lại việc xét xử những tội phạm vi phạm nhân quyền trong quá khứ.

Các điều luật tiếp theo đã cho phép các tòa án nhân quyền đặc biệt tiến hành xét xử các trường hợp hồi tố nhưng vì có những quy định hạn chế mà vài trường hợp đã được đưa ra xét xử thực sự nhưng không đạt được công lý đáng kể nào. Ví dụ, Tòa án Nhân quyền Đặc biệt ở Jakarta về bạo lực ở Đông Timor chỉ buộc tội được 6 trong số 18 bị cáo mặc dù có vô số bằng chứng và tất cả sáu cáo buộc sau đó đều kháng cáo (Cohen 2003). Trong trường hợp các phiên tòa đặc biệt ở Tanjung Priok, nơi các công tố viên buộc tội các lực lượng quân đội và an ninh đã bắn vào những người biểu tình ở miền bắc Jakarta vào năm 1984, tòa án kết án mười hai trong số mười bốn bị cáo nhưng một tòa phúc thẩm tiếp theo đã xóa bỏ tất cả các lời buộc tội (New York Times, 2005).

Thất vọng với tòa án và các phiên tòa ở Indonesia, các nhà hoạt động và những người ủng hộ cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ cũng đã tìm kiếm các tòa án quốc tế ở nước ngoài để xét xử các thủ phạm bị cáo buộc. Các phiên đặc biệt của Liên Hợp Quốc ở Đông Timor là một ví dụ nổi bật và các nhà hoạt động xã hội cũng tìm đến các tòa án ở Hoa Kỳ và Úc (Center 1992; ABC News 2007). Những phiên tòa này đã đưa đến bản án cho một số trường hợp nhưng tất cả đều thiếu thẩm quyền và cơ chế thực thi để truy tố các thủ phạm cấp cao ở Indonesia một cách thích đáng.

Với những hạn chế này, các nhà hoạt động xã hội gần đây đã khám phá ra con đường thứ ba chấp nhận một mô hình hợp pháp mặc dù chỉ dưới dạng các thuật ngữ mang tính tượng trưng. Vào năm 2015, kỷ niệm lần thứ 50 vụ thảm sát 1965, các nhà hoạt động Indonesia đã tổ chức Tòa án Nhân dân Quốc tế (IPT) như là một cách để nêu bật trải nghiệm thực của những người sống sót trong vụ thảm sát năm 1965 cho cộng đồng quốc tế (Palatino 2015). Những người sống sót, những nhân chứng, những chuyên gia và các sử gia đã nhóm họp lại để làm chứng cho các sự kiện năm 1965 trong khi các nhân vật quốc tế trong cộng đồng nhân quyền bao gồm các thẩm phán và luật sư thì đóng vai trò như là các quan tòa. Sau vài ngày lấy lời khai, tòa án đã đứng về phía người thưa kiện, ban hành các phán quyết về chín tội bao gồm giết người hàng loạt, tình trạng nô lệ, tra tấn, sự ép buộc mất tích, bạo lực tình dục, lưu đày và tuyên truyền (IPT 1965).

Quỹ đạo 2: Hòa giải

Mô hình thứ hai của cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ nhấn mạnh sự hòa giải. Một cách lỏng lẻo, hòa giải là ý tưởng nhằm đưa đến bên nhau các bên đối lập của cuộc một xung đột để thừa nhận và giải quyết những khác biệt trong quá khứ.

Ở Indonesia, chính phủ gần đây nhất đã thành lập các biện pháp hòa giải chính thức là vào năm 2012, khi chính quyền của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono phát tín hiệu về ý định  đưa ra lời xin lỗi toàn quốc của Tổng thống về những vi phạm nhân quyền lộ liễu đã xảy ra trong thời Trật tự mới của Indonesia (Jakarta Post 2012). Nhưng ngay sau khi tin tức này nổi lên, phe đối lập bắt đầu điều khiển các tuyên bố công cộng, đe dọa chống lại lời xin lỗi, và đã hạ bệ một cách hiệu quả ý định đó của tổng thống. Tổng thống Jokowi cũng đùa cợt với ý tưởng về một lời xin lỗi chính thức trước khi ra lệnh từ bỏ nó do bị chống đối.

