Điều cuối cùng trong một danh sách những hoạt động sai lầm? Hoạt động của nhóm MARA vì Miền Nam Thái Lan (2015-2019)

Trong bài viết này, tôi lập luận rằng, mặc dù khác nhau ở một số khía cạnh, các cuộc đàm phán hòa bình giữa các đại diện của cuộc nổi dậy và nhà nước Thái Lan trong khoảng thời gian giữa năm 2015 và năm 2019 có những hạn chế giống như trong các cuộc đàm phán hòa bình trước đây cho các tỉnh phía Nam (2006 – 2014). Tôi cũng sẽ lập luận rằng hoạt động của nhóm ​​MARA là nỗ lực cuối cùng trong một danh sách những sự khởi đầu sai lầm trong việc xây dựng một tiến trình hòa bình đáng tin cậy cho miền nam kể từ năm 2004, khi cuộc xung đột bắt đầu.

Cuộc đảo chính quân sự năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của sự cai trị độc tài ở Thái Lan. 1 Mặc dù cuộc bầu cử năm 2019 đã chứng kiến ​​sự trỗi dậy của Đảng Tương lai (Future Forward Party), một trung tâm mới đối lập với sự thống trị của quân đội; Đảng này đã bị cấm kể từ đó. Nhìn chung, kể từ năm 2014, Thái Lan dường như đang trên một quỹ đạo hoặc là duy trì sự thống trị của quân đội hoặc thậm chí là gia tăng vai trò của quân đội trong việc điều hành nhà nước. Kể từ năm 2014, mức độ bạo lực ở các tỉnh phía Nam đã giảm dần, với số lượng thương vong và các vụ bạo lực tiếp tục giảm qua các năm. Một số nhà phân tích, gồm cả cựu chiến binh và các học giả trẻ tuổi, đã nỗ lực nhằm giải thích sự suy giảm này, nhưng nói chung, một lời giải thích thỏa đáng hoặc đầy đủ đã không được đưa ra, vì những lý do mà tôi sẽ nêu lên trong một ấn phẩm khác. Năm 2013, cuộc xung đột ở miền Nam đã chứng kiến ​​574 người thương vong, trong khi đó năm 2019, các cuộc xung đột như vậy chỉ có 174 người thương vong. 2

Giữa năm 2015 và năm 2019, nhà nước Thái Lan đã tổ chức nhiều cuộc họp với nhóm Majlis Syura Patani (MARA), một liên minh gồm những người nổi dậy của cuộc xung đột trước đó (1960 – 1990); những người này thường bị cho hoặc là có ít hoặc không có sự kiểm soát hiệu quả nào đối với những kẻ nổi dậy đang hoạt động trên địa bàn: những kẻ nổi dậy được Barisan Revolusi Nasional (BRN) đương thời, một tổ chức ly khai cực đoan đã thực hiện một chiến dịch bạo lực tàn bạo từ đầu những năm 2000, tuyển mộ, truyền giáo và huấn luyện. 3 BRN đương thời bắt đầu vận hành hiệu quả với tư cách là một tổ chức trong một khu chợ cũ của Yala vào giữa những năm 1990. 4

Cuối cùng, MARA là hoạt động gần đây nhất trong chuỗi dài các hoạt động thất bại; đầu tiên là các cuộc đàm phán Langkawi: Vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006, các cuộc hội đàm liên quan đến các quan chức Thái Lan và các thành viên của các nhóm nổi dậy từ cuộc xung đột trước đó đã được tổ chức tại Pulau Langkawi và được vị thủ tướng Malaysia được bàn luận đến nhiều là Mahathir Mohamad triệu tập. Mặc dù các đề xuất được đưa ra của những người nổi dậy từ cuộc xung đột trước đó là không gây tranh cãi, nhưng thời điểm đó chính phủ Thaksin phớt lờ đi vì nó đang bận đối phó với các cuộc biểu tình trên đường phố chống chính quyền. Ba ngày trước cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ Thaksin, quân nổi dậy đã bày tỏ sự phản đối với các sáng kiến ​​hòa bình bằng cách đánh bom nhiều cửa hàng bách hóa ở Hat Yai vào ngày mà cuộc biểu tình hòa bình được lên kế hoạch là sẽ diễn ra. 5

