Bình thường mới: Nền dân chủ Indonesia hai mươi năm sau thời Suharto

Paige Johnson Tan

Paige-Johnson-Tan-Suharto-20-years

Khi Suharto từ nhiệm tổng thống  vào tháng 5 năm 1998 thì Indonesia khi đó không chắc chắn đi theo đường lối nào.  Liệu quá trình dân chủ hóa có được phép diễn ra? Liệu bạo lực có được dùng để tạo ra những sự phân biệt như nó đã làm trước đây, với những hậu quả đẫm máu, trong lịch sử Indonesia? Hai mươi năm sau, Indonesia có một nền dân chủ ồn ào;  nền dân chủ này đã trở lại sau vài lần bước hụt vào tình trạng bất ổn, căng thẳng. Bài viết này vận dụng cách tiếp cận của Juan Linz và Alfred Stepan để tìm hiểu quá trình hợp nhất dân chủ, từ đó hướng tới đánh giá nền dân chủ của Indonesia hai mươi năm sau khi chính quyền Suharto sụp đổ. 1  Bài viết chỉ ra rằng Indonesia thực hiện sự hợp nhật dân chủ trên nhiều lĩnh vực – nền dân chủ đã trở thành một sự bình thường mới nhưng vẫn còn những thách thức nghiêm trọng như việc các tổ chức dân sự chưa dân chủ, báo chí bị đe dọa và phần nào đó là chưa chuyên nghiệp, các đảng chính trị bị phỉ báng, sự yếu kém trong luật pháp, tình trạng tham nhũng trong giới công chức, và sự bất bình đẳng về kinh tế. 

Điều kiện tiên quyết: Tính nhà nước

Với Linz và Stepan, một điều kiện tiên quyết cho sự hợp nhất dân chủ là tính nhà nước (stateness). Bởi vì nếu các chính quyền trải qua nền dân chủ mà không phải với tư cách là một nhà nước thì nền dân chủ chỉ là một kế hoạch không có cơ hội được thực thi và thành công. Do đó, những đất nước khốn khổ vì tình trạng chia cắt sâu sắc phải nỗ lực đấu tranh để thống nhất nền dân chủ. Khi Indonesia tiến hành dân chủ hóa vào năm 1998, nhiều người đã băn khoăn là liệu rằng đất nước đó có thể liên kết lại với nhau mà không cần đến một người đứng đầu độc tài, một người sẽ nắm giữ các khu vực trong vòng kiểm soát. Bạo lực liên xã ở Ambon và Poso giữa những người Thiên chúa giáo và người Hồi giáo đã tạo điều kiện gia tăng tình trạng hỗn loạn lan rộng  ở thời kì đầu sau khi Indonesia rời khỏi chế độ cai trị độc tài (của Suharto – N.D). Và điều này cũng thấy trong cuộc xung đột kéo dài ở Aceh vì sự chia cắt. Quá trình dân chủ hóa đem lại cho Đông Timor một cơ hội được bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập do Liên hợp quốc  giám sát. Nhưng, hóa ra, mặc dù có những cuộc bạo động kinh hoàng, thì đây không phải là dấu hiệu của thách thức lớn đối với tính nhà nước của Indonesia. Đông Timor rời đi, nhưng điều này không thách thức sự tồn tại của Indonesia do lịch sử chính trị khác biệt của khu vực này (khu vực này chỉ bị xâm chiếm vào năm 1975). Những thỏa thuận hòa bình ở Ambon, Poso, và thậm chí là ở Aceh đã làm dịu đi những xung đột ở các khu vực này. Mặc dù có những thách thức nghiêm trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, Indonesia vẫn duy trì được tính nhà nước của mình.

Hội dân sự

Hội dân sự là một phạm vi hoạt động, độc lập với nhà nước, ở đó con người được tổ chức lại thành các nhóm và các hiệp hội. Hội dân sự của Indonesia, đặc biệt là nhóm sinh viên đại học, đã góp phần vào quá trình lật đổ Tổng thống Suharto vào năm 1998 thông qua các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng. Sau khi nền độc tài sụp đổ, công chúng Indonesia vẫn tích cực tham gia, nhóm họp lại với nhau để ủng hộ nền dân chủ non trẻ của đất nước. Các nhóm mới xuất hiện; các tổ chức cũ yêu cầu có không gian mới. Những người Indonesia tụ họp nhau lại tiến hành giáo dục cử tri, giám sát các cuộc bầu cử, phát triển nhân quyền và chống tham nhũng. Những nhóm này ủng hội các quy tắc dân chủ mới.

