Chủ nghĩa liên bang đi đầu trong cuộc Cách mạng Myanmar

Htet Min Lwin

Kể từ khi độc lập, Myanmar đã tìm kiếm một hệ thống chính trị phù hợp với bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc và tôn giáo phong phú của mình. Các dân tộc thiểu số đã kêu gọi chủ nghĩa liên bang như một cách để đảm bảo sự bình đẳng và đảm bảo quyền lợi của tất cả các nhóm. Tuy nhiên, trong một hệ thống tập trung cao độ các chế độ độc tài quân sự vốn kiểm soát Myanmar từ năm 1962 đến năm 2010 áp đặt, thì bất kỳ cuộc thảo luận nào về chủ nghĩa liên bang là không thể. Quá trình chuyển đổi chính trị theo Hiến pháp năm 2008 đã tạo ra một hình thức tập trung của chủ nghĩa liên bang, nhưng ngay cả dưới thời chính phủ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) (2016-2021), hành động thực tế và tầm nhìn của chính phủ Miến Điện vẫn là mang tính tập trung.

Tóm tắt lịch sử Myanmar như vậy, bài viết này tập trung vào những cách thức mà cuộc đảo chính năm 2021 đã tạo ra những thay đổi cơ bản như thế nào trong cuộc tranh luận chính trị về chủ nghĩa liên bang. Bài viết xem xét cách các nhà lãnh đạo dân tộc thiểu số trẻ tuổi đặt chủ nghĩa liên bang thành một vấn đề trọng tâm trong các yêu sách của phong trào chống đảo chính, và ghi nhận một sự thay đổi trong diễn ngôn xung quanh vấn đề sắc tộc: đó là chuyển dịch ra khỏi sự tập trung trước đây vào các mô hình dân tộc-phả hệ của chủ nghĩa liên bang, và hướng tới một mô hình lãnh thổ-dân sự toàn diện. Sau đó, bài viết xem xét tầm quan trọng của việc Ủy ban đại diện việc hủy bỏ Hiến pháp năm 2008 của Pyidaungsu Hluttaw (CRPH) và thông qua Hiến chương dân chủ liên bang, mà Phần I của Hiến pháp này tôn trọng các nguyên tắc liên bang theo nghĩa rộng mở. Những sự phát triển này và việc chấp nhận chủ nghĩa liên bang là tương lai chính trị của Myanmar cho thấy sự thành công của những nỗ lực hình thành chủ nghĩa liên bang trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự chia rẽ xã hội sâu sắc, trên nhiều khía cạnh và trong nhiều tầng lớp, vẫn tồn tại xung quanh vấn đề dân tộc, địa lý, quyền công dân và tôn giáo, cùng với các sự phân chia khác. Tình hình hiện nay ở Myanmar là vẫn chưa giải quyết được những chia rẽ này vừa chưa đoàn kết nhân dân một cách nhanh chóng; vẫn còn những vấn đề đáng kể liên quan đến lòng tin. Hơn nữa, các cuộc đàm phán thực tế, đặc biệt là về Phần II của Hiến chương Dân chủ Liên bang, là cần thiết để thực hiện các giá trị nêu trong Phần I và để thiết lập một hệ thống liên bang.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan liên bang ở Myanmar

Myanmar là một quốc gia vô cùng đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa, nhưng người Bamar theo đạo Phật chiếm đa số và theo truyền thống lại thống trị chính phủ. Các nhà lãnh đạo dân tộc thiểu số (cả từ các đảng phái chính trị và các Tổ chức Vũ trang Sắc tộc (EAO)) từ lâu đã coi chủ nghĩa liên bang là một cách để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư của họ, để thoát khỏi sự bóc lột hoặc áp bức của người Bamar, và để chuyển quyền lực từ chính quyền trung ương ra các cấp tiểu bang. Những lời kêu gọi về phân quyền và chủ nghĩa liên bang hiếm khi được các nhà lãnh đạo quốc gia hoan nghênh. Ngay từ năm 1959, Silverstein đã đặt ra thuật ngữ “tình thế tiến thoái lưỡng nan liên bang” để mô tả tình huống trong đó giới lãnh đạo ưa thích một hình thức dân chủ chuyên chế, nhưng vì lý do chính trị nên đã phải ủng hộ ở mức độ nào đó đối với chủ nghĩa liên bang cho các nhóm dân tộc thiểu số.

Các chế độ quân sự kiểm soát Myanmar từ năm 1962 đến năm 2010 đã thiết lập một hệ thống tập trung cao độ. Theo một trong những lý do được đưa để giải thích cho sự cai trị của quân đội là sự cần thiết phải ngăn chặn sự tan rã của Myanmar, chủ nghĩa liên bang (vốn được coi là một bước có thể tiến tới ly khai của các quốc gia dân tộc) đã bị nghi ngờ. Với quá trình chuyển đổi chính trị bắt đầu vào năm 2010, chủ nghĩa liên bang không còn là một chủ đề cấm kỵ, nhưng quyền lực vẫn được tập trung hóa theo Hiến pháp năm 2008.

