Thực tế chính trị ở Việt Nam hiện nay là kết quả của việc các siêu quyền lực va chạm nhau qua [các đại diện là – N.D] các nhà lãnh đạo ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là một sự va chạm đã dẫn đến một hệ quả rất đáng tiếc (Tiến sĩ Nguyễn Đan, phỏng vấn, ngày 11 tháng 8 năm 2015)
Bốn mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, Tiến sĩ Quế, một nhà hoạt động dân chủ cao cấp hiện nay Việt Nam, đưa ra quan điểm của mình về xu hướng độc đoán, và sự phản đối chống lại xu hướng đó vốn đang được phát triển ở đất nước mình. Hoạt động ủng hộ nhân quyền và dân chủ của ông bắt đầu từ đầu những năm 1970, trước khi Việt Nam thống nhất, khi ông cùng với các trí thức khác lên tiếng về các hiện trạng của việc giam giữ tại Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Một vài trong số các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền này đã truy lại hoạt động của mình từ trước khi đất nước thống nhất, hoặc nhìn nhận hoạt động của mình như là nằm trong khuôn khổ của những phong trào và các nhóm hội trước đây được tổ chức lại để chống lại các chế độ độc tài miền Nam.
Ở Việt Nam, cũng như những nơi khác trong thế giới thuộc địa, các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc có hòa lẫn vào và gần như là liên tục sa vào cuộc xung đột chiến tranh lạnh với sự can thiệp mang tính quyết định của các lực lượng quốc tế. Ở đây, cũng như những nơi khác ở châu Á, các vụ giết người hàng loạt, đàn áp chính trị và các hoạt động tàn bạo hàng loạt đã diễn ra ở quy mô gần như không thể tưởng tượng được – hơn ba triệu người chết, trong đó có hơn hai triệu dân thường, tính từ năm 1955 đến năm 1975 (Bellamy 2018). Được trang bị lý thuyết và tư tưởng khoa học-