Tuy nhiên, cũng có các nhóm khác hình thành, những nhóm này không ủng hộ nền dân chủ đang hình thành của Indonesia mặc dù chúng thực sự đã tận dụng lợi thế của các quyền tự do mới để tổ chức nhóm của mình. Mặt trận những người bảo vệ Hồi giáo (Front Pembela Islam, FPT) tự mình thực thi các quy định của Hồi giáo, vận dụng vũ lực và sự đe dọa nhằm vào các mục tiêu như lễ Giáng sinh, việc uống rượu, người đồng tính và những người Hồi giáo bị xem là lầm lạc. Các nhóm khủng bố phát triển trong nước và có mối liên hệ với Al Qaeda và sau này là với ISIS cũng tiến hành tấn công vào các mục tiêu như khách sạn, thị trường chứng khoán, các địa điểm tôn giáo và chợ đêm.

Mặt trận những người bảo vệ Hồi giáo có thành công trong sự can thiệp vào chính trị, góp phần ngăn chặn việc tái cử của Basuki Tjahaja Purnama (còn được biết đến với tên gọi là  Ahok), thống đốc người Hoa theo đạo Thiên chúa ở Jakarta, vào năm 2017. FPT và các tổ chức khác giàn dựng các chiến dịch truyền thông xã hội và tạo ra các cuộc biểu tình nhằm làm lan tỏa bức thông điệp rằng những người không phải Hồi giáo và không phải người bản xứ không được phép lãnh đạo người Hồi giáo vốn chiếm đại đa số ở Indonesia. FPT tiếp tục yêu cầu truy tố Ahok vì tội phỉ báng và cuối cùng ông ta bị kết án hai năm tù giam. Trong khi có thể có nhiều người không đồng tình với phong cách thẳng thắn và chính sách tân tự do của Ahok, thì cuộc tấn công của FPT vào quyền nằm giữ một chức vị của một công dân Indonesia chỉ vì sắc tộc và tôn giáo của ông ta đã làm suy yếu nền dân chủ của Indonesia. 

Islamist-protests-against-Basuki
Islamist protests against Basuki in Jakarta, 31 March 2017. Photo: Wikimedia Commons

Báo chí Indonesia bùng nổ trong thời kỉ cải cách, cho phép vô số tiếng nói mới được lắng nghe. Tuy nhiên, tự do báo chí vẫn còn là một thách thức trong đất nước này. Indonesia xếp thứ 124 trong tổng số 180 quốc gia theo  Chỉ số tự do báo chí năm 2018 của Tổ chức Phóng viên không biên giới. 2Các nhà báo đã phải vật lộn để lấy thông tin ở một số khu vực của đất nước, đặc biệt là ở Papua, Tây Papua, và Aceh. Ngoài ra, các phóng viên cũng nếm trải sự hành hung và sợ bị hành hùng vì các báo cáo của mình, đặc biệt là các báo cáo liên quan các khu vực xung đột, đến những thành phần cực đoan tôn giáo, và đến sự tham nhũng. Chính một số thành viên của các tờ báo cũng là một phần của các vấn nạn, bởi họ tính tiền các đối tượng muốn được phủ sóng trên báo chí theo chiều hướng tích cực, họ không kiểm tra thực tế, hay là chỉ trình bày theo thiên kiến (nhiều chính trị gia Indonesia sở hữu phương tiện truyền thông riêng của họ). “Tin tức giả” được xem là có vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử quốc gia và khu vực sắp tới.

Hội chính trị

Bên cạnh hội dân sự, quá trình thống nhất dân chủ còn xuất hiện ở lĩnh vực chính trị; đây là nơi các công dân tổ chức lại để giành quyền lực nhà nước. Sau sự sụp đổ của Suharto, hàng trăm đảng chính trị được hình thành. Luật về đảng và bầu cử được sửa đổi nhiều lần nhằm thu hẹp số lượng các đảng thông qua việc đặt ra yêu cầu về mức độ ủng hội và tham gia của các đảng vào các chương trình quốc gia. Chỉ 16 đảng được phép cạnh tranh trong các cuộc bầu cử vào năm 2019, cùng với 4 đảng cạnh tranh để tranh cử ở Aceh. Con số hiệu quả của các đảng,  một thước đo được dùng để đánh giá sức nặng của các đảng trong hệ thống chính trị, là 5.1 vào năm 1999 và là 8.9 vào năm 2014, 3do đó mặc dù tổng số các đảng đã giảm, con số ảnh hưởng thực tế thực sự là tăng lên. Mức độ hỗ trợ đối với mỗi đảng thay đổi theo từng cuộc bầu cử. Ba đảng khác nhau – Partai Demokrasi Indonesia-Perjuangan, Golkar, and Partai Demokrat – đứng đầu các lần thăm dò ý kiến trong nghị viện qua bốn cuộc bầu cử kể từ khi chính quyền Suharto sụp đổ. Vị trí tổng thống của Indonesia hiện nay đang được bầu cử một cách trực tiếp và chỉ những liên minh với mức độ ủng hộ [quốc gia – N.D] nhất định mới được đề cử ứng cử viên.  Các cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp từ năm 2004 đã đưa các ứng cử viên có xu hướng độc tài cá nhân lên nắm quyền chứ không phải là các ứng cử viên dựa vào các đảng hay các cơ quan thể chế.  