Dưới thời chính phủ NLD, giống như các chính quyền trước đây, giới tinh hoa chính trị vẫn bị chia rẽ, sự chia rẽ này là nền tảng mà các cấu trúc chính trị dựa vào để có thể cung cấp quyền tự trị mà các dân tộc thiểu số yêu cầu mà không tạo ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề khác. Tuy nhiên, đã có những nhượng bộ quan trọng: các cuộc đàm phán xung quanh tiến trình hòa bình tập trung vào việc thỏa thuận rằng tương lai của Myanmar là một quốc gia liên bang. Mặc dù vậy, những bất đồng gay gắt vẫn diễn ra xoay quanh vấn đè thuật ngữ, đặc biệt là sự khác biệt giữa “nền dân chủ liên bang” và “nhà nước liên bang dân chủ”. Điều này phản ánh sự thiếu tin tưởng giữa các bên liên quan, nhưng cũng góp phần phát triển  nhận thức của các nhà lãnh đạo sắc tộc rằng NLD đang ưu tiên dân chủ hóa hơn là chủ nghĩa liên bang.

Trong khi đó, các tổ chức xã hội dân sự đã sử dụng các cơ hội do việc mở cửa không gian dân sự mang lại sau quá trình chuyển đổi chính trị để thực hiện một loạt các hoạt động giáo dục về chủ nghĩa liên bang, từ các cuộc họp kiểu tòa thị chính đến các khóa học nâng cao và được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Điều này đã khuếch đại vấn đề chủ nghia liên bang và đảm bảo vị trí của ý niệm này trong diễn ngôn phát triển, cũng như giành được thêm nhiều người ủng hộ mới.

Chủ nghĩa liên bang trong phong trào chống đảo chính và GSC-N

Chủ nghĩa liên bang không phải là vấn đề trọng tâm trong các yêu cầu chính trị nổi lên ngay sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2 năm 2021. Các cuộc biểu tình lúc đầu đầu đòi thả các nhà lãnh đạo chính trị và khôi phục chính phủ được bầu cử dân chủ, nhưng không đề cập đến chủ nghĩa liên bang. Nói cách khác, những người biểu tình này kêu gọi lật ngược cuộc đảo ngược, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ khái niệm do Hiến pháp năm 2008 đưa ra.

Chính Ủy ban tổng đình công của các dân tộc (GSC-N) đã đưa lời kêu gọi mang tính chính trị vì nền dân chủ liên bang vào phong trào chống đảo chính, vừa là nhu cầu phổ biến vừa là mục tiêu được CRPH tán thành. GSC-N là một liên minh gồm các mạng lưới thanh niên, nhiều người trong số họ đã tiếp xúc với chủ nghĩa liên bang và các khái niệm khác của khoa học xã hội trong thập kỷ trước. Mặc dù hầu hết các thành viên của GSC-N đang sinh sống ở Yangon, nhưng họ sinh ra ở các bang dân tộc thiểu số khác nhau và có mối liên hệ về mặt cá nhân và về thể chế với các đảng chính trị dân tộc và EAO. Với nền tảng này, không có gì ngạc nhiên khi các yêu cầu của GSC-N bao gồm việc thành lập một liên minh dân chủ liên bang, xu hướng lãnh đạo tập thể, bình đẳng và công lý, tôn trọng lẫn nhau và quyền tự quyết. Những yêu cầu này khiến GSC-N khác biệt với các nhóm biểu tình khác, những nhóm vốn tập trung vào việc trả tự do cho các tù nhân và tôn trọng kết quả bầu cử năm 2020. Như một nhà lãnh đạo GSC-N đã nói, “chúng tôi, những người dân tộc thiểu số, có những yêu cầu sâu sắc hơn. Tầm nhìn của chúng tôi là thành lập một liên minh dân chủ liên bang với tất cả sắc tộc ở Myanmar. ” Tầm nhìn này trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các bang dân tộc thiểu số, nơi các cuộc biểu tình được tổ chức nhân danh GSC-N và nêu cao năm yêu sách của GSC-N.

Taunggyi, Myanmar – March 2021: Peaceful protesters against the military coup: R. Bociaga / Shutterstock.com

Cần thiết một sự tưởng tượng mang tính bao gộp: một lời xin lỗi tập thể trước công chúng

Theo truyền thống, những lời kêu gọi chủ nghĩa liên bang ở Myanmar đã hình thành một mô hình theo kiểu gia phả-tộc người, với việc tạo ra nhà nước cho các njoms dân tộc thiểu số mà ở trong nhà nước đó, họ chiếm đa số, từ đó cho phép họ bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của riêng mình. Kết quả là, các câu hỏi về sắc tộc và chủ nghĩa liên bang đã được liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, điều thú vị là GSC-N cũng cố gắng xác định lại quan niệm và câu chuyện về dân tộc ở Myanmar.