Năm 2008, các cuộc hội đàm đã được tổ chức bí mật giữa một đại diện của chính phủ Somchai và đại diện của các nhóm nổi dậy khác nhau ở Bogor, Indonesia. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã sớm bị hủy bỏ vì chúng bị các nhân vật quân sự hàng đầu của Thái Lan chỉ trích nặng nề. Năm 2010, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đề nghị người Hồi giáo ở miền Nam tự tổ chức phong trào chính trị của riêng họ và đề nghị giúp đỡ thiết lập các cuộc đàm phán giữa phe ly khai và nhà nước Thái Lan. Đề nghị này đã bị chỉ trích và bác bỏ bởi chính phủ của Abhisit và quân đội Thái Lan, những người chống lại bất kỳ sự can thiệp quan bên ngoài vào các vấn mà các các cơ sở chính trị và an ninh Thái Lan coi là một vấn đề trong nước. 6

Được các tổ chức phi chính phủ châu Âu giàn xếp, các cuộc đàm phán không liên tục giữa Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) và quân nổi dậy được tổ chức từ năm 2006 đến năm 2011; được biết đến như là “tiến trình Geneva”, các cuộc đàm phán tiếp tục cho đến khi chính quyền Pheu Thái lên nắm quyền vào năm 2011. Cuối cùng, các cuộc đàm phán không có kết quả. Người phát ngôn của phái đoàn nổi dậy, ông Rasuri Mahkota, người tuyên bố đã kiểm soát hơn 70% máy bay chiến đấu trên mặt đất, đã bố trí một lệnh ngừng bắn đối với ba quận Narathiwat vào mùa hè năm 2010. Các cuộc tấn công vẫn tiếp tục sau tuyên bố ngừng bắn này và hóa ra Kasturi đã hoàn toàn phóng đại mức độ ảnh hưởng của mình. 7 Một lệnh ” ngừng bắn ” tương tự đã được quân đội công bố vào tháng 7 năm 2008. 8

Vào tháng 2 năm 2013, ‘Sự đồng thuận chung‘ về Tiến trình Đối thoại Hòa bình đã được Hassan Taib, một thành viên cấp thấp của BRN và Tướng Paradorn Pattanatabut, đại diện cho các lực lượng vũ trang Thái Lan, ký kết tại Kuala Lumpur. Một số cuộc họp đã diễn ra tại Kuala Lumpur trong sáu tháng sau đó. Các cuộc đàm phán ở Kuala Lumpur có phần khác với các hoạt động ​​trước đây bởi vì chúng được tổ chức trước sự chứng kiến của công chúng và có sự ủng hộ của thủ tướng Thái Lan và trong suốt quá trình đó BRN đã ban hành một số tuyên bố công khai thông qua YouTube. Các cuộc đàm phán đã bị phá vỡ sau khit nỗ lực ngừng bắn giữa hai bên thất bại trong tháng Ramadan năm 2013.

Tất cả những hoạt động ​​này đều thất bại vì cùng một lí do hay vì những lí do tương tự nhau:

(i) Thiếu chỉ huy và thiếu sự kiểm soát: Phía chống nhà nước được đại diện bởi các chiến binh của cuộc xung đột trước đó, những người này được Marc Askew mô tả là ‘có lên tiếng nhưng không hiệu quả;’ họ không kiểm soát được các chiến binh trên địa bàn. Điều này là phù hợp nhất trong bản liệt kê các thiếu sót của nhóm MARA và đó là hệ quả của chính sách im lặng của BRN, cái bản chất dựa trên sự giữ bí mật quá mức của chính tổ chức này, và đó cũng là bản chất có vẻ như không gắn kết của đội ngũ lãnh đạo đang già nua sống lưu vong.