Indonesia của Suharto có tính tập trung hóa cao độ, nhưng trong thời kì cải cách, chính trị bi phi trung tâm hóa, trao thẩm quyền và quyền lực lớn hơn cho các cấp chính quyền khu vực và địa phương. Cũng như thế, các cấp chính quyền thấp hơn này được dân chủ hóa; thị trưởng, nhiếp chính và các thống độc được bầu cử một cách trực tiếp. Phe đối lập dưới thời Prabowo Subianto của Đảng Gerindra cố gắng hủy bỏ bầu cử trực tiếp ở khu vực vào năm 2014, nhưng nỗ lực này bị thất bại do sức ép của dư luận.

Phản ứng của người dân Indonesia đối với những người làm công tác thăm dò ý kiến dư luận cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với các cuộc bầu cử dân chủ của đất nước. Trong cuộc thăm dò ý kiến về cuộc bầu cử năm 2014 do Tổ chức Quốc tế về các Hệ thống Bầu cử tiến hành, 82% người dân Indonesia trả lời rằng họ thấy hài lòng hay rất hài lòng với quy trình bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử  quốc hội. 4Điều đáng lo ngại của các cuộc bầu cử là chi phí cao của các chiến dịch (các quan chức trúng cử cần phải được hoàn lại khoản tiền đã dành cho các chiến dịch và các đảng cần phải đi xin tài trợ cho các chiến dịch), các ứng cử viên trả tiền cho lá phiếu, và kết quả kiểm phiếu không chính xác. Mặc dù vậy, số lượng cử tri đủ tiêu chuẩn vẫn cao trong bốn cuộc bỏ phiếu cho nền cộng hòa Indonesia (75 phần trăm trong năm 2014), điều này cho thấy sự tham gia của đông đảo công chúng. 5

Trong khi các cuộc bầu cử đã trở thành một phần quen thuộc trong môi trường dân chủ của Indonesia thì các đảng vẫn gặp vấn đề về uy tín. Trong thời kì đầu của giai đoạn chuyển giao thời hậu-Suharto, những người trả lời các cuộc thăm dò ý kiến dư luận bày tỏ quan hệ gắn bó với đảng này hay đảng kia trong số các đảng chính trị mới hình thành. Mặc dù vậy, ngày nay, “lòng trung thành của công dân đối với các đảng chính trị đang có xu hướng giảm đi” như ý kiến của Djayadi Hanan, giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Saiful Mujani. 6Lí do của sự bất mãn này là do có những chính trị gia có tham vọng-nói-bất cứ điều gì,do  việc xây dựng các liên minh ăn-ở-cái-máng-quyền lực, do các vụ bê bối tham nhũng gây chấn động, và do sự thất bại của các đảng trong việc tạo dựng các những cơ chế vững bền

Luật pháp

Luật pháp cũng là một lĩnh vực có quá thống nhất hóa dân chủ. Để củng cố nền dân chủ, tất cả mọi người, kể cả các quan chức chính phủ, phải bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp được cải cách so với thời Suharto, thời mà luật pháp “chỉ là một vật trang trí” như nhận định của giáo sư luật học trường Đại học Indonesia, Hikmahanto Juwana. 7 Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại đáng kể. Chỉ số luật pháp chỉ ra Indonesia đứng thứ 63 trong 113 nước về việc quản lí bằng pháp luật. 8Điểm yếu nhất của đất nước này là vấn đề công lí hình sự và vấn đề tham nhũng. Thẩm phán, công tố viên và cán bộ thi hành pháp luật đều có tiếng là ăn hối lộ. Theo Hikmahanto, lí do của sự yếu kém trong việc quản lý bằng luật pháp này là do lương thấp, nguồn nhân lực yếu và sự thiếu ưu tiên trong nghiên cứu luật pháp. 9

