Bản sắc ở Isan và sự trở lại của Phong trào Áo đỏ trong các cuộc bầu cử 2019 và ở những lĩnh vực khác ở Thái Lan

Saowanee T. Alexander

Isan Redshirts Indentity KRSEA

Bầu không khí buồn tẻ kì lạ của cuộc bầu cử năm 2019 là một dấu hiệu rõ ràng rằng con đường tiến tới dân chủ của Thái Lan vẫn bị ngăn chặn lại bởi cùng một lực lượng những kẻ gác cổng – đó là giới đặc tuyển thống trị được chính quyền chống lưng. Đảng Pheu Thai, đảng đối lập hàng đầu, mặc dù giành được đa số ghế trong quốc hội nhưng không thành lập được chính phủ. Những kết quả bầu cử này có ý nghĩa gì đối với các cử tri ở khu vực Đông Bắc (hay còn được gọi là Isan)? Liệu tín hiệu rõ ràng rằng người đứng đầu chính phủ,Tướng Prayuth Chan-ocha, quyết tâm nắm giữ quyền lực, sẽ là sự bắt đầu của một quá trình trẻ hóa phong trào Áo đỏ hung mạnh vốn từ lâu đã là hiện thân cho tình trạng vỡ mộng về chính trị ở Isan? Trong bài tiểu luận này, tôi cố gắng trả lời câu hỏi thứ hai này từ góc độ vị trí và tư liệu về phong trào chính trị này. Tôi lập luận rằng bản sắc Đỏ và bản sắc chính trị ở Isan nói chung thậm chí còn phức tạp hơn vào năm 2019, nhưng nó đã không phát triển thành một phong trào chính trị sắc tộc.

Lịch sử của Phong trào Áo đỏ trong bối cảnh chính trị c ủa Thái Lan

Cuộc xung đột chính trị dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Thaksin Shinawatra, ngài Thủ tướng gây nhiều luồng ý kiến trái chiều trong cộng đồng, vào năm 2016, đã chia rẽ đất nước này. Một bên là phong trào Áo vàng (chính thức được gọi là Liên minh Nhân dân vì Dân chủ – PAD), bao gồm người kịch liệt phản đối Thaksin và các cộng sự chính trị của ông, cho rằng đó là chính phủ tham nhũng, gia đình trị, lạm quyền và theo xu hướng chống chủ nghĩa hoàng gia. Hầu hết những người thuộc phe Áo vàng là cư dân thành phố trung lưu, họ tuyên bố họ không thích các chính trị gia tham nhũng và họ giữ vững các giá trị cổ truyền liên quan đến từ “chất Thái”. Họ đã tổ chức một loạt các cuộc biểu tình vào giữa năm 2005 và 2006 nhằm lật đổ Thaksin, một kỳ tích mà họ  đạt được là cuộc đảo chính năm 2006. Phe còn lại phong trào Áo đỏ (chính thức được gọi là Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống chế độ độc tài), được thành lập vào khoảng năm 2007 nhằm đáp trả cuộc đảo chính và phong trào Áo vàng. Những người biểu tình áo đỏ có hoàn cảnh xuất thân về kinh tế xã hội khác nhau, nhưng phần lớn trong số họ đến từ các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nghèo khó (còn được gọi là Isan) (Naruemon cvà McCargo 2011).

Năm 2014, một chính quyền quân sự do Tướng Prayuth Chan-ocha lãnh đạo đã loại bỏ chính phủ liên quan đến cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của Thaksin. Các phong trào trên đường phố ở Thái Lan được mã hóa bằng màu sắc một lần nữa có vai trò trung tâm trong đời sống chính trị. Cuộc đảo chính được tổ chức bằng cách tận dụng các cuộc biểu tình trên đường phố của Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) – một khối liên minh gồm những người biểu tình thuộc phe Áo vàng trước đây, những người ủng hộ thuộc giới đặc tuyển, và các nhóm chống Shinawatra, và tận dụng những cuộc biểu tình chống đối lại của phe Áo đỏ như là một cái cớ. Tuy nhiên, trong khi các thủ lĩnh PDRC không bị phiền toái về quân sự sau cuộc đảo chính năm 2014, thì phe Áo đỏ  bị đàn áp bạo liệt trên toàn quốc (Saowanee và McCargo 2019). Vì các biện pháp đàn áp bạo lực của chính phủ nên phong trào Áo đỏ bị tê liệt về cơ bản. Ngay sau cuộc đảo chính, có các cuộc biểu tình nhỏ và lẻ tẻ, chủ yếu do các sinh viên đại học, các học giả hoặc những người tự nhận mình không phải là thuộc phe Áo đỏ cũng không thuộc phe Áo vàng tổ chức.

