Điểm đen ở Thái Lan: Các di sản chính trị của Chiến tranh Lạnh

Kevin Hewison

Một khía cạnh nổi bật của báo cáo về “điểm đen” ở Thái Lan của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), như nhà nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Sunai Phasuk nhận xét, là quân đội và cảnh sát Thái Lan đã áp dụng các kỹ thuật tra tấn của “điểm đen”: “trước đây chúng ta chưa bao giờ nghe nói về việc xuống nước – chỉ sau năm 2004 hoặc 2005, nó mới được sử dụng ở đây (Los Angeles Times, ngày 22 tháng 4 năm 2018). Đây không phải là lần đầu tiên các hoạt động của Hoa Kỳ có những “di sản” quan trọng  cho Thái Lan. Liên minh Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Thái Lan đã có những tác động sâu rộng đến chính trị Thái Lan và các thể chế chính trị của nó.

Liên minh Chiến tranh Lạnh được thành lập trong bối cảnh của nhiều cuộc đấu tranh chính trị phản ánh sự tranh cãi đang lên về Chiến tranh Lạnh. Tại Thái Lan, sự tham gia sâu sắc với Hoa Kỳ được đan xen với các trận chiến chính trị trong nước giữa những người thúc đẩy Cách mạng 1932 và các đối thủ theo chủ nghĩa hoàng gia của họ.

Chính Darling (1965, 104-105) đã quan sát thấy rằng tất cả các đại sứ Hoa Kỳ sau Thế chiến II ở Thái Lan là những người chống cộng hăng hái, trong khi khẳng định họ “không có gì ngoài ý định tốt trong nỗ lực giúp đỡ chính phủ và người dân, và nhấn mạnh rằng những gì họ cảm thấy là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia.” Các tài liệu của CIA và Bộ Ngoại giao thời bấy giờ cho thấy những gì xác định “ý định tốt” là việc đảm bảo Thái Lan là một đồng minh vững chắc của chiến tranh lạnh trong cuộc chiến chống lại “sự hiếu chiến của Cộng sản.”

Ba khía cạnh liên quan đến nhau trong mối quan hệ thời Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ-Thái Lan minh họa cho cách thức mà  “các ý định tốt”  được vận hành như là sự hỗ trợ cho chủ nghĩa độc đoán quân sự. Sự hỗ trợ cho một chế độ quân sự ổn định được xây dựng dựa trên sự gia tăng mối liên minh trước đó của Hoa Kỳ với Pridi Phanomyong và vào sự hủy diệt chính trị của những người ủng hộ Thái Lan Tự do. Trong quá trình này, Hoa Kỳ và chế độ quân sự ở Bangkok cũng xác định khu vực phía đông bắc – một pháo đài hỗ trợ cho Pridi và Người Thái tự do của ông – là một thiên đường cho những người Cộng sản nguy hiểm, bất trị. Mỗi can thiệp này đều có những hàm ý sâu sắc đối với chính trị Thái Lan.

Pridi: Từ đồng minh đến kẻ thù

Trong Thế chiến 2, Pridi, một học giả pháp lý nổi tiếng, người thiết kế vụ lật đổ chế độ quân chủ tuyệt đối năm 1932, một lãnh đạo của phong trào “underground” người Thái Tự do và của Vương quyền, đã là đồng minh đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ tại Thái Lan. Năm 1946, Hoa Kỳ ghi nhận sự ủng hộ của ông bằng việc trao tặng Huân chương Tự do. Tuy nhiên, những nghi ngờ đã xuất hiện về xu hướng chủ nghĩa xã hội Pridi, về chủ nghĩa dân tộc kinh tế và chủ nghĩa chống thực dân triệt để (Thanet 1987; Goscha 1999).