Theo truyền thống, thuật ngữ “dân tộc” được coi là “taìn-yìn-dhà” trong tiếng Miến Điện, được hiểu là chỉ 135 “chủng tộc dân tộc” được nhà nước công nhận; Do đó, nó loại trừ các nhóm sắc tộc thiểu số khác như nhóm sắc tộc Trung Quốc và Rohingya. Để tách mình ra khỏi định nghĩa hẹp do cụm từ “taìn-yìn-dhà” gợi lên, GSC-N tự gọi mình là “lu-myò-zoun” có nghĩa là “nhiều loại lu-myò” (nhiều loại người). Trong danh sách lu-myò của GSC-N đã bao gồm “ka-byà” và “Myanmar Muslim”, cả hai đều không được công nhận là “taìn-yìn-dhà”. Khi áp dụng tên và các nguyên tắc của GSC-N, những người biểu tình trên khắp đất nước cũng đã áp dụng sự chuyển đổi trong quan niệm về sắc tộc đó.

Trong khi đó, việc tận mắt chứng kiến ​​sự tàn bạo của quân đội Myanmar khiến nhiều người phải nhìn nhận lại nhận thức của họ về những sự thiệt thòi và khốn khổ của các dân tộc thiểu số, bao gồm cả người Rohingya. Người dùng mạng xã hội đã xin lỗi vì thái độ của họ trong quá khứ và bày tỏ sự đoàn kết. Ví dụ, một người nói, “Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm từ tất cả những sự kiện này. Kể từ bây giờ, đối với mọi vi phạm nhân quyền và mọi sự bất công đối với người Rohingya taìn-yìn-dhà và những người khác, bất kể địa lý, sắc tộc và tôn giáo, chúng tôi sẽ phản đối và đấu tranh cho liên minh dân chủ liên bang và cho công lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến của mình cùng với tất cả người dân taìn-yìn-dhà của Myanmar ”. Những người trẻ tuổi trên mạng xã hội cũng bắt đầu đặt câu hỏi về khái niệm ‘taìn-yìn-dhà’ và việc sử dụng nó làm cơ sở cho mô hình gia phả-tộc người của chủ nghĩa liên bang, thay vì tranh cãi về mô hình công dân-lãnh thổ. Trong khi đó, những người biểu tình xuống đường kêu gọi không phân biệt đối xử vì lý do sắc tộc và tôn giáo. Do đó, lời kêu gọi dân chủ liên bang từ GSC-N và những lời xin lỗi công khai cộng lại đã tạo thành một nhu cầu phổ biến mạnh mẽ về một nền dân chủ liên bang.

Muslim Rohingya waiting the foods in the refugee camp in Bangladesh. HAFIZIE SHABUDIN / Shutterstock.com

CRPH và đội ngũ lãnh đạo trẻ

Trong các cuộc thảo luận về việc thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, Hội đồng Hiệp thương Thống nhất Quốc gia (NUCC) đã trở thành nơi để CRPH, các đảng phái chính trị sắc tộc và các nhà lãnh đạo phong trào, thảo luận về tình hình chính trị và tổ chức chính phủ dân sự mới. Trong bối cảnh này, các thành viên CRPH đã gặp gỡ thành viên của GSC-N, những người đã đề xuất rằng CRPH cần thể hiện cam kết của mình đối với nền dân chủ liên bang bằng cách bãi bỏ Hiến pháp năm 2008 và ký một thỏa thuận chính thức xác nhận các nguyên tắc của GSC-N. Các khẩu hiệu của GSC-N cũng làm sống lại cuộc tranh luận về việc liệu “chủ nghĩa liên bang” hay “dân chủ” nên xuất hiện đầu tiên trong từ vựng chính trị chính thức. Từ ngữ “dân chủ liên bang” đã thu hút được sự quan tâm của công chúng và được các nhà lãnh đạo cấp cao, bao gồm các đảng chính trị dân tộc thiểu số và EAO, ủng hộ mạnh mẽ.