Một lần nữa, thất vọng với sự thất bại của bộ máy nhà nước chính thống, các nhóm cũng tìm sự hòa giải theo cách riêng của họ. Một ví dụ là một tổ chức gồm các cựu thành viên PKI người Indonesia, gồm gia đình của các tướng lĩnh quân đội bị giết năm 1965 và các nạn nhân của các cuộc xung đột khác đã thành lập một tổ chức được gọi là Những đứa con của Diễn đàn Tụ hợp Toàn quốc (FSAB, Diễn đàn Silaturahmi Anak Bangsa). Họp theo định kỳ, nhóm này tìm cách tạo điều kiện cho đối thoại và hòa giải giữa các phe phái khác nhau của các sự kiện năm 1965 (Lowry 2014).

Một loạt các hoạt động ​​khác liên quan đến tổ chức Syarikat, nơi các thành viên trẻ tiến bộ của tổ chức Hồi giáo NU tìm cách thúc đẩy sự hòa giải xung quanh sự kiện năm 1965 bằng cách tham gia vào các cuộc họp đối thoại và tổ chức dự án chung giữa các thành viên cũ của PKI và các thành viên của cộng đồng NU, bằng cách tạo ra các hiệp hội ủng hộ nạn nhân nữ, bằng cách vận động hành lang  đến cơ quan lập pháp để chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với các cựu tù nhân chính trị và gia đình của họ và để phát triển các biện pháp khôi phục quyền của họ (McGregor 2009). Các ví dụ khác bao gồm việc sử dụng “islah”, một hình thức Hồi giáo trong việc giải quyết hòa ôn hòa mối quan hệ giữa quân đội và các nạn nhân, gia đình nạn nhân vụ thảm sát ở Tanjung Priok, và ở Aceh, là việc sử dụng “diyat”, một thực hành kiểu Hồi giáo nhằm thanh toán cho thân nhân của những người bị giết hoặc mất tích trong cuộc xung đột (Kimura 2015). Những phương pháp tiếp cận mang tính văn hóa và xã hội này mở ra sự hòa giải nhưng cũng cho thấy sự không hài lòng  của nhiều nạn nhân.

Chính trị của Sự thật

Nếu thành quả đạt được của các mô hình trả thù theo pháp lí và các hoạt động hòa giải là rất ít khi thông qua cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ, thì những hoạt động tìm kiếm sự thật và nói ra sự thật thì sao?

Một hình thức đầu tiên của việc tìm kiếm sự thật liên quan đến các hoạt động ​tìm kiếm các dẫn chứng thực tế, đặc biệt là dẫn chứng xung quanh các sự kiện năm 1998 và cuộc bạo động ở Aceh. Những công việc ban đầu này và các báo cáo tiếp theo đó được cộng đồng quốc tế và cộng đồng nhân quyền đón nhận để đem lại một bản miêu tả toàn diện và thực tế về các sự kiện, từ đó đặt tên cho bộ máy an ninh của Indonesia là một trong số những thủ phạm của bạo lực. Nhưng mô hình đó không tiếp tục. Về sau, việc tìm dẫn chứng hiểu thực tế rơi vào tình trạng thiếu nguồn thông tin đáng tin cẩn, rơi vào xu hướng dựa vào những giải pháp tạm thời và cuối cùng là thiếu hành động.

Sự thật và hòa giải

Một cơ chế chính thống khác để theo đuổi sự thật nằm trong mô hình của Ủy ban Sự thật và Hòa giải (TRC) mà chính phủ ban hành vào năm 2000 và được thành lập vào năm 2004. Các tổ chức NGO và các tổ chức xã hội dân sự đã thúc đẩy mạnh mẽ các cơ quan luật pháp và khuyến khích rằng cơ quan luật pháp có quyền điều tra tội vi phạm nhân quyền, nhưng các tổ chức này nhanh chóng trở nên hoang mang khi thấy rằng luật pháp cũng ban cho Ủy ban Sự thật và Hòa giải quyền ân xá cho những kẻ phạm tội, ngăn chặn không đưa các vụ kiện được xác định trong Ủy ban Sự thật và Hòa giải ra tòa án và cho phép nạn nhân nhận bồi thường để đánh đổi sự ân xá. Tìm cách khắc phục những điểm yếu trong luật pháp, các nhà hoạt động đã đệ một lời thỉnh cầu đến Tòa Hiến pháp nhưng Tòa Hiến pháp bất ngờ xóa bỏ toàn bộ điều luật, cho phép các nhóm nhân quyền hoạt động hợp pháp nhưng không có Ủy ban Sự thật và Hòa giải nào cả (Kimura 2015)

