Đất công lâm nghiệp ở Lào trong thế kỷ 21: Chủ nghĩa tư bản nông nghiệp và ‘bảo đảm sinh tồn không hàng hóa’

Keith Barney & Alex van der Meer Simo

KRSEA-Laos-sticky-rice

Trong hai thập kỷ qua, một liên minh lớn giữa các nhân tố trong nước và quốc tế tại CHDCND Lào (PDR) đã có những can thiệp trong chính sách về vấn đề ‘tăng cường luật lệ quản lí đất đai và các tài nguyên khác của cộng đồng’. Mục đích là nhằm thiết lập sự bảo vệ về mặt pháp lý cho quyền của cộng đồng nông thôn đối với các vùng đất công lâm nghiệp, trong bối cảnh sự phong tỏa ngày càng mở rộng do  yêu cầu ngày càng tăng của việc thu hồi đất ở quy mô lớn. Quyền sở hữu lâu dài sẽ được thúc đẩy thông qua các thủ tục tham gia được tăng cường về quy hoạch sử dụng đất, và qua sự phát triển của các chu trình chính thức hóa, với mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc sổ sách hóa và chính danh hóa đất cộng đồng hoặc tập thể. Mặc dù còn là những đổi mới mang tính thí điểm, thì tiến trình hướng tới mục tiêu này đang bị gián đoạn. 1

Ở quy mô làng, các quy trình địa phương gắn liền với việc thương mại hóa nông nghiệp tiếp tục diễn ra. Các kết quả của quá trình chuyển đổi nông nghiệp của Lào bao gồm cả sự phong tỏa rộng lớn đất ‘’từ trên cao’ (thông qua thu hồi đất của doanh nghiệp nhà nước cho các dự án kinh doanh nông nghiệp và cơ sở hạ tầng) và sự tư nhân hóa đất ‘từ bên dưới’ (qua sự tham gia của các hộ gia đình nhỏ vào việc trồng cây công nghiệp và qua việc bán và cho thuê đất tại các làng xã). Trong khi sự đầu tư thương mại đã đem đến sự những thành tựu trong đời sống của nhiều  người dân nông thôn, sự kết hợp này cũng đã dẫn đến sự đóng băng lan rộng trong các vùng đất công trên khắp Lào. Trong bối cảnh này, việc bảo vệ các quyền đối với các các vùng đất công lâm nghiệp của thôn bản vừa là một lĩnh vực quan trọng đối với chính sách đất đai, và vừa là một vấn đề thực nghiệm phức tạp sẽ thách đố các giải pháp chính sách đã soạn sẵn.

Trong sự can thiệp này, chúng tôi cho rằng vấn đề chính của quá trình  chính thức hóa quyền sử dụng đất ở Lào không chỉ liên quan đến câu chuyện về cách thức đất rừng truyền thống có thể phục vụ như là sinh kế hàng ngày ở nông thôn, và có thể phục vụ như là mạng lưới an toàn kịp thời cho người nghèo. Ẩn dụ về mạng lưới an toàn này hạ cấp người nông dân Lào thành một “cái rãnh sinh tồn” quá đơn giản, trong khi ẩn dụ đó không có ích gì trong việc xác định xem các sinh kế ở nông thôn kết nối với chủ nghĩa tư bản nông nghiệp như thế nào. Xây dựng dựa trên điều mà Haroon Akram-Lodhi và Cristóbal Kay gọi là “bảo đảm sinh tồn không hàng hóa” (viết tắt là ‘NCSG’), mục tiêu của chúng tôi là hướng sự chú ý đến cách thức mà đất công và đất làng xã có thể phục vụ như là một bộ đệm chống lại các lực lượng không trật tự của chủ nghĩa tư bản nông nghiệp, cũng như một nguồn tự chủ sinh kế ở nông thôn Lào. 2 Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về quyền sở hữu tài sản truyền thống và quyền sở hữu đối với đất đai đang thay đổi, và nông dân đang tự tham gia một cách rộng rãi vào các chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp mới và vào thị trường đất đai. Thách thức không chỉ là xây dựng các biện pháp bảo vệ đất đai thông thường mà còn là việc tiếp cận ý tưởng về “đất công hóa” (như một quá trình phá bỏ phần nào đối với việc biến đất truyền thống thành hàng hóa), về phương diện là tương ứng với địa phương và có căn cứ từ mong muốn tập thể và nguyện vọng sinh kế của cộng đồng.