Hành chính nhà nước  

 Bên cạnh luật pháp, một nền dân chủ hợp nhất cũng đòi hỏi phải có một nhà nước hoạt động hiệu quả. Ai sẽ ủng hội nền dân chủ mới nếu như nền dân chủ đó không thể thực thi nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả? Giai đoạn đầu của quá trình chuyển giao, nhà nước Indonesia dường như bị lung lay. Đất nước phải đối mặt với Kristal, một cuộc khủng hoảng toàn diện: đó là những thay đổi về chính trị, sự đổ vỡ về kinh tế, bạo lực xã hội và những cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, nhà nước Indonesia vẫn tồn tại. Chính phủ đã dốc sức xây dựng một hệ thống hiến pháp mới. Các cuộc bầu cử vào năm 2004 đã bầu ra một vị tổng thống nổi tiếng, người được tin là có thể đưa lại sự bình ổn, một chức năng chủ chốt của nhà nước. Nền kinh tế đã phát triển từ tình trạng ảm đạm do cuộc khủng hoảng tài chính (giảm 13.8% năm 1998) cho đến việc đạt được tỉ lệ tăng trưởng là 4-6% hàng năm vào thập niên đầu của thế kỉ XXI, điều này làm gia tăng niềm tin của dân chúng. Các thỏa thuận hòa bình được thu xếp ở Ambon và Poso làm giảm sự căng thẳng giữa các vùng miền. Đội hình chống khủng bố Detachment 88 của Indonesia đã săn lùng thành công và bắt giữ những kẻ khủng bố, giảm thiểu mối đe dọa cho nền dân chủ mới. Nhà nước sống sót được qua cuộc khủng hoảng toàn diện và tiếp tục vận động.

Indonesia’s People’s Representative Council. Photo: Wikimedia Commons

Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước vẫn tham nhũng một cách trầm trọng. Theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2017 của Minh bạch Quốc tế, Indonesia xếp thứ 96 trong số 180 quốc gia. 10Các chính trị gia thường đấu tranh chống tham nhũng trong các chiến dịch nhưng lại khó khăn thực hiện điều đó (nếu họ từng thử) khi ở cơ quan. Mức lương thấp khiến cho các quan chức tin rằng họ cần tham nhũng để sống được. Các đảng cần tiền để cạnh tranh trong các cuộc bầu cử, để duy trì quyền lực, nhưng sự tiếp cận của họ tới quỹ dường như chỉ bằng cách kiếm tiền từ sự kiểm soát nhà nước, tức là tham nhũng. Các tổng thống cần sự liên minh của các đảng để phát triển các chương trình nghị sự của mình, điều đó có nghĩa đôi khi họ phải lờ đi sự tham nhũng để bảo vệ những mục tiêu lớn hơn. Tham nhũng đã được dân chủ hóa như là một quyền lực và các quỹ được rót xuống hệ thống phân cấp chính trị nhỏ hơn ở các tỉnh, các huyện và các thành phố. Dường như là Ủy ban chống tham nhũng của Indonesia, vốn được người dân Indonesia tôn trọng sâu sắc, bị chính con mồi của mình săn đuổi.

Xã hội kinh tế

Quá trình củng cố nền dân chủ cũng diễn ra ở lĩnh vực xã hội kinh tế. Nên dân chủ đòi hỏi tất cả các công dân phải có tiềm năng kinh tế để có thể ảnh hưởng tới chính trị. Sự kiểm soát thái quá các nguồn tài nguyên của bất kì thực thể nào (như nhà nước) hay nhóm nào (như những tên đầu sỏ chính trị) đều có thể gây khó khăn cho quá trình củng cố nền dân chủ.

Ở Indonesia, bất bình đẳng cao về thu nhập là thách thức lớn nhất trong xã hội kinh tế. Hệ số Gini, một hệ số đo lường sự bất bình đẳng, đã thực sự tăng lên trong thời kỳ cải cách: từ 0,30 năm 2000 đến 0,41 năm 2013 11; đây là một thực tế quan ngại và đáng ngạc nhiên. Một phong trào dân chủ hóa vốn có nghĩa là mở rộng quyền lực chính trị thì trong một khoảng thời gian ngắn lại làm tăng sự bất bình đẳng về tài sản.  Hệ thống chính trị toàn triệu phú; thậm chí cả các tỷ phú cũng ủng hộ các đảng hay là tự đưa mình thành các ứng cử viên. Chi phí vận động cao trong điều kiện bị chi phối bởi các cuộc thăm dò dự luận và nền truyền thông bị bão hòa của Indonesia đã làm cho việc có nhiều tiền trở thành một lợi thế cho các ứng cử viên chính trị. Nhưng, một hệ thống được vận hành bởi những người giàu là một thách thức cho quá trình củng cố nền dân chủ của Indonesia.