Pridi Banomyong . File photo dated 1947. Wikipedia Commons

Những người theo chủ nghĩa hoàng gia Thái Lan háo hức lợi dụng những điều không chắc chắn này. Với những người có sự bất bình từ lâu đối với Pridi, họ liên tục tuyên bố ông là người cộng hòa và “Bolevevik”.  Trong khi người Mỹ ban đầu đã bác bỏ mưu đồ của hoàng gia, thì các báo cáo của Cơ quan Dịch vụ Chiến lược (OSS), sau đó là CIA, ngày càng dựa vào các câu chuyện và “tình báo” hoàng gia  để nghi vấn tư tưởng của Pridi. Trong các ý kiến bất đồng sâu sắc về cái chết năm 1946 không giải thích được của Vua Ananda Mahidol và trong cuộc đảo chính năm 1947 lật đổ chính quyền Pridi, thì các báo cáo tình báo đã liên kết giữa Phong trào người Thái tự do với Cộng sản. Như Fineman (1997, 36) đã chỉ ra, người Mỹ đã bật đèn xanh cho những người tạo ra cuộc đảo chính nhằm “lật đổ chính phủ được bầu của Pridi mà không bị trừng phạt”.  Bị những người thuộc hoàng gia buộc tội là liên quan đến cái chết của nhà vua và là kẻ thù của chế độ và của Hoa Kỳ trong cuộc chống- đảo chính thất bại vào năm 1949, Pridi bỏ trốn, sống cảnh lưu vong suốt đời.

Sau cuộc nổi dậy năm 1947, các nhà lãnh đạo quân sự mới của Thái Lan đã xác nhận với Đại sứ quán Hoa Kỳ rằng họ chống lại những người cộng hòa và những người Cộng sản – mật mã chỉ Pridi và phong trào người Thái Tự do. Một báo cáo của CIA (1948a) đã phỉ báng Pridi “là một tên Cộng sản âm mưu nhằm lật đổ chính phủ hiện tại”. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho cuộc đảo chính phản ánh sự khao khát ổn định chính trị ở Thái Lan và phản ánh cái quyết định của nó cho rằng rằng không có thuốc giải độc dân chủ đối với sự phát triển của Cộng sản ở Thái Lan và Đông Nam Á. Quan điểm như vậy cho phép [hình thành-N.D] một liên minh với một chế độ quân sự côn đồ.

Đến cuối năm 1949, với việc Pridi bị lưu đày ở Trung Quốc, các báo cáo của CIA liên tục liên hệ ông với Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc và nỗ lực lật đổ chế độ Phibun. Một báo cáo duy nhất liên hệ Pridi với một kế hoạch xâm lược, các hoạt động phá hoại, một trụ sở Cộng sản ở phía đông bắc, và gây bất ổn cho chính phủ Phibun, với sự hỗ trợ của Bắc Kinh (CIA 1950).

Hành trình của Pridi từ đồng minh của Mỹ đến việc trở thành mối nguy Cộng sản có ý nghĩa gì đối với chính trị Thái Lan? Tất nhiên, cuộc vận động chính trị của riêng Pridi đã góp phần vào sự sụp đổ của ông; đối thủ của ông ta đã qua mặt ông. Tuy nhiên, việc Mỹ từ bỏ Pridi đã thể hiện một chiến thắng chính trị quan trọng đối với những người theo chủ nghĩa hoàng gia. Trong khi Phibun cũng là một người chống hoàng gia, ông và những người theo chủ nghĩa hoàng gia đã đoàn kết để xóa bỏ sự lựa chọn mang tính dân chủ và dân sự mà phong trào chính trị của Orid đem lại.

Sự sụp đổ chính trị của Pridi có nghĩa là, vào cuối những năm 1940, đối thủ chính của Thái Lan về sự thống trị quân đội đã bị suy yếu đáng kể. Điều này phù hợp với Mỹ. Phá bỏ đồng minh thời chiến của mình đã chuẩn bị nền tảng chính trị cho sự phục hồi của các chính trị gia hoàng gia và chế độ quân chủ như là một thể chế chính trị hùng mạnh. Lợi ích của Hoa Kỳ là một chế độ quân sự ổn định với tư cách là đồng minh và là căn cứ Đông Nam Á cho các hoạt động của Chiến tranh Lạnh.

Mối đe dọa từ phía đông bắc

Khi tìm cách hất cẳng những người ủng hộ phong trào người Thái tự do của Pridi, chế độ và Hoa Kỳ đã liên hệ những người đó với Chủ nghĩa Cộng sản – một sự kết nối khá hiệu quả đối với người Mỹ. Các tài liệu và chính sách chính thức của Hoa Kỳ chất đống, nhằm liên kết Pridi, phong trào người Thái tự do và các chính trị gia đối lập với Chủ nghĩa Cộng sản của Việt Minh và với người tị nạn chính trị ở phía đông bắc.