(ii). Những người phá hỏng: Các thành viên của phong trào BRN đương thời có những nỗ lực liên tục  nhằm phá hỏng các cuộc đàm phán. Những người này phản đối các cuộc đàm phán với nhà nước Thái Lan và cũng phản đối việc các cựu chiến binh già, những người không rõ ràng về chủ đích, đại diện cho cuộc đấu tranh của họ.
(iii) Sự phân hóa: Sự phân hóa nội bộ trong các cơ sở chính trị và an ninh Thái Lan diễn ra tràn lan cho đến năm 2014, với sự chiến đấu và nỗ lực liên tục trong việc phá hoại phía đối thủ.

(iv) Những người tham gia thiếu kinh nghiệm: Đại diện cho những người nổi dậy và đại diện của nhà nước có vẻ như là không có bất kỳ kinh nghiệm đàm phán hay có kế hoạch rõ ràng nào.

(v) Thiếu sự hòa giải của bên thứ ba: các cơ quan quốc tế hoặc những tổ chức trung gian thứ ba không hiện diện hoặc hoạt động không hiệu quả.
Cuối cùng, các cuộc đàm phán của MARA hứng chịu tất cả những hạn chế này.

Malay Muslim provinces in Southern Thailand with northern Malaysia.

Sau khi chính quyền quân đội kí một sắc lệnh nêu rõ tầm quan trọng của các cuộc đàm phán mới liên quan đến cuộc xung đột vào tháng 11 năm 2014, thì vào đầu năm 2015 có một thông báo rằng rằng có một tổ chức đại diện cho sáu nhóm nổi dậy lâu đời sẽ được gọi là Majlis Syura Patani (MARA). Từ năm 2015 đến 2019, có tổng cộng hai mươi cuộc họp giữa MARA và đại diện của chính quyền. Là một phần trong giải pháp hòa bình của chính phủ quân đội, hai cựu lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng liên minh Patani (PULO) đã được ra tù và cam kết hỗ trợ chính phủ Thái Lan trong nỗ lực mang lại hòa bình cho miền nam. 9 Các thành viên của BRN bày tỏ sự không tán thành đối với các cuộc đàm phán bằng cách thực hiện một vụ đánh bom ba ngày ở thành phố Yala trong những ngày trước cuộc họp đầu tiên vào tháng 5 năm 2015. Một vị lãnh tụ tôn và cũng là một đại diện của MARA , Awang Jabat, bị ám sát một vài tháng trước cuộc họp đầu tiên. 10

Tương tự với quá trình Geneva và các cuộc đàm phán tại Kuala Lampur, các đại diện của phe nổi dậy đã bị hoài nghi ngay từ đầu. Các cuộc đàm phán này nhận nhiều chỉ trích từ các nhà phân tích dày dạn kinh nghiệm như Don Pathan và vào tháng 9 năm 2015, hồi chuông báo tử rõ ràng về các cuộc đàm phán này đã xuất hiện dưới dạng một video được BRN công bố nêu lên những điểm phản đối đối với các cuộc đàm phán. BRN nhắc lại sự phản đối của họ đối với MARA trong một cuộc phỏng vấn với Anthony Davis ngay sau khi phát hành video.

Mặc dù phải đối mặt với sự phản đối từ BRN, các cuộc đàm phán của MARA vẫn tiếp tục trong bốn năm nữa, trải qua những sự thất vọng và sự chậm trễ trong quá trình đó. Vào năm 2016, người đứng đầu phái đoàn quân đội đã bị Tướng Prayuth loại bỏ và chính quyền quân đội đã công khai từ chối các điều khoản tham chiếu đã thảo luận trước đó (TOR) đối với các cuộc họp. 11 Cuộc thảo luận về TOR tiếp tục cho đến tháng 9 năm 2016 khi MARA nhượng bộ các yêu cầu của junta. Các cuộc thảo luận liên quan đến việc thành lập các vùng an toàn (tương tự như kế hoạch của Kasturi Mahkota trong tiến trình Geneva), tiếp tục trong hơn một năm. Cuối cùng, và sau cuộc thảo luận kéo dài, kế hoạch vùng an toàn đã bị quân đội từ chối.

