Vòng đàm phán mới tại vùng Cực Nam Thái Lan

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2020, các nhà đàm phán Thái Lan và các thành viên của Barisan Revolusi Nasional (BRN), một phong trào ly khai kiểm soát hầu như tất cả các chiến binh khu vực phía Nam Thái Lan với đa số người Hồi giáo, nói tiếng Mã Lai, đã gặp mặt tại Kuala Lumpur, Malaysia, để thông báo rằng họ đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình vốn đang được rất nhiều chờ đợi. Theo các quan chức Thái Lan và BRN, sáng kiến ​​hòa bình mới nhất này là lần đầu tiên mà hội đồng cầm quyền bí mật của BRN, được biết đến với cái tên Dewan Pimpinan Parti (DPP), thực sự chúc phúc cho các nhà hòa giải của họ khi tham gia bàn đàm phán. Người ta cho rằng hai bên đang ở đó để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột không giải quyết được vốn tái xuất hiện ở khu vực miền Nam nói tiếng Malay của Thái Lan vào cuối năm 2001 nhưng không được chính thức thừa nhận cho đến ngày 4 tháng 1 năm 2004, khi nhiều chiến binh vũ trang tấn công một tiểu đoàn quân đội ở tỉnh Narathiwat và rời đi với hơn 350 mảnh vũ khí quân sự. Làn sóng trước đó nổi lên vào đầu những năm 1960 nhằm phản ứng lại chính sách đồng hóa của Thái Lan – một chính sách lờ đi  bản sắc tôn giáo đạo đức của người Malay ở Patani. Cuộc nổi dậy vũ trang hoàn toàn chấm dứt vào cuối những năm 1980 nhưng câu chuyện kể – một trong số đó cho rằng Patani là một quê hương lịch sử của người Malay và quân đội Thái Lan và các cơ quan chính phủ là lực lượng nước ngoài chiếm đóng – không bao giờ biến mất.

Nhưng ngày 20 tháng 1 năm 2020 không phải là lần đầu tiên Thái Lan tuyên bố công khai rằng họ sẽ đến bàn đàm phán với BRN để giải quyết xung đột thông qua đàm phán. Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra khi đó đã đưa ra một sáng kiến ​​tương tự vào ngày 28 tháng 2 năm 2013, cũng tại Kuala Lumpur. Lời tuyên bố khiến tất cả bên chủ chốt liên quan mất cảnh giác. Các bên tham gia này  bao gồm BRN và quân đội Thái Lan. BRN cuối cùng đã cử đại diện đến bàn đàm phán – đó là cựu giám đốc ngoại giao Muhammed Adam Nur và một thành viên của cánh trẻ tên là Abdulkarim Khalid. Nhưng công việc của họ là làm hỏng quá trình đàm phán, một công việc mà mà họ đã thành công trong quý cuối của năm 2013, khi đó bà Yingluck đang chạy đua cho cuộc đời chính trị của mình trong cuộc biểu tình đường phố được gọi là Đóng cửa Băng Cốc (Shut Down Bangkok), cuộc biểu bình này lát đường cho cuộc đảo chính quân sự vào tháng 5 năm 2014 vốn đã hất bà khỏi vị trí quyền lực. Mặc dù có thể là một thứ gì đó nằm giữa một trò lừa bịp và một bước nhảy lớn về đức tin, sáng kiến ​​Yingluck đã tạo ra rất nhiều hứng thú và kỳ vọng lớn cho những người dân địa phương ở miền Nam xa xôi. Rốt cuộc, đây là lần đầu tiên một chính phủ Thái Lan công khai cam kết giải quyết cuộc xung đột về mặt chính trị. Thật không may, hòa bình cho khu vực có nhiều tranh chấp lịch sử này không phải là động lực chính. Yingluck và Thủ tướng Malaysia lúc đó là Najib Razak đã quan tâm nhiều hơn đến việc đạt được các lợi ích chính trị từ một sáng kiến ​​hòa bình.