A remote rural village of Laos . Image: Dino Geromella / Shutterstock.com

Sự phong tỏa của chủ nghĩa tư bản và Sản xuất của nông dân

Thảo luận ngắn về các khái niệm chính trong các nghiên cứu quan trọng về nông nghiệp có thể giúp xây dựng luận cứ của chúng ta. Các câu hỏi trong nông nghiệp về đất đai, như Akram-Lodhi tóm tắt lại, về cơ bản là  liên quan đến việc “ai kiểm soát [đất], đất được kiểm soát như thế nào, và mục đích mà nó bị kiểm soát”. Sự phong tỏa được định nghĩa là “quá trình tư nhân hoá tài sản có không gian cụ thể” 3, và với Akram-Lodhi, cả sự phong tỏa và sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản có thể được hiểu như là “được cắm rễ trong những thay đổi về nội dung và ý nghĩa của quan hệ sở hữu xã hội” 4. Một loại giới hạn về vốn có liên quan đến biên giới, cái biên giới gợi lên không chỉ không gian ở vùng ngoại vi địa lý, mà còn gợi lên “bất kỳ không gian nào của đời sống xã hội vốn tương đối không bị thống trị bởi quan hệ sản xuất tư bản” 5. Loại giới hạn về vốn thứ hai liên quan đến việc tháo dỡ các nguồn cung cấp xã hội không phụ thuộc vào các phương thức tiền tệ của vốn, bao gồm cả các phương tiện sinh lợi phi thị trường.

Dưới các mối quan hệ tư bản chủ nghĩa nông nghiệp, đất đai không thể tránh khỏi việc bị chuyển thành vốn, tạo ra sự tích lũy nhưng cũng tạo ra sự xáo trộn. Trong khi các hộ gia đình cận nghèo về kinh tế có thể thu được một khoản sinh hoạt cơ bản từ việc sở hữu đất đai và việc bán sức lao động, thì những người không tích lũy vốn cho những đầu tư mới vào công nghệ hoặc đất đai, hoặc những nạn nhân của cơ chế nợ tín dụng có thể thể bị buộc phải bán đất của họ thông qua logic tích lũy, tái đầu tư, hoặc là sẽ bị tàn lụi. Ngoài ra, khả năng duy trì chỗ đứng trong một lĩnh vực sản xuất phi thị trường (chẳng hạn như thông qua việc tiếp cận đất đai và tài nguyên truyền thống) có thể mang lại lợi thế sinh kế quan trọng cho các hộ sản xuất nhỏ. Akram-Lodhi và Kay viết:

Việc kiểm soát đất đai có thể mang lại khả năng sản xuất vì mục đích sử dụng trực tiếp, một sự đảm bảo sinh tồn phi thương mại sẽ đem lại cho người nông dân một mức độ tự chủ không phụ thuộc vào vốn và điều này có thể đảm bảo điều kiện sinh kế, mặc dù nó sẽ không mở ra khả năng tích lũy. 6

Những cách thức “bảo đảm sinh tồn không hàng hóa” này có thể nếu không lúc nào cũng cung cấp được mạng lưới an toàn kịp thời thì ít nhất cũng hỗ trợ cơ bản cho các hộ gia đình nhỏ. Trong các trường hợp khác, việc duy trì một số đất rừng của làng và tài nguyên của cộng đồng như là không gian phi hàng hóa có thể hỗ trợ các thành viên trong việc đối mặt với sự thiếu hụt của thị trường lao động trả công, ví dụ là khi đất bị phong tỏa mà mà không có các lựa chọn tạm thời tương xứng về tiền công lao động. Theo nghĩa này, “bảo đảm sinh tồn không hàng hóa” có thể đại diện cho một dạng của quá trình đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhưng nó rơi bên ngoài hay ít nhất là có khoảng cách khá xa so với các lôgic và các mệnh lệnh của thị trường. 7