Đồng thời, các cuộc đàm phán đường vòng giữa các đại diện hợp pháp của BRN và chính quyền quân đội đã bắt đầu vào năm 2016 cho thấy sự thay đổi có thể xảy ra về vị trí của BRN trong các cuộc đàm phán vốn có thể được thúc đẩy bởi chiến dịch vũ trang đang suy giảm của nhóm này và những thay đổi được đưa ra sau cái chết của hai thành viên có ảnh hưởng nhất của BRN năm 2015 và 2017. Việc đình chỉ chiến sự kéo dài mười ngày đã diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến 18 tháng 4 năm 2017 là một phương tiện để BRN thể hiện khả năng chỉ huy và kiểm soát của họ. 12 Nhìn chung, lệnh ngừng bắn là một bước tiến, nhưng nó không liên quan với MARA. Vào tháng 12 năm 2019, sau hơn bốn năm MARA hoạt động với những sự khởi đầu sai lầm, cuộc thảo luận đã diễn ra ở các khu vực khác nhau; ở đó có một sự phát triển mới đang diễn ra và cuối cùng sẽ dẫn các đại diện nổi dậy hợp pháp đi đến bàn họp và MARA cuối cùng đã bị loại bỏ hoàn toàn .

Nhìn chung, quá trình MARA trải qua những sai sót giống như những nỗ lực trước đây trong các cuộc đàm phán hòa bình ở miền nam: chia rẽ nội bộ, bạo lực liên quan đến những kẻ phá hoại, các nhà đàm phán thiếu kinh nghiệm, giới lãnh đạo Thái Lan quan tâm đến diện mạo công cộng hơn là áp dụng các thay đổi, các đại diện của phe nổi dậy không có sự kiểm soát hiệu quả đối với những kẻ nổi dậy thuộc khu vực, và thiếu sự hòa giải của bên thứ ba quốc tế hoặc trung lập. 13 Tóm lại, hoạt động của ​​MARA đạt được rất ít ngoại trừ việc thúc đẩy BRN trong việc tạo ra những sự trao đổi thông tin và trong hoạt động ngừng – một hoạt động thể hiện rõ mức độ kiểm soát của BRN.

Việc ngừng bắn năm 2017 và các cuộc đàm phán đường vòng diễn ra giữa năm 2016 và 2019 là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy BRN đương thời, vốn hiện nay đang được cho là trong tình trạng suy thoái không thể đảo ngược, đã hiểu được rằng chiến dịch của nó sẽ không đạt được mục tiêu là ‘Merdeka’. Tổ chức này không có lịch sử đàm phán với nhà nước Thái Lan. Và qua tài liệu Berjihad di Patani và các video do nhóm sản xuất, các thành viên của tổ chức này dường như không có bất kỳ chương trình rõ ràng hay tầm nhìn hỗ trợ nào cho tương lai khu vực của họ, họ cũng không có quan điểm chính trị được luận thuyết và được quốc tế công nhận; hoặc họ không có một dàn lãnh đạo hữu hình và lôi cuốn nào. Nhóm này hiện cũng đang tham gia vào các cuộc đàm phán tại thời điểm nó yếu nhất. Mặc dù được các nhà phân tích thừa nhận là nồng nhiệt, thì quyết định của BRN đương thời mà đến được bàn đàm phán với nhà nước Thái Lan vào tháng 1 năm 2020, vì lý do ly khai, rất có thể là một trường hợp ‘quá ít, quá muộn.