Vào cuối Cuộc chiến, sự hỗ trợ của Thái Lan đối với Việt Minh, bao gồm cả buôn bán vũ khí, được biết đến rộng rãi. Thật vậy, phong trào chống thực dân và sự coi thường đối với người Pháp có nghĩa là sự hỗ trợ này đã vượt qua sự chia rẽ chính trị. Như Goscha (1999) đã chỉ ra, Pridi, các chính trị gia ở Đông Bắc và của phong trào người Thái Tự do, bao gồm Tieng Sirikhan và Thong-in Phuriphat, là những người liên lạc chính của Việt Minh.

Khi Phibun nắm quyền kiểm soát, Việt Minh đã nhận ra rằng, trong khi chống Pháp, ông ta cũng chống cộng (Goscha 1999, ch 7). Trong khi đó, người Mỹ đã định nghĩa lại Việt Minh từ chỗ là những người theo chủ nghĩa dân tộc sang những người Cộng sản, và người Mỹ lại ủng hộ Pháp. Các báo cáo tình báo về tiền và vũ khí được chuyển đến Việt Minh từ Thái Lan đã được gắn thẻ là có tham chiếu đến Pridi và các đồng minh của ông (CIA 1948b). Một số báo cáo chuyển tải các tuyên bố chưa được xác minh, có lẽ có nguồn gốc từ những người thông tin của chế độ và của hoàng gia, về các trại huấn luyện Việt Minh lớn ở phía đông bắc và về việc các sinh viên địa phương – được mô tả là những người ly khai bất mãn – được tuyển dụng để truyền bá và huấn luyện quân sự ở Trung Quốc và Việt Nam (CIA 1949a, b). Kết quả là một quyết tâm rằng cần có sự trợ giúp quân sự để đánh bại các phong trào lấy cảm hứng từ Việt Minh và để củng cố chế độ chống lại các đối thủ chính trị trong nước.

KRSEA Thailand Southeast Asia map

Trong khi trọng tâm của các báo cáo của CIA chuyển sang lo ngại về cuộc xâm lược từ Việt Nam hoặc Trung Quốc, chế độ quân sự đã chuyển sang loại bỏ các chính trị gia thân Pridi. Diễn ngôn chính thức của Hoa Kỳ đồng tình xác định vùng đông bắc là điểm nóng của chủ nghĩa Cộng sản thân Pridi và chủ nghĩa phi chính thống. Những người ủng hộ Pridi đã bị xử lý nghiêm khắc. Sau cuộc đảo chính năm 1947, một số người đã bị bắt và bị buộc tội là có âm mưu ly khai; những người khác thì chạy trốn (Keyes 2014). Sau cuộc chống-đảo chính năm 1949 thất bại, nhà nước đã ám sát một số nhà lãnh đạo và tống giam những người khác. Đáng chú ý nhất là cảnh sá của chế độ đã giết chết bốn cựu bộ trưởng từ phía đông bắc khi đang bị giam giữ họ. Người Mỹ biết rằng Tướng Phao Sriyanond đã ra lệnh những vụ ám sát đó và rằng Phibun và một số bộ trưởng biết về kế hoạch này (CIA 1949c). Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng sự tàn bạo này là cần thiết để đảm bảo sự ổn định của chế độ và tăng cường chống -Cộng sản.

Nhưng ngay cả sau cuộc đàn áp này, Pridi và phong trào người Thái tự do vẫn bị coi là mối đe dọa cho chế độ. Hoa Kỳ ngày càng quan sát toàn bộ phía đông bắc, nơi Pridi duy trì sự hỗ trợ mạnh mẽ, như “là một vấn đề”. Sự chú ý chuyển sang các hoạt động tâm lý nhằm “giảm bớt” nguy cơ bất đồng chính kiến ​​ở Đông Bắc. Sự giúp đỡ quân sự và kinh tế tập trung vào đường bộ và đường sắt vì “sự phát triển của các tỉnh vùng Đông Bắc vốn bị loại suy về mặt chiến lược và bị kìm nén về mặt kinh tế” (Morgan 1953). Những nỗ lực này liên quan đến các chương trình quân sự của Hoa Kỳ nhằm đánh bại những gì người sáng lập OSS và đại sứ mới ở Thái Lan, “Wild Bill” Donovan, còn được gọi là “các đặc vụ Commie,  đang hoạt động ở Bắc và Đông Bắc Thái Lan” (OH 1987). Donovan phát triển các con đường chiến lược, căn cứ không quân của Hoa Kỳ trong khu vực và chú ý nhiều hơn đến lực lượng chống đối (Operations Coordinating Board 1954a).