Một vài năm sau cuộc đảo chính, phe Áo đỏ cuối cùng đã bắt đầu xuất hiện trở lại, thể hiện sự ủng hộ của họ bằng cách tham dự các sự kiện chính trị khác nhau trên khắp đất nước. Tại cuộc họp mặt hậu cuộc đảo chính lớn nhất được tổ chức tại Đại học Thammasat vào ngày 24 tháng 7 năm 2016 để kiểm tra dự thảo hiến pháp, một số lượng lớn thành viên thuộc phe Áo thham dự, trưng ra trang phục và đồ dùng màu đỏ của họ. Những người Áo đỏ cố gắng tổ chức các hoạt động một cách độc lập, chẳng hạn như giám sát trưng cầu dân ý, tuy nhiên, họ không được phép (Saowanee và McCargo 2019). Hơn nữa, khi sự cai trị của chính phủ tiếp diễn , các thủ lĩnh của phe Áo đỏ tiếp tục bị khủng bố với các cáo buộc pháp lý. Một số trốn khỏi đất nước, còn những người khác bị bắt, bị xét xử tại tòa án quân sự và bị bỏ tù. Từ các chuyến đi nghiên cứu thực địa trong thời kỳ chính phủ quân sự của Thái Lan, tôi trở về với những câu chuyện về sự tức giận và thất vọng. Vào một dịp nọ, khi tôi đang phỏng vấn một nhóm dân làng thuộc phe Áo đỏ ở Ubon Ratchathani, thì thay vì trả lời câu hỏi của tôi, một trong số họ hỏi khi nào thì có ai đó tiếp bước việc lãnh đạo các phong trào nhằm đẩy quân đội ra ngoài. Những người Áo đỏ vẫn tương đối yên lặng nhưng thất vọng sâu sắc, chờ đợi cho sự thắt chặt của quân đội sẽ nới lỏng dần.

March 24, 2019: Thailand’s prime minister Prayuth Chan-Ocha, casts a ballot at a polling station during a general election in Bangkok. Image: thanis / Shutterstock.com

Phong trào Áo đỏ và cuộc bầu cừ năm 2019: Sự thất vọng tang dần

Sau một loạt trì hoãn trong gần 5 năm, cuối cùng cuộc tổng tuyển cử tháng Ba năm 2019 đã đến. Những người Áo đỏ được huy động. Trong thời gian đó, họ xuất hiện trên khán đài của các cuộc biểu tình chiến dịch quần chúng của đảng Pheu Thai ở vùng Đông Bắc để tặng áo đỏ UDD. Một sự khác biệt lần này là các diễn giả chính của đảng này không đề cập đến mối quan hệ của họ với phong trào Áo đỏ, mặc dù các diễn giả khác không ngăn mình làm điều đó. Các lãnh đạo UDD-Pheu Thái ở cấp địa phương đã nói về tình cảnh của những người Áo Đỏ thời gian trước và sau cuộc đảo chính, đặc biệt là thử thách mà các nhà lãnh đạo Á đỏ đã trải qua khi bị giam cầm, nhằm củng cố sự sự bất bình “gấp đôi so với bình thường“ mà phong trào Áo đỏ đã vận động để giải quyết  trong thời kỳ hoàng kim các cuộc biểu tình của nó. Thủ pháp hùng biện này đi đôi với nền tảng chống chế độ độc tài quân sự (anti-junta) của Đảng Pheu Thai, một đảng được công chúng đón nhận khá tốt.