Một năm của Sự thật

Do sự thất vọng với chính phủ và với thất bại của cách thức tìm kiếm dẫn chứng thực tế một cách chính thống cũng như sự thất bại của Ủy ban Sự thật và Hòa giải, các tổ chức xã hội dân sự đã tìm cách thúc đẩy sự thật theo cách riêng của họ. Các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự như Liên minh Công lý và Chân lý (KKPK) đã nêu bật kí ức lịch sử về những đau khổ do các vi phạm nhân quyền trong quá khứ gây nên bằng cách tổng hợp các nguồn lực và phối hợp các nỗ lực nhằm “khuếch đại tiếng nói của các nạn nhân của chế độ theo Trật tự mới thời Suharto” mặc dù những lần công khai công trạng và tội phạm trước công chúng bị gọi là “nghe thấy các sự kiện chứng thực.” (Ajar 2012).

Việc nói lên sự thật cũng đã xuất hiện thông qua văn hóa đại chúng, đáng chú ý nhất trong các bộ phim mang tính khiêu khích như “Đạo luật giết người” và “Cái nhìn của sự im lặng”. Nói chung, đã có hàng chục cuốn sách được xuất bản bởi những người sống sót sau sự kiện 1965, trong đó có nhiều phụ nữ. Đồng thời, các tài liệu học thuật về năm 1965 của các học giả Indonesia và quốc tế cũng bùng nổ nhằm khám phá các tài liệu mới về vai trò của quân đội hoặc vai trò của cộng đồng quốc tế trong các sự kiện năm 1965.

Hội thảo quốc gia

Ví dụ gần đây và đáng ngạc nhiên nhất trong việc tìm kiếm sự thật là hội thảo chuyên đề do chính phủ tổ chức về các quan điểm khác nhau về năm 1965, hội thảo này có tên gọi là “Hội thảo quốc gia: Phân tích Thảm kịch năm 1965, Cách tiếp cận lịch sử” (Jakarta Post 2016). Cuộc họp rất đáng chú ý vì đây là cuộc thảo luận công khai đầu tiên của chính phủ về sự kiện năm 1965. Và mặc dù không có nhiều hoạt động nối tiếp hội thảo đó, nhưng hội thảo đó có ý nghĩa ở việc việc một thành viên của ban tổ chức làm việc cho chính phủ đã thừa nhận vai trò của nhà nước trong những vụ thảm sát. Hội nghị chuyên đề cũng có một sự phản ứng giật lùi từ các nhóm liên quan đến quân đội và từ các tổ chức Hồi giáo bảo thủ, những nhóm này đã tổ chức một cuộc hội thảo-đối ứng chống PKI (Kompas 2016).

Truth Telling: “The Act of Killing” 2012, and “The Look of Silence” 2014

Kết luận

Triển vọng cho cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ theo con đường chính thống ở Indonesia  ngày nay là mờ nhạt hơn bất cứ lúc nào kể từ khi Suharto sụp đổ. Trong môi trường bị hạn chế và o ép này, các nhóm xã hội dân sự đã chuyển hướng tập trung của họ, phần lớn từ bỏ các cách tiếp cận chính thức, cấp độ lớn , tầm quốc gia để giải quyết vấn đề theo cách riêng của họ. Ít dựa vào các hoạt động thể chế chính thống, những nhà hoạt động hộ đã tìm cách tạo ra các hoạt động tham gia vào việc tìm kiếm sự thực, nói lên sự thực và các hình thức biểu tượng của công lý. Sự nhấn mạnh ở đây là hướng tới sự công nhận hơn là giải quyết và kháng cáo để có sự ủng hộ của xã hội hơn là hướng tới các hoạt động  của chính quyền.