Kết luận

Dùng lăng kính của Linz và Stepan để hiểu quá trình hợp nhất dân chủ của Indonesia trong hai mươi năm qua đã làm nổi bật các khía cạnh quan trọng trong sự vận động của đất nước này. Dân chủ phần lớn đã trở thành “trò chơi duy nhất trong thị trấn,” một điều bình thường mới (N.D nhấn mạnh). 12Indonesia đã vượt qua những thách thức xảy ra với tính nhà nước của nó, nó đã đạt được điều kiện tiên quyết mà Linz và Stepan chỉ ra về quá trình củng cố dân chủ. Xã hội dân sự được mở rộng đáng kể; cửa hàng báo chí mọc lên như nấm. Trong lĩnh vực chính trị, các cuộc bầu cử được chấp nhận rộng rãi, và sự tham gia của dân chúng là đáng kể. Nhà nước đã chứng minh hiệu lực của nó, đặc biệt là trong các lĩnh vực chủ chốt liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế và thiết lập an ninh.

Tuy nhiên, cái bộ lọc trong quan điểm của Linz và Stepan cho phép chúng ta thấy được các lĩnh vực mà quá trình hợp nhất nền dân chủ diễn ra yếu ớt. Không phải tất cả các tổ chức xã hội dân sự đều vận hành theo đặc tính mới của nền dân chủ. Cũng như thế, báo chí đang bị đe dọa và đôi khi có những bộ phận truyền thông hoạt động không chuyên nghiệp. Tính hợp pháp của các đảng phái chính trị thấp, luật pháp yếu, và sự bất bình đẳng kinh tế đã tăng lên kể từ khi chính quyền Suharto sụp đổ. Bộ máy hành chính nhà nước vẫn tham nhũng trầm trọng. Mỗi điểm yếu đều tiềm ẩn cái khả năng phá hủy nền dân chủ của Indonesia một khi các điểm đó góp phần rút bỏ tính pháp lí của cái điều bình thường mới kia.

Paige Johnson Tan, Tiến sĩ.
Giáo sư
Khoa Khoa học Chính trị
Đại học Radford, Hoa Kì

*Từ tiếng Anh là “New Normal.” Xem cách hiểu tiếng Việt của từ New Normal trong http://nghiencuuquocte.org/2015/05/15/da-het-nhung-thoi-ky-tang-truong-manh-keo-dai/ – N.D

Tài liệu tham khảo

Ahmad, Saidiman.  “Elektabilitas PDIP dan Jokowi Terus Menguat.” Saifulmujani.com. January 3, 2018. http://saifulmujani.com/blog/2018/01/03/elektabilitas-pdip-dan-jokowi-terus-menguat (accessed March 6, 2018).
Gantan, Josua.  “Rule of Law Seen as Indonesia’s Achilles Heel.” Jakarta Globe, April 17, 2014 http://jakartaglobe.id/news/rule-law-seen-indonesias-achilles-heel/ (accessed May 7, 2018).
IFES. Executive Summary on Indonesia Post-Election National Survey. June 2014.  http://www.ifes.org/sites/default/files/indonesia_national_public_opinion_poll_june_2014_2014_executive_summary_2.pdf (accessed February 16, 2018).
Linz, Juan and Alfred Stepan. 1996. Problems of Democratic Transition and Consolidation.  Baltimore: Johns Hopkins University Press.
Reporters without Borders. Press Freedom Index 2018.  https://rsf.org/en/ranking (accessed May 11, 2018).
Thornley, Andrew. “Nine Takeaways from the Legislative Elections.” Elections in Indonesia. 2014.  Asia Foundation. https://asiafoundation.org/resources/pdfs/IndonesiaElections.pdf (accessed February 16, 2018), pp. 6-7.
Transparency International. Corruption Perceptions Index. 2017. https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_2017 (accessed May 11, 2018).
WJP.  World Justice Project. Rule of Law Index 2017-2018. Undated. http://data.worldjusticeproject.org/#groups/IDN (accessed May 7, 2018).
World Bank. “Indonesia’s Rising Divide.” December 7, 2015.  http://www.worldbank.org/en/news/feature/2015/12/08/indonesia-rising-divide (accessed May 7, 2018).

Notes:

  1. Linz and Stepan 1996.
  2. Reporters without Borders 2018.
  3. These are the author’s calculations based on official election results.
  4. IFES 2014, 1.
  5. Thornley 2014, 7.
  6. Ahmad 2018.
  7. Gantan 2014.
  8. WJP 2018.
  9. Gantan 2014.
  10. Transparency International 2017.
  11. World Bank 2015.
  12. Linz and Stepan 1996, 5.