Prayuth Chan-ocha (crop) pictured in Bangkok in 2012. Wikipedia Commons

Sau cuộc đảo chính tháng 5 năm 2014, đã có một số cuộc tranh luận nghiêm túc về việc có nên tiếp tục với những gì mà bà Yingluck đã bắt đầu hay không. Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO), lực lượng quân đội hàng đầu của Thái Lan đứng đằng sau cuộc đảo chính của Thái Lan, không có phần nào trong các cuộc đàm phán hoặc các chương trình hoạt động. Nhưng chính quyền quân đội đã quyết định tiếp tục các cuộc đàm phán nhưng với điều kiện các cuộc đàm phán sẽ phải mang tính chất bao gộp. Nói cách khác, tất cả các nhóm ly khai Patani Malay – BRN, tất cả các phe của Tổ chức Giải phóng Liên minh Patani  (PULO), Gerakan Mujahidine Islam Patani (GMIP) and Barisan Islam Pembebasan Pattani (BIPP)  – sẽ phải cùng tham gia và đàm phán về sự khác biệt của họ với Nhà nước Thái. Chính phủ Prayuth và lực lượng quân đội của Thái Lan tức giận vì cái ý tưởng hạ thấp bản thân nếu đàm phán với phiến quân Patani Malay, và do đó tức giận với yêu cầu về tính bao gộp. Muốn làm xong, một lần và cho mãi mãi, đó là thái độ của họ. Vào tháng 12 năm 2014, bảy tháng sau cuộc đảo chính, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã tới Kuala Lumpur để giới thiệu nhà đàm phán trưởng mới được bổ nhiệm, Tướng Aksara Kherdphol. Ông đã làm việc trực tiếp với cựu giám đốc gián điệp của Malaysia, Dato Sri Ahmad Zamzamin bin Hashim, người được chỉ định hỗ trợ cho tiến trình hòa bình

 Phù hợp với yêu cầu về sự bao gộp của chính phủ Thái Lan, với sự giúp đỡ của nhà hỗ trợ Malaysia, Tổ chức MARA Patani trở thành tổ chức bao trùm của các phong trào ly khai lâu đời của người Malay ở Patani. Vấn đề với sự sắp xếp này là BRN, nhóm duy nhất điều khiển các chiến binh trên địa bàn lại từ chối tham gia. Tuy nhiên, tiến trình này cũng chậm chễ không kém, hy vọng rằng các hoạt động có thể tạo ra lực hút đủ mạnh để thu hút sự tham gia của BRN. Và vì vậy, trong ba năm, các nhà đàm phán Thái Lan, MARA Patani và Nhà hỗ trợ Malaysia đã đàm phán về cái gọi là Khu vực an toàn, một dự án thí điểm nhằm biến một huyện tỉnh ở miền Nam xa xôi thành một khu vực ngừng bắn với các dự án phát triển nhằm phát triển một ý niệm mẫu rằng hòa bình và phát triển có thể đạt được khi không có bạo lực. Nhưng trong thực tế, không có gì mà rộn ràng vì một nhóm vốn điều khiển các chiến binh ở khu vực không phải là một phần của tiến trình này.

Vào tháng 10 năm 2018, chính phủ của tướng Prayuth Chan-ocha đã thay thế tướng Aksara bằng tướng Udomchai Thamsarorat, một người có nhiều năm kinh nghiệm trên chiến trường ở miền Nam xa xôi. Udomchai rời đi nhanh chóng để tránh xa Dự án về Khu vực An toàn khi biết rằng nó sẽ thất bại nếu không có sự tham gia của BRN. Việc chỉ định Udomchai diễn ra hai tháng sau khi chính phủ mới được bầu của Tiến sĩ Mahathir Mohammed đã thay thế Dato Zamzamin bằng vị cảnh sát trưởng đã nghỉ hưu tên là Tan Sri Abdul Rahim Noor làm Người hỗ trợ cuộc đàm phán. Udomchai nghĩ rằng ông có thể đặt niềm tin vào người hỗ trợ mới của Malaysia để gây áp lực cho DPP trên bàn đàm phán. Nhưng điều đó đã phản tác dụng khi các chiến binh của DPP đã đũa trong vụ bạo lực vào tháng 1 năm 2019 với vụ sát hại hai nhà sư Phật giáo ở Narathiwat. Cùng tháng đó cũng chứng kiến ​​quân nổi dậy xả súng vào bốn tình nguyện viên phòng thủ dân sự (những nhóm an ninh địa phương do Bộ Nội vụ thuê). Một giáo viên trường công đã nghỉ hưu cũng bị bắn chết và treo cổ; chiếc xe của ông bị đánh cắp và được sử dụng làm bom xe vào cuối ngày hôm đó.