Vụ sát hại các chính trị gia thân Pridi và định nghĩa vùng đông bắc như là nơi đối lập và chủ nghĩa Cộng sản đã gây ra hậu quả lâu dài, nhất là vì nó đánh dấu khu vực này là một mối đe dọa phi chính thống và đánh dấu người dân của khu vực là lạc hậu, mưu mô và nguy hiểm cho giới đặc tuyển chính trị ở Bangkok (Keyes 2014). Đối với nhiều người dân địa phương,  sự giết hại các nhà lãnh đạo chính trị đã khẳng định sự đối kháng và phân biệt đối xử của Bangkok đối với họ và sự giết hại đó góp phần [vào sự hình thành – N.D] các ý tưởng về bản sắc khu vực.

Chế độ độc tài quân sự

Khi Hoa Kỳ bỏ rơi Pridi, nó đã bao chứa chủ nghĩa độc tài quân sự. Hoa Kỳ biện minh cho động thái này là cần thiết để thiết lập một chế độ ổn định có thể chống lại chủ nghĩa Cộng sản và đánh bại những người bất đồng chính kiến ​​ở địa phương.

Việc xây dựng viện trợ quân sự cho Thái Lan  trở nên rất nổi tiếng (Surachart 1988). Khi các báo cáo về hoạt động của Cộng sản được đưa trở lại Washington, Hoa Kỳ thì nó đã nỗ lực để củng cố quân đội như một lực lượng chiến lược chống lại sự xâm lấn của Xô Viết và Trung Quốc (OH 1976). Một mức độ hoảng loạn đã xảy ra cùng với sự bùng nổ của Chiến tranh Triều Tiên và những kêu gọi viện trợ quân sự ngày càng lớn hơn, và với một thỏa thuận hỗ trợ được ký vào tháng 10 năm 1950. Viện trợ sớm chảy ra như một dòng sông trong lũ lụt cùng với việc Đại sứ Mỹ Stanton cảnh báo rằng sự phản công của Cộng sản đe dọa chính phủ Thái Lan (OH 1977), chương trình hỗ trợ quân sự tăng gấp 10 lần từ năm 1952 đến 1954, và lên tới 124,1 triệu đô la (Halaby 1950).

Năm 1953, một nhiệm vụ quân sự ở Thái Lan do Tướng William N. Gillmore dẫn đầu đã kết luận rằng vẫn cần phải thực hiện nhiều hơn, khuyến nghị đào tạo thêm, bổ sung thêm cố vấn và tăng gấp đôi sức mạnh quân sự Thái Lan lên 120.000. Lực lượng cảnh sát được tăng lên từ 5.000 đến 42.000. Ngoài ra, chương trình đào tạo bắt đầu đối với Quân đoàn phòng thủ tình nguyện mới, cũng dự kiến ​​mở rộng lên 120.000 (OH 1987).

Hỗ trợ của Hoa Kỳ đã định hình lại lực lượng vũ trang và cảnh sát. Nó cũng trang bị quân đội như là một thể chế chính trị thống trị. Như Darling (1965, 67) đã chỉ ra, đối với người Mỹ, một chế độ bảo thủ và chống cộng ở Thái Lan ngày càng trở nên hấp dẫn bất kể tình hình chính trị nội bộ hay phương pháp nhằm đạt được quyền lực nào. Tướng Gillmore thẳng thắn hơn, tuyên bố: “Vậy trong khi… chúng tôi đang hỗ trợ một đầu sỏ quân sự tàn nhẫn duy trì vị thế của mình, thì chúng tôi có thể yên tâm một cách hợp lý về ý chí của nó là nhằm đến việc chống lại chủ nghĩa Cộng sản (OH 1987). Không có hành động sử dụng tiền dựa vào sự dối trá về chính trị và lợi dụng chức quyền (graft) lớn nào đã ngăn cản Hoa Kỳ, chỉ có một báo cáo kết luận là [hành động đó] là không thể nào tránh khỏi (Morgan 1953). Thật vậy, hành động đó là chất xi măng ràng buộc các vị tướng của chế độ với nhau: “Những người đàn ông này đã vươn lên vị trí cao nhờ hoạt động lấy tiền bằng sự dối trá về chính trị và lợi dụng chức quyền, nhờ sự tàn bạo tàn nhẫn và sự hỗ trợ hợp tác của một kẻ khác (OH 1987).