Nhà nước đã không thể hoặc không muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động có ý nghĩa cho cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ. Sự từ chối này được thống nhất rộng rãi trên nhiều loại pháp lý khác nhau bao gồm phương pháp luật pháp/tư pháp, các phương pháphòa giải và các phương pháp tìm kiếm sự thật. Tuy nhiên, nền chính trị của quá khứ không biến mất trong diễn ngôn xã hội và chính trị của Indonesia. Có nhiều cuộc thảo luận và tranh luận hơn bao giờ hết về quá khứ và nhiều bằng chứng hơn được thu thập bởi các nhà hoạt động, các học giả, những nạn nhân và gia đình của các nạn nhân, các nhà văn, và những nhà làm tư liệu. Trong ba cách thức của cơ chế công lý về các tội lỗi trong quá khứ, cách thức tìm kiếm sự thật và nói lên sự thật có thể coi là đã thành công nhất nếu cơ chế công lý đó chỉ phục vụ cho mục đích “ bơi đứng” cho đến khi có những loại công lý khác trở nên khả thi.

Ehito Kimura, Phó giáo sư
Khoa Khoa học chính trị, Đại học Hawai’i at Manoa
Honolulu, HI 96822

Tài liệu trích dẫn  

“Balibo 5 Deliberately Killed, Coroner Finds.” ABC News, November 16, 2007. http://www.abc.net.au/news/2007-11-16/balibo-5-deliberately-killed-coroner-finds/727656.
Cohen, David, Seils, Paul, and International Center for Transitional Justice. Intended to Fail: The Trials before the Ad Hoc Human Rights Court in Jakarta. New York, N.Y.: International Center for Transitional Justice, 2003.
“Concerning Human Rights, Pubic Law No. 39 (1999).” The House of Representatives of the Republic of Indonesia. Accessed May 25, 2018.
England, Vaudine. “Indonesian Acquittal Has Shades of the Past.” The New York Times, July 13, 2005, sec. Asia Pacific. https://www.nytimes.com/2005/07/13/world/asia/indonesian-acquittal-has-shades-of-the-past.html.
Findings and documents of the International People’s Tribunal on crimes against humanity in Indonesia, 1965. Jakarta and The Hague: IPT 1965 Foundation, 2017.
Hermansyah, Anton. “1965 Symposium Indonesia’s Way to Face Its Dark Past.” The Jakarta Post, April 19, 2016. http://www.thejakartapost.com/news/2016/04/19/1965-symposium-indonesias-way-to-face-its-dark-past.html.
“Helen Todd v. Sintong Panjaitan.” Center for Constitutional Rights. Accessed May 25, 2018. https://ccrjustice.org/node/1638.
ICTJ, and Kontras. Indonesia Derailed : Transitional Justice in Indonesia since the Fall of Soeharto : A Joint Report. Jakarta  Indonesia: International Center for Transitional Justice  ;Komisi untuk orang Hilang dan Korban Tindak Kekerasan, 2011.
Kimura, Ehito. “The Struggle for Justice and Reconciliation in Post-Suharto Indonesia.” Southeast Asian Studies 4, no. 1 (2015): 73–93.
Lowry, Bob. “Review: Coming to Terms with 1965.” Inside Indonesia. August 2, 2014. Accessed May 24, 2018. http://www.insideindonesia.org/review-coming-to-terms-with-1965.
McGregor, E. Katharine. “Confronting the Past in Contemporary Indonesia: The Anticommunist Killings of 1965–66 and the Role of the Nahdlatul Ulama.” Critical Asian Studies 41, no. 2 (2009): 195–224.
Nur Hakim, Rakhmat. “Ini Sembilan Rekomendasi Dari Simposium Anti PKI – Kompas.Com.” Accessed May 24, 2018. https://nasional.kompas.com/read/2016/06/02/17575451/ini.sembilan.rekomendasi.dari.simposium.anti.pki.
Palatino, Mong. “International Court Revisits Indonesia’s 1965 Mass Killings.” The Diplomat. Accessed May 25, 2018. https://thediplomat.com/2015/11/international-court-revisits-indonesias-1965-mass-killings/.
Pramudatama, Rabby. “SBY to Apologize for Rights Abuses.” The Jakarta Post. Accessed May 24, 2018. http://www.thejakartapost.com/news/2012/04/26/sby-apologize-rights-abuses.html.
“The ‘Year of Truth’ Campaign in Indonesia.” AJAR (blog). Accessed May 24, 2018. http://asia-ajar.org/the-year-of-truth-campaign-in-indonesia/.