Các thành viên của CRPH đã nhận thức được những cuộc tranh luận không hồi kết về từ vựng nảy sinh trong quá trình đàm phán tiến trình hòa bình và nhu cầu cấp thiết của họ là phải thành lập một liên minh thống nhất. CRPH do đó đã tuân theo yêu cầu của các nhóm chính trị sắc tộc và vào ngày 5 tháng 3, chính thức thông qua “dân chủ liên bang” làm thuật ngữ chính thức. Đồng thời, trong một bước đột phá chính trị chưa từng có, CRPH đã rời bỏ chính sách hòa giải dân tộc chính thức trước đây của NLD và cam kết rằng họ sẽ bãi bỏ Hiến pháp năm 2008, thay thế bằng hiến pháp liên bang. Để thực hiện những lời hứa này, NUCC đã soạn thảo Hiến chương Dân chủ Liên bang, Phần I trong đó đưa ra các nguyên tắc liên bang rộng rãi và CRPH đã tuyên bố bãi bỏ Hiến pháp năm 2008. Như một cố vấn pháp lý đã lưu ý, quyết định này được thúc đẩy qua chính trị, chứ không phải qua sự cân nhắc về mặt pháp lý. Về mặt pháp lý, sẽ là kì lạ nếu loại bỏ Hiến pháp năm 2008, điều này lại mang lại tính liên tục và hợp pháp về mặt pháp của chính phủ được bầu ra, và do đó đem lại sự công nhận trong quốc tế.

Tất nhiên, có những lo ngại rằng nhượng bộ của CRPH chỉ là một cách để làm hài lòng công chúng, chứ không phản ánh cam kết thực sự đối với nền dân chủ liên bang. Nói cách khác, đây là sự trở lại “tình thế tiến thoái lưỡng nan liên bang” của Silverstein và giống như các sáng kiến ​​liên bang trước đây của các nhà lãnh đạo chính trị Bamar, những sáng kiến ​​này sẽ chứng tỏ “sự shoài nghi và sự vội vàng chứ không phải là sự chân thành và nhất quán”. Những lo ngại này càng gia tăng bởi sự kế thừa của CRPH đối với di sản chính trị của NLD, vì CRPH được thành lập chủ yếu xung quanh các thành viên NLD và nó đã được lãnh đạo NLD xác nhận. Do đó, CRPH được coi là có sự chi phối của NLD (và do đó là do người Bamar chi phối), khiến một số người nghi ngờ rằng nó có thể chỉ đơn giản là sự thu xếp theo một kiểu khác vị trí người tiền nhiệm của nó. Mặt khác, CRPH được thành lập không do ban lãnh đạo cao nhất của NLD, mà nó ủng hộ quan điểm rằng các nhà lãnh đạo mới và trẻ của tổ chức này thực sự mong muốn nhìn thấy một Miến Điện liên bang. Về mặt này, lời xin lỗi của một thành viên CRPH đối với người Rohingya được coi là một dấu hiệu quan trọng cho thấy thái độ của họ.

Phần kết luận

Bài viết này là một nỗ lực nhằm tìm hiểu sự phát triển của cuộc tranh luận về chủ nghĩa liên bang trong những năm hậu chuyển tiếp nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh của nhưng hậu quả phức tạp và phức tạp của cuộc đảo chính. Trong khi trọng tâm ban đầu của phong trào chống đảo chính là xóa bỏ chế độ độc tài quân sự, phong trào này nhanh chóng chuyển sang mục tiêu chính trị rộng lớn hơn là chuyển đổi cấu trúc của nhà nước, đặc biệt là sau khi GSC-N và các phong trào xã hội liên quan khác ngày càng phát triển. Để đạt được điều này, rõ ràng, đòi hỏi phải loại bỏ chính phủ quân đội. Nhưng quan trọng hơn, nó đòi hỏi một sự lãnh đạo chính trị thống nhất giữa các đảng chống đảo chính, điều này sẽ chỉ có được khi những bất bình sâu sắc giữa các đảng chính trị sắc tộc được giải quyết, giảm thiểu tình trạng phân biệt và thành kiến chủng tộc, đồng thời vượt qua sự thiếu lòng tin mang tính lịch sử.

Trong khi điều này dường như là một trở ngại gần như không thể vượt qua, đã có một sự thay đổi đáng kể trong thái độ của công chúng với việc mọi người không chỉ chấp nhận ý tưởng về chủ nghĩa liên bang, mà họ còn ngày càng hướng tới một hình thức công dân-lãnh thổ hơn là một mô hình gia phả-dân tộc của chủ nghĩa liên bang. Điều này góp phần thúc đẩy CRPH cam kết thiết lập một hệ thống liên bang và bãi bỏ Hiến pháp năm 2008. Đây là những phát triển tích cực, ngay cả khi chúng vẫn chưa giải quyết được cuộc thảo luận kéo dài hàng thập kỷ về hình thức hệ thống liên bang nào là tốt nhất cho Myanmar. Tóm lại, cuộc đảo chính đã làm thay đổi cơ bản những xem xét của Myanmar về chủ nghĩa liên bang và thúc đẩy các cuộc thảo luận mang tính xây dựng xung quanh vấn đề “taing-Yin-dhà”, nhưng con đường cải cách hệ thống chính trị vẫn còn khá dài.

Htet Min Lwin
PhD Candidate, York University, UK