Những ngươi Áo đỏ cũng tham dự các cuộc mít tinh của Đảng Pheu Chart chống chính phủ và giải tán Đảng Thai Raksa Chart Party. Chiến lược gia chiến dịch Đảng Pheu Chart là Chủ tịch UD Jatuporn Promphan. Nhiều người Áo đỏ chiếm ghế trước tại các cuộc mít tinh ở tỉnh Kalasin, tưởng nhớ những ngày biểu tình của họ vào năm 2010. Đảng  Thai Raksa Chart đã còn hoạt động; nó từng được dẫn đầu bởi một nhà lãnh đạo và nhà hùng biện UD có ảnh hưởng lớn khác, tên là Nattawut Saikua và đã từng thu hút sự quan tâm của những người Áo đỏ. Tại tỉnh Roi Et, vào ngày 13 tháng 3 năm 2019, sau khi đảng này bị giải tán vì cáo buộc là đã đề cử cựu công chúa Ubolratana làm ứng cử viên thủ tướng, Nattawut Saikua đã có bài phát biểu kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho bất kỳ đảng nào đại diện cho các giá trị dân chủ, anti-junta. Ở đây cũng vậy, những người Áo đỏ xuất hiện ở các hàng đầu, cổ vũ nhiệt tình cho các diễn giả.

Điều này cho thấy các cử tri Isan không còn đồng nhất màu đỏ của họ với chỉ Đảng Pheu Thai khi nói về chính trị bầu cử. Họ nghĩ rằng họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhiều người trong số họ vẫn ủng hộ Pheu Thai vì họ thấy đảng này là nạn nhân của sự bất công giống như họ, vì đã sát cánh bên nhau kể từ cuộc đảo chính năm 2006. 1 Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Như là một phần của dự án nghiên cứu đang diễn ra về niềm tin chính trị của những người Áo đỏ, tôi đã phỏng vấn họ sau cuộc bầu cử. Một phát hiện thú vị là nhiều người trong số họ, đặc biệt là những người biểu tình hăng hái nhất, ủng hộ phong cách táo bạo và đối đầu của nhà lãnh đạo Đảng Chuyển tiếp Tương lai (Future Forward Party), Thanathorn Juangroongruangkit. Một số người bày tỏ sự ưu tiên của họ đối với một chính trị gia anti- junta khác, Tướng công an Seripisut Temiyavet, vì họ cho rằng  chỉ một nhân vật hùng mạnh một sự cân bằng tương xứng [trong chiến dịch chống lại] chủ nghĩa độc tài quân sự vốn đã cai trị đất nước trong nhiều năm. 2

Các cuộc bầu cử, như một số người Áo đỏ nói với tôi, không thể và không giải quyết được các cuộc xung đột lâu dài của đất nước. Như chúng ta đã chứng kiến ​​cho đến nay, các cuộc bầu cử là một phần của vấn đề vì nó cho phép làm hiện lên nhiều người thực thi quyền lực vì lợi ích của giới cầm quyền. Nó cho phép sự ảnh hưởng tiếp tục của quân sự trong chính trị. Khi phán quyết về các vụ án của Thanathorn đang lù lù ở thời điểm của viết bài này và những khó khăn kinh tế hàng ngày đang ngày càng nghiêm trọng, thì không có gì đảm bảo rằng các cuộc biểu tình trên đường phố quy mô lớn sẽ không nổ ra lần nữa. Nhưng một số người Áo đỏ thận trọng hơn những người khác, họ thích tiếp tục cuộc đấu tranh thông qua hệ thống nghị viện trước. Tuy nhiên, khi được hỏi họ sẽ làm gì nếu tình hình đến mức mà quốc hội không thể hoạt động được nữa, hầu hết họ đều nói, “sẽ sẽ ra“ nghĩa là họ vẫn sẵn sàng xuống đường và tham gia biểu tình.