Hành động dùng tiền trên cơ sở dối trá về chính trị và lợi dụng chức quyền, sự tàn nhẫn và tàn bạo đã đến cùng với sự ổn định về chính trị và với phong trào chống cộng. Các nhà lãnh đạo quân sự Thái Lan học được rằng họ có thể đàn áp và trở nên giàu mà không bị trừng phạt.

Kết luận

Liên minh Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Thái Lan có nghĩa là ủng hộ chủ nghĩa độc tài quân sự và đàn áp chính trị, và làm tê liệt chính trị dân sự. Sự sụp đổ của Pridi và các đồng minh của ông phù hợp cho các đối thủ hoàng gia và quân đội. Nó cũng xảy ra để phù hợp với Mỹ. Động thái này đã chuẩn bị nền tảng cho sự hồi sinh của các chính trị gia hoàng gia và sự trỗi dậy sau đó của Quốc vương Bhumibol Adulyadej với tư cách là một người tham gia chính trị (xem Handley 2006). Đàn áp, bắt bớ và giết người làm vô hiệu hóa chính trị dân sự tiến bộ, đặc biệt là ở phía đông bắc. Không chỉ là những người chỉ trích hoàng gia và quân đội một cách khéo léo hay lộ liệu bị triệt hạ, mà phía đông bắc còn bị định nghĩa là một sự nguy hiểm về chính trị và có xu hướng đòi lại quyền lợi đất đai cũng bị tiêu diệt.  Quan niệm này tiếp tục làm căng mối quan hệ giữa vùng đông bắc và giới thượng lưu Bangkok. Đáng kể nhất, chiến lược Chiến tranh Lạnh của Mỹ đã xén cắt bỏ chính trị dân chủ bằng cách ủng hộ, củng cố, vũ trang hóa và cổ vũ cho các chế độ độc tài ổn định. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, quân đội đã nhiều lần lật đổ các chính phủ được bầu, gần đây nhất là vào năm 2014. 

Kevin Hewison
Giáo sư danh dự Weldon E. Thornton về Nghiên cứu châu Á, Khoa Nghiên cứu Châu Á, Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.

Tài liệu tham khảo

CIA. 1948a. “Intelligence Highlights No. 26,” Office of Reports and Estimates, CIA Far East/Pacific Branch.
CIA. 1948b. “Details Concerning Pridi, Luang Pibul and the Viet Minh,” Information Report, September 7.
CIA. 1949a. “Location of Viet Minh Training Camp in Siam,” Information Report, January 18.
CIA. 1949b. “Political Teachings in Chinese Private Schools in Siam,” Information Report, March 4.
CIA. 1949c. “Chinese Communists in Siam,” Information Report, May 16.
CIA. 1950. “1. Possible Communist Invasion of Thailand 2. Possible Plan of Communist Underground in Thailand,” Information Report, August 22.
Darling, F. 1965. Thailand and the United States. Washington, DC: Public Affairs Press.
Fineman, D. 1997. A Special Relationship. The United States and Military Government in Thailand, 1947-1958. Honolulu: University of Hawai’i Press.
Goscha, C. 1999. Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885-1954. Richmond: Curzon.
Halaby, N. 1950. “Memorandum to Major General Stanley L. Scott, Department of Defense,” December 19.
Handley, P. 2006. The King Never Smiles. New Haven: Yale University Press.
Keyes, C. 2014. Finding Their Voice. Chiang Mai: Silkworm Books.
Morgan, G. 1953. “Memorandum for the Psychological Strategy Board, Revision of PSB D-23,” Psychological Strategy Board, July 28.
Office of the Historian. 1976. Foreign Relations of the United States, 1949, The Far East and Australasia, Volume VII, Part 2, Washington DC: US Government Printing Office.
Office of the Historian. 1977. Foreign Relations of the United States, 1951, Asia and the Pacific, Volume VI, Part 2, Washington, DC: US Government Printing Office.
Office of the Historian. 1987. Foreign Relations of the United States, 1952-1954, East Asia and the Pacific, Volume XII, Part 2, Washington: US Government Printing Office.
Operations Coordinating Board. 1954a. “Special Report on Thailand,” National Security Council 5405, July 15.
Surachart Bamrungsuk. 1988. United States Foreign Policy and Thai Military Rule, 1947-1977. Bangkok: Editions Duang Kamol.
Thanet Aphornsuvan. 1987. “The United States and the Coming of the Coup of 1947 in Siam,” Journal of the Siam Society, 75: 187-214.