Các nhà hoạt động chính trị địa phương như Người Patani và Liên đoàn sinh viên và thanh niên Patani (PerMAS) đã đẩy mạnh chiến dịch của họ địa bàn, kêu gọi các chiến binh BRN tôn trọng luật pháp và quy tắc nhân đạo quốc tế, nhắc nhở những người nổi dậy rằng, với tư cách là một nhóm phi nhà nước vốn bị hạn chế về năng lực quân sự , mục tiêu cuối cùng của BRN mang bản chất chính trị. Những người nổi dậy đã phản ứng tích cực với ý tưởng lấy nền tảng đạo đức cao cả cho cuộc chiến chống lại Nhà nước Thái Lan và rút lui khỏi mục tiêu mềm trước đó. Khoảng sáu tháng sau, Thái Lan và Malaysia đã tạo thêm áp lực lên ban lãnh đạo BRN nhằm đẩy họ lên bàn đàm phán. Lần này, BRN đã đáp trả bằng một loạt vụ đánh bom nhỏ ở Bangkok, làm nhục chính phủ Thái Lan khí đó đang tổ chức cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở thủ đô; những bộ trưởng này đang trong một loạt các cuộc gặp song phương và đa phương với các Đối tác Đối thoại của họ, bao gồm cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Một lần nữa, người hỗ trợ từ Malaysia và các nhà đàm phán Thái Lan lùi lại. Tại thời điểm này, Bangkok tin chắc rằng Rahim Noor và nhóm Trợ lý của ông không thể thuyết phục các nhà lãnh đạo BRN về phía chính Thái Lan. Và vì vậy, các nhà đàm phán Thái Lan bắt đầu tiếp cận với một tổ chức phi INGO nước ngoài, những người đã làm việc với BRN trong quá khứ khi biết rằng Malaysia sẽ phản đối ý tưởng đưa người ngoài vào quá trình này. Các nhà lãnh đạo BRN, thật ngạc nhiên, đã cho phép Ủy ban Đối ngoại của họ, do Anas Abdulrahman (còn gọi là Hipni Mareh) dẫn đầu, gặp gỡ với những người Thái. Hai bên đã gặp nhau ở Indonesia và sau đó vào đầu tháng 11 năm 2019, tại Berlin, Đức, nơi một bản TOR dài 7 trang do tổ chức INGO nước ngoài soạn thảo đã được trình bày cho các nhà đàm phán của chính phủ Thái Lan và BRN. Tất nhiên, Kuala Lumpur không hài lòng với việc bị giữ bí mật trong suốt thời gian này. Đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức đã giàn xếp các cuộc họp ở Indonesia và Đức, đây là cơ hội để quay trở lại cuộc chơi sau khi họ bị yêu cầu là ở ngoài cuộc sau khi Bangkok trao quyền tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán cho Kuala Lumpur vào năm 2013.

The Muslim provinces in Thailand’s Deep South

Nỗ lực của Thái Lan để sửa chữa hàng rào với Malaysia được đưa ra dưới hình thức thông báo công khai, một sự kiện nhằm khởi động một bước đột phá trong đó Malaysia sẽ được ghi nhận vì đã làm việc chăm chỉ. Cái gọi là đột phá này đã được đưa ra vào ngày 20 tháng 1 năm 2020, tại Kuala Lumpur. Chính phủ Malaysia nhận được nhiều lời ca ngợi. Nhưng sâu thẳm bên trong, tất cả các bên đều biết rằng các cuộc đàm phán trực tiếp với người Thái ở Indonesia và Berlin, và việc tổ chức sự kiện vào ngày 20 tháng 1 ở Kuala Lumpur là một bước nhảy vọt về đức tin. Phong trào bí mật này vốn đang thù địch hóa lực lượng an ninh Thái Lan trong 17 năm qua này đang trôi dạt về một khu vực chưa được khám phá. Cánh quân sự và các chiến binh vô cùng khó chịu với các ý tưởng đó, một phần vì họ đã không được tham khảo ý kiến ​​ngay từ đầu và một phần vì họ hoàn toàn không đồng ý với ý tưởng thiết lập một diễn đàn cho một tiến trình hòa bình chính thức khi các yêu cầu của họ không được đang được giải quyết. Hơn nữa, các chiến binh được các chỉ huy của họ nói rằng cuộc đấu tranh giải phóng quê hương Malay vốn được gọi là Patani là wajib, một nghĩa vụ đạo đức. Đó có phải là một nghĩa vụ đạo đức không, dường như không ai biết.

Trong báo cáo mới nhất ra ngày  25 tháng 1 năm 2020 về cuộc xung đột, “Đối thoại hòa bình của miền Nam Thái Lan: Các điều kiện hình thành“ , Tập đoàn khủng hoảng quốc tế (ICG) cho biết để tiến trình hòa bình thành công, BRN cần phải nói rõ loại tương lai mà nó dự tính cho khu vực và chính phủ Thái Lan nên suy nghĩ lại về chính sách không cho phép các nhà quan sát quốc tế tham gia vào quá trình này. Cả Bangkok và Kuala Lumpur cần tham gia vào phiên hòa giải với tư cách là bên thứ ba vô tư. Nói tóm lại, ICG cho biết, quá trình này cần một sự khởi động lại.