Do đó, mặc dù các nhà hoạt động chính trị Áo đỏ ngày nay có thể không nhất thiết phải mặc áo sơ mi “đỏ“, nhưng họ vẫn thấm nhuần những kinh nghiệm và niềm tin chính trị của họ. Mặc dù trải qua sự đàn áp khắc nghiệt và chứng kiến ​​cảnh ngộ và sự sụp đổ của các nhà lãnh đạo hay đồng đội các nhà hoạt động xã hội của mình, những người biểu tình bình thường và đang ngày càng lớn tuổi này vẫn tham gia chính trị bằng cách theo dõi chặt chẽ tin tức và giữ liên lạc với các nhóm nhỏ hơn, thân thiết của họ để chờ cơ hội thể hiện sắc đỏ của mình Chúng tôi không biết cơ hội đó sẽ trông như thế nào và không biết chính xác những nhà hoạt động này sẽ thể hiện ý thức hệ của họ như thế nào. Tất cả những gì chúng ta biết là phong trào vẫn còn vẫn đang hiện  hành, không hoạt động nhưng không chết.

Isan consists of 20 provinces in the northeastern region of Thailand. It is Thailand’s largest region.

Bản sắc áo đỏ và bản sắc Isan

Theo thời gian, phong trào Áo đỏ trở nên đặc biệt gắn liền với khu vực đông dân nhất của đất nước, vùng Isan. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phong trào Áo đỏ là một phong trào chủng tộc (ethnic movement). Trước tiên, có những thành viên Áo đỏ ở tất cả các khu vực của Thái Lan, bao gồm các thành trì đối lập ở miền Nam. Thứ hai, không phải tất cả những người sống ở Isan đều là thành viên Áo đỏ. Vậy, mối quan hệ giữa bản sắc Isan và phong trào Áo đỏ là gì?

Như tôi đã viết ở chỗ khác, phong trào Áo đỏ không hoàn toàn thống nhất (Saowanee và McCargo 2016, 2019; Saowanee 2018). Tổ chức chính lãnh đạo liên minh Áo đỏ là Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống chế độ độc tài (UDĐ), nhưng đây không phải là tổ chức Áo đỏ duy nhất. Thật vậy, có nhiều phe phái khác nhau trong phong trào, nhưng tất cả đều tuyên bố ủng hộ dân chủ. Không phải tất cả các thành viên Áo đỏ đều ủng hộ Thaksin (một số người thậm chí còn coi thường ông). Ngược lại, có những người luôn bầu chọn PT và thích Thaksin nhưng không bao giờ tham gia bất kỳ cuộc biểu tình nào của khối liên minh Áo đỏ và vẫn tự gọi mình là “Đỏ“.

Ngoài ra, còn có các phong trào không thuộc phe Áo đỏ ở Isan. Những phong trào này có xu hướng dựa trên các động cơ khác bên ngoài chính trị, chẳng hạn như Hội người nghèo. Trước đây, các nhóm biểu tình thường nêu tên mục tiêu chính trị của mình do quan điểm sâu xa trong xã hội Thái Lan rằng chính trị là xấu xa. Phong trào Áo đỏ, tuy nhiên, có bản sắc là một “phong trào chính trị“. Điều này đã khiến một số phong trào khác không đồng nhất với phe những người Áo đỏ. 3 Trong các cuộc biểu tình gần đây vào tháng 10 năm 2019 tại Bangkok, một số người biểu tình của Hội người nghèo đã lên tiếng về sự thất vọng của họ vì không muốn liên quan đến chính trị bầu cử, sợ rằng chính phủ sẽ tận dụng mối liên quan đó để buộc tội họ là có một âm kẻ thao túng từ phía sau (ví dụ, Thaksin).

Tổng quát hơn, bản sắc “đỏ“ mang theo một số rủi ro và sự kỳ thị xã hội. Nhiều người sợ bị bức hại nếu họ công khai thừa nhận họ là người áo đỏ vì một số thuộc tính được gắn liền với nó như  chống quân chủ, chống chính quyền, v.v … Nhiều người biểu tình trước đây rất miễn cưỡng nói rằng họ là “áo đỏ” mặc dù họ đã bỏ phiếu cho Đảng Pheu Thái.