Câu hỏi trong nông nghiệp về đất tryền thống cộng đồng ở Lào cũng có ý nghĩa đối với lao động. Trong khi những người trẻ tuổi bị thu hút vào việc làm nông nghiệp và việc làm tiền lương phi nông nghiệp vì được thu nhập tiền mặt, nhiều người trong số này có liên quan ở một mức độ nào đó đến sự rủi ro và dễ bị tổn thương. Vì vậy, các điều kiện xã hội và kinh tế của lao động di cư trở nên quan trọng. Tất cả những người khác đều bình đẳng, các hộ nông dân vốn duy trì sự tiếp cận đối với đất sản xuất có thể tự đặt mình vào một vị thế thương lượng mạnh hơn về thị trường lao động. “Bảo đảm sinh tồn không hàng hóa” cũng có thể cung cấp một phần nguồn tự chủ sinh kế thoát khỏi các dự án thương mại do nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ vốn đang có xu hướng quản lý kém, thất bại hoặc không phụ thuộc vào các hình thức giám sát và kiểm soát chính trị mới vốn đặt các hạn định lên sự tự do trong việc quản lý đất và các tài nguyên làng xã khác của người nông dân theo các truyền thống và sở thích riêng của họ.

‘Bảo đảm sinh kế phi hàng hóa’ ở nông thôn Lào” ở nông thôn Lào

Ở những nơi khác, quá trình chuyển đổi nông nghiệp ở Lào tạo nên số phận của các nông hộ nhỏ, và tác động lên tương lai của các quyền đất đai làng xã truyền thống. Jonathan Rigg và cộng sự  gần đây đã khám phá những vấn đề này trong mối liên quan đến “sự bền bỉ của các hộ sản xuất nhỏ” ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các định nghĩa về ‘nông hộ nhỏ’ và ‘trang trại nông dân’ có thể không phù hợp với đất việc sở hữu nhiều đất và những sự sắp xếp quyền sở hữu tài nguyên chồng chéo đặc trưng của nhiều làng ở Lào, nơi vùng lãnh thổ thôn làng có thể rộng trên 2.000 hoặc 3.000 ha (hoặc hơn). Tại Lào, đất truyền thống như vậy thường được tổ chức thành các bản chắp vá theo mùa của quyền sử dụng và quyền tiếp cận đất công dựa trên hộ gia đình. Trong bối cảnh như vậy, các hình thức tiền mặt và “thu nhập môi trường” phi tiền mặt có thể đặc biệt quan trọng đối với việc sinh nhai.

Nghiên cứu gần đây của tác giả thứ hai bài viết này ở miền trung Lào đã ghi chép tỉ mỉ việc sử dụng làm kế sinh nhai và giá trị thu nhập tiền mặt của hàng chục sản phẩm tài nguyên thiên nhiên có nguồn gốc từ đất làng xã truyền thống. Ông đã chọn một cách ngẫu nhiên bốn cộng đồng vốn là nơi thực hiện các chương trình trồng rừng của các công ty liên doanh hoặc của các tiểu điền. Nghiên cứu thực địa của ông trong năm 2016-2017 (25 hộ gia đình được khảo sát ở mỗi làng) xác định mức tiền công trung bình hàng năm của hộ gia đình là 1.272 đô la Mỹ (giá trị tương đương tiền), chủ yếu để cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ lân cận. Van der Meer Simo đã tính toán rằng tổng thu nhập từ tiền mặt và “thu nhập môi trường” phi tiền mặt” trung bình là 2.316 đô la Mỹ mỗi hộ gia đình mỗi năm, hoặc bằng 44% thu nhập hộ gia đình trung bình trong bốn thôn được khảo sát. Thu nhập môi trường ‘phi thị trường’ đầy đủ (tức là các nguồn tài nguyên chỉ được tiêu thụ, không được bán bằng tiền mặt) trung bình là 1,355 đô la Mỹ cho mỗi hộ gia đình mỗi năm hoặc 22% tổng thu nhập hộ gia đình. Những con số này biểu thị giá trị của cách “bảo đảm sinh tồn không hàng hóa” trong các làng khảo sát. Mặc dù lợi ích của các chiến lược quản lý đất đai khác nhau nên được dựa vào bối cảnh trong khu vực tương ứng và được đặt vào bối cảnh của của các đầu ra lao động cần thiết, thì điểm mấu chốt là việc tiếp cận với đất truyền thống vẫn là nền tảng cho sản xuất hộ gia đình, mang lại sự linh hoạt trong sinh kế và một sự thay thế phần nào đó cho sự thiếu ổn định và cưỡng chế cưỡng bức trong việc trồng đồn điền hoặc di cư lao động.

Ảnh 1: ” Bảo đảm sinh hoạt phi thương mại’ ở nông thôn Lào: Cá, gạo nếp, jaew (sốt cay), rau địa phương và ‘lao lao’ (gạo whisky). Tỉnh Khammouane, Lào, 2006  (đầu tiên là tác ỉa, người thứ hai từ bên phải)”

Quan hệ sở hữu xã hội và cải cách nông nghiệp ở Lào

Trên đây chúng tôi đã trình bày luận điểm để xem xét đất rừng làng xã truyền thống  ở Lào không phải ở sự tranh luận về ‘mạng an toàn’ mà chủ yếu là ở phương diện cách thức mà cách thức “bảo đảm sinh tồn không hàng hóa”  có thể giúp người dân nông thôn điều hướng các lực lượng phát triển nông nghiệp. Trong phần này, chúng tôi nói thêm về tính phức tạp khác, dựa trên việc hiểu đất truyền thống như một tổ chức xã hội và chính bản thân tổ chức xã hội này đang trải qua các biến đổi quan trọng.

Như Dressler và các cộng sự của mình xác định về vùng cao nguyên Palawan ở Philippines, cơ sở cho sự đảm bảo kế sinh nhai phi thị trường trong các hệ thống du canh du cư của Đông Nam Á nằm ở các quan hệ sở hữu xã hội truyền thống, các mối quan hệ này tổ chức các cảnh quan đa chức năng thông qua cách tiếp cận “xây dựng kế sinh nhai dựa trên nguồn sẵn có” 8. Điều này dẫn chủ điểm của của quan niệm đất như là “hiện thân mang tính xã hội” 9.  Ở nông thôn Lào, các vùng đất công lâm nghiệp của thôn cũng đang bị phong tỏa, một phần là do sự gia tăng việc bảo tồn đất của các chủ đất nhỏ không chính thức (một hình thức thường được gọi là chap chong ở Lào). Việc hình thành các chap chong không phải lúc nào cũng cân bằng giữa các hộ gia đình, giữa nam và nữ; các chap chông cũng không phải nằm trong cùng một ý thức về sự liên hệ giữa các thế hệ. Nếu như trong lịch sử chap chong được sử dụng để dự trữ đất cho con cháu của một cá nhân nào đó, thì ngày nay nó cũng được sử dụng để tư nhân hóa đất cho sản xuất thương mại. Cũng có thể có lợi nhuận đáng kể cho cộng đồng trong việc cho thuê hoặc bán đất rừng truyền thống vì lợi ích thương mại. Những xu hướng như vậy thách thức một cách tiếp cận truyền thống thụ động đối với ‘việc bảo vệ đất cộng đồng’, và có hàm ý ứng dụng cho những nỗ lực nhằm thúc đẩy việc chuẩn độ đất làng xã (CLT).

Ảnh 2: “Tiếp cận phi thị trường đối với các nguồn thực phẩm ở nông thôn Lào: cá nướng và súp cá hấp với trứng kiến, jaew, rau rừng, gạo nếp và lao lao. Tỉnh Khammouane, 2006. “Ảnh của K. Barney.

Một cách tiếp cận căn bản đối với cải cách chính sách đất lâm nghiệp ở Lào

Đem lại chính sách hỗ trợ cho các quá trình cải cách pháp lý ở Lào là một nỗ lực đầy thử thách. Ở Lào, hệ thống hoạch định chính sách có thể mờ đục, và chính phủ Lào cẩn thận trong việc quản lý các dòng ảnh hưởng từ xã hội dân sự bên ngoài và trong nước. 10 Cho đến nay, chỉ có một số ít các khu rừng cộng đồng và các lô đất ở vùng cao tập thể mang tính làng xã là bảo đảm được chính thức hóa thông qua sự chuẩn độ đất đai, mặc dù các sáng kiến ​​khác đang được thực hiện. Trong khi sự chuẩn độ đất đai có thể phục vụ như là một trụ cột cho các quyền về tài nguyên trong bối cảnh sự trưng dụng đất đai đang diễn ra, thì một chương trình nhằm triển khai chuẩn độ đất đai cũng có thể thu hẹp phạm vi các lựa chọn kinh tế của dân làng. Và cách thức các quyền chính thức và không chính thức của hộ gia đình đối với đất rừng được cân bằng như thế nào các quyền sở hữ của làng xã vẫn chưa rõ ràng.