Vấn đề liên quan đến các nhà hỗ trợ và hòa giải nước ngoài – nhiều người đã đến và đi trong 17 năm qua – là phía Thái Lan coi Malaysia là đối thủ cạnh tranh chứ không phải là một bên liên quan trong cuộc xung đột. Malaysia không chỉ là ”một bên có vai trò hỗ trợ” hay ”trung gian” mà còn là một bên liên quan với các mối quan tâm chính trị, ngoại giao và an ninh thực sự. Trên thực tế, không có hoạt động ​​hòa bình cho khu vực phía cực Nam của Thái Lan kể từ năm 2004 cần đến việc trưng dụng nhà môi giới trung thực. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hỏi tại sao hội đồng cầm quyền của BRN đã cho phép Ủy ban Đối ngoại của nó đến bàn đàm phán với chính phủ Thái Lan mà không hỏi ý kiến ​​các chiến binh và lãnh đạo các đơn vị khác. Một số thành viên cho biết những nhà lãnh đạo bí mật này không lo lắng  vì biết rằng những nhà đàm phán này bị đưa vào một chòng buộc rất ngắn và họ có thể bị bãi nhiễm bất cứ lúc nào.

Các quan chức an ninh cấp cao của Thái Lan tin rằng phe chính trị biết rằng phe quân sự hùng mạnh hoàn toàn chống lại ý tưởng khởi động tiến trình hòa bình chính thức với người Thái và do đó, đã phải đến Indonesia và Đức mà không có sự tham khảo ý kiến của phe quân sự. Không giống như các phong trào cách mạng hay độc lập khác, phe chính trị của BRN vẫn còn rất yếu và thiếu kinh nghiệm. Các nhà hoạch định chính sách Thái Lan không bao giờ đầu tư thời gian để suy nghĩ về hậu quả của việc đưa các nhà đàm phán BRN vào cuộc họp bàn về tiến trình hòa bình. Giống như BRN, phía nhà nước Thái Lan không tham khảo ý kiến ​​giữa các thành viên của họ, không làm cùng nhau để xây dựng một chiến lược cho tiến trình hòa bình khả thi. Trên thực tế, các hành động và hoạt động của Quân đội Thái Lan cho thấy họ có thể bất cẩn trong sự phát triển trên phương diện chính trị.

Tuần tra trinh sát tầm xa và hoạt động chống lại các đơn vị của BRN trên mặt đất đã được thực hiện từ tháng 1 năm 2020, ngay cả khi BRN đang có những cử chỉ tích cực, như tham gia Chứng thư cam kết (Deed of Commitment) đối với Lời kêu gọi Geneva, một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động với sự tham gia của các cơ quan không thuộc nhà nước và phi vũ trang trên toàn cầu để thúc đẩy các quy tắc tham gia và các nguyên tắc nhân đạo. BRN cũng tuyên bố vào sáng ngày mùng 3 tháng 4 năm 2020, rằng họ sẽ chấm dứt mọi sự thù địch như là một phần trong nỗ lực nhân đạo của họ để giúp kiềm chế Corvid-19. BRN cũng kêu gọi công chúng tuân thủ các chỉ thị từ các quan chức y tế công cộng. Vào ngày 30 tháng 4, lực lượng an ninh Thái Lan đã giết chết ba chiến binh BRN ở Pattani. Lo sợ rằng các đơn vị trong khu vực sẽ trả đũa, BRN nhanh chóng nhắc lại vị trí trước đó của nó và chỉ thị cho các chiến binh của mình và công chúng rằng lệnh ngừng bắn đơn phương phải được duy trì. Ba ngày sau, vào ngày 3 tháng 5 năm 2020, tại huyện Sao Buri của tỉnh Pattani, hai Biệt đội Đặc công đã bị bắn chết ở cự ly gần bởi các tay súng ngồi trên một chiếc xe máy đi từ phía sau.

Tất cả các nghi ngờ đi chỉ vào BRN nhưng ban lãnh đạo của phong trào giữ im lặng. Nếu nói rằng họ đã bật đèn xanh để hạ gục hai Biệt đội để trả thù cho cái chết của ba chiến binh sẽ dẫn đến việc chấm dứt lệnh ngừng bắn, một hành động ​​của phe chính trị nhằm chỉ cho thấy phe quân sự hùng mạnh thấy rằng họ có thể tạo ra tính hợp pháp và những lời ca ngợi cho phong trào. Nếu nói rằng các tay súng là các chiến binh BRN đã hành động mà không có lệnh của  chỉ huy thì cũng là nói rằng phong trào không có sự chỉ huy và kiểm soát đầy đủ ở cơ sở. Và không nói bất cứ điều gì tại thời điểm này, sau khi công khai cùng tuyên bố với các nhà đàm phán người Thái cũng sẽ làm tổn hại đến uy tín và tính thống nhất của họ.

Don Pathan
Don Pathan là một nhà phân tích an ninh cư trú lại Thái Lan.