Điều này ngụ ý rằng bản sắc “đỏ“, mặc dù có lẽ chiếm ưu thế nhất, không thể được coi như là bản sắc của vùng Isan hay người Isan. Không có khả năng là khu vực này sẽ là một địa điểm cho một cuộc nội chiến dựa trên sắc tộc, như một số nhà quan sát đã lập luận. Trong trường hợp bản sắc sắc tộc có hiện diện, nó không đủ mạnh để trở thành động lực cho chủ nghĩa ly khai. Bản sắc Lào đã đồng hóa thành công và biến thành bản sắc khu vực của Thái Lan (Saowanee và McCargo 2014; Ricks 2019).

Điều này không có nghĩa là phong trào Áo đỏ không thể hiện sự thất vọng nói chung của người dân trong khu vực. Niềm tin rằng người Isan là cử tri / công dân hợp pháp của đất nước rất mạnh mẽ và đã trở thành động lực chính để họ tham gia chính trị, kể cả những người Áo đỏ và những người không thuộc phe Áo đỏ. Cả người Áo đỏ và người không thuộc phe Áo đỏ đều coi bất bình đẳng là một vấn đề lớn ở Thái Lan và cảm thấy rằng khu vực Isan đã bị lãng quên và bị bóc lột thay vì là được phát triển. Do đó, người Isan đã phải vật lộn để yêu cầu nhà nước lắng nghe họ về nhiều vấn đề khác nhau ngay cả trước khi phong trào Áo đỏ ra đời. Những gì phong trào Áo đỏ chia sẻ với văn hóa chính trị của khu vực Isan chủ yếu là mong muốn hòa nhập và phát triển (xem Saowanee 2019b). Như vậy, chúng ta chưa thấy các tổ chức Áo đỏ từ Isan chuyển sang các biện pháp tu từ về sắc tộc hoặc về các mục tiêu của chủ nghĩa ly khai.

Saowanee T. Alexander
Ubon Ratchathani University, Thailand

Tài liệu tham khảo

Saowanee T.  Alexander & McCargo, D. 2016, ‘War of words: Isan redshirt activists and discourses of Thai democracy’, South East Asia Research, vol. 24, no. 2, pp. 222-241.
Naruemon Thabchumpon & McCargo, D. 2011, ‘Urbanized villagers in the 2010 Thai Redshirt protests: Not just poor farmers?’, Asian Survey, vol. 51, no. 6, pp. 993-1018.
Saowanee T. Alexander, 2018, ‘Red Bangkok? Exploring political struggles in the Thai capital’, Critical Asian Studies, vol. 50, no. 4, pp. 647-653.
Saowanee T. Alexander, 2019b, ‘Isan; Double trouble’, Contemporary Southeast Asia, vol. 41, no. 2, pp. 183-189.
Saowanee T. Alexander & McCargo, D. 2019, ‘Exit, voice, (dis)loyalty: Northeast Thailand after the 2014 coup’, in MM Montesano, T Chong, M Heng (eds.), After the coup: The National Council for Peace and Order era and the future of Thailand, ISEAS, Singapore, pp. 90-113.

Notes:

  1. Central Intelligence Agency. 2019. “World Factbook.” Central Intelligence Agency, United States Government. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/.
  2. Tuy nhiên, đánh giá từ diện mạo bên ngoài của họ, không có người Áo đỏ nào tham dự các cuộc biểu tình của Đảng chuyển tiếp Tương lai, mặc dù một số người đã tham dự ít nhất là cuộc biểu tình ở tỉnh Ubon Ratchathani. Điều này cho thấy rằng vì bất kỳ lý do gì, những người Áo đỏ này không muốn trưng ra danh tính của họ tại các cuộc biểu tình của Đảng Chuyển tiếp Tương lai. Lý do đằng sau điều này đáng để tìm hiểu thêm, nhưng điều đó gợi ý rằng có một mức độ dè dừng nào đó giữa các Redshumps trong việc ủng hộ công khai Đảng Chuyển tiếp Tương lai.
  3. Trớ trêu thay, các nhà hoạt động xã hội như Hội vì người nghèo, có nhiều điểm tương đồng với phong trào Áo đỏ về mục tiêu. Luôn có vô số các nhóm ở Isan phản đối các dự án lớn do nhà nước khởi xướng trước khi Phong trào Áo đỏ cũng bắt đầu nói về sự bất bình đẳng và không minh bạch.