Trong khi sự phù hợp sẽ không bao giờ là hoàn hảo, thì làm cho chính sách nhà nước phù hợp với thực tế địa phương, và việc đi đến các thỏa thuận về quyền sở hữu được chính thức hóa vừa linh hoạt và vừa cung cấp sự bảo vệ xã hội vẫn là một mục tiêu xứng đáng. Chúng tôi đã lập luận rằng một cách khác để hiểu về quyền sở hữu và về đất công truyền thống là xem các không gian đó có thể cung cấp một ‘bảo đảm sinh kế  không hàng hóa hóa’ như thế nào khi đối mặt với chủ nghĩa tư bản nông nghiệp đang ngày càng sâu sắc. Cần một nghien cứu sâu hơn ở Lào để khám phá các khía cạnh khác nhau về chủ đề quan hệ sở hữu xã hội trong quá trình chuyển đổi tư bản, như đã được phát triển trong các tài liệu nghiên cứu nông nghiệp. Sự cân bằng giữa quá trình hàng hóa hóa và sự bảo đảm sinh kế, và giữa quá trình chính thức hóa đất truyền thống trong bối cảnh thương mại hóa với thị trường đất đai, là những vấn đề thuộc về chính sách nghiêm trọng, những vấn đề sẽ định hình quá trình chuyển đổi nông nghiệp ở Lào trong thế kỷ XXI.

Keith Barney & Alex van der Meer Simo
Keith Barney, Resources, Environment and Development Group, Crawford School of Public Policy, The Australian National University
Alex van der Meer Simo, Fenner School of Environment and Society, The Australian National University

Reference

Akram-Lodhi, H. and C. Kay. 2008. Peasants and Globalization: Political Economy, Rural Transformation and the Agrarian Question. London: Routledge
Akram-Lodhi, H. 2007. Land, Markets and Neoliberal Enclosure: An Agrarian Political Economy Perspective. Third World Quarterly 28(8): 1437- 1456.
Dressler, W., J. de Koning, M. Montefrio and J. Firn. 2016. Land Sharing Not Sparing in the ‘Green Economy’: The Role of Livelihood Bricolage in Conservation and Development in the Philippines. Geoforum 76: 75-89.
Hirsch, P. and N. Scurrah. 2015. The Political Economy of Land Governance in Lao PDR. Vientiane: Mekong Region Land Governance.
Ironside, J. 2017. The Recognition of Customary Tenure in Lao PDR. MRLG Thematic Study Series #8. Vientiane: MRLG.

Notes:

  1. ronside, J. 2017. The Recognition of Customary Tenure in Lao PDR. MRLG Thematic Study Series #8. Vientiane: MRLG. pg. iv.
  2. Akram-Lodhi, H. and C. Kay. 2008. Peasants and Globalization: Political Economy, Rural Transformation and the Agrarian Question. London: Routledge. pg. 228.
  3. Ibid. pg. 1443.
  4. Ibid. pg. 1443. See also Ellen Wood. 2002. The Origin of Capitalism: A Longer View. London: Verso.
  5. Ibid. pg. 1444.
  6. Akram-Lodhi and Kay, 2008. pg. 228.
  7. Một sự xem xét phức hợp có thể được xây dựng về vấn đề hàng hòa hóa. Các sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ được thiết lập như một loại hàng hóa được nuôi hay phát triển triển thông qua các phương pháp thâm dụng vốn hoặc như là các sản phẩm có nguồn gốc từ việc tiếp cận đất thương mại, không được đưa vào trong cách tiếp cận của chúng tôi đối với “bảo đảm sinh tồn không hàng hóa.”
  8. Dressler, W., J. de Koning, M. Montefrio and J. Firn. 2016. Land Sharing Not Sparing in the ‘Green Economy’: The Role of Livelihood Bricolage in Conservation and Development in the Philippines. Geoforum 76: 75-89.
  9. Polanyi, K. 1944, 2001. The Great Transformation: The Political and Economic Origins of Our Time. Boston: Beacon Press.
  10. Hirsch, P. and N. Scurrah. 2015. The Political Economy of Land Governance in Lao PDR. Vientiane: Mekong Region Land Governance. pg. 4-5, 14.