Nhìn chung, một trong những thành phần thiếu sót trước đây nhưng vốn rất cần thiết để giải quyết cuộc xung đột phía nam hiện đang được áp dụng: sự hiện diện của các đại diện nổi dậy hợp pháp tại bàn đàm phán. Áp lực gia tăng từ chính phủ Malaysia kể từ cuộc bầu cử mùa hè 2018, cái chết của các nhà lãnh đạo BRN lớn tuổi trong những năm gần đây và sự suy giảm hoạt động của tổ chức kể từ năm 2014 đã khiến cho tổ chức này có thể và cần phải tham gia vào một số hình thức đàm phán với nhà nước. Tuy nhiên, bây giờ khi lực lượng nổi dậy của BRN hoạt động yếu hơn bao giờ hết, cần phải lập luận rằng tổ chức không có nhiều điều cần phải đàm phán như trước. Ngoài ra, mặc dù hiện tại có ít sự phân chia chính trị ở Thái Lan do tính chất độc đoán nghiêm ngặt của chế độ và sự kiểm soát của nó đối với các thể chế của nhà nước, xem xét những phát triển gần đây ở Bangkok, như cấm hoạt đông của Đảng Tương lai vào tháng 2 năm nay, thì dường như sẽ không có nhiều lời đề nghị từ phía nhà nước Thái Lan trong tương lai gần. Có hai khía cạnh tích cực khác của sự phát triển diễn ra trong tháng 1 năm 2020: tiềm năng bạo lực liên quan đến những kẻ phá hoại là hơn do vì BRN đã thể hiện năng lực kiểm soát và chỉ huy mạnh trong năm 2017; thứ hai, các hòa giải viên của bên thứ ba từ các nước châu Âu sẽ hỗ trợ cả hai bên trong các cuộc đàm phán trong tương lai.

Tóm lại, họat động của MARA có những thiếu sót tương tự như các cuộc đàm phán hòa bình trước đây và chắc chắn không bao giờ có được thành công. Tuy nhiên, những diễn biến khác trong cùng thời kỳ hiện đã mở ra khả năng hai bên cuối cùng đạt được một số hình thức thỏa thuận để giải quyết cuộc xung đột gần 17 năm này. Sự suy giảm của tổ chức MARA có thể được coi là sự kết thúc cuối cùng trong một danh sách dài những khởi đầu sai lầm liên quan đến việc thiết lập và phát triển một tiến trình hòa bình hợp pháp cho các tỉnh phía Nam. Nhìn chung, các sự kiện của tháng 1 năm 2020 nên được xem là khởi đầu của một bước ngoặt mới trong việc giải quyết cuộc xung đột.

Gerard McDermott
Nghiên cứu sinh, Khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế, Đại học thành phố Hong Kong.

Notes:

  1. Claudio Sopranzetti, “Thailand’s Relapse: The Implications of the May 2014 Coup”, The Journal of Asian Studies, 2016, pp.1 – 18
  2. Email correspondence with Anthony Davis (Janes Defence), January & April 2020
  3. Marc Askew, “Fighting with Ghosts: Querying Thailand’s “Southern Fire””, Contemporary Southeast Asia, Vol. 32, No. 2 (2010), pp. 117–55
  4. Sascha Helbardt, Deciphering Southern Thailand’s Violence: Organization and Insurgent Practices of BRN-Coordinate (ISEAS – Yusof Ishak Institute, 2015), p.32
  5. ‘Bomb Blast Aftermath,’ Bangkok Post, Sept.18, 2006.
  6. Don Pathan, ‘Negotiating the Future of Patani’, Patani Forum, May. 2014, pp. 102 – p110.
  7. Jason Johnson, ‘Talk is cheap in south Thailand’, Asia Times, May.26, 2011.
  8. Don Pathan, ‘Ceasefire in south is just too good to be true,’ The Nation, Jul. 19, 2008.
  9. ‘Ex-Separatist Leader Pledges to Help Thai Govt. Fight Southern Rebellion’, Khaosod English, Jul.19, 2015
  10. Don Pathan, ‘Deep South peace efforts hit another dead end’, The Nation, May.22, 2015
  11. Razlan Rashid & Pimuk Rakkanam, ‘Thailand ‘Not Ready’ to Accept Reference Terms for Peace: Southern Rebels’, Benar News, Apr.28, 2016
  12. Matt Wheeler, “Thailand’s Southern Insurgency in 2017”, Southeast Asian Affairs, 2018, p380 – 382
  13. Gerard B. McDermott, “Barriers Toward Peace in Southern Thailand”, Peace Review: A Journal of Social Justice, 25:1 (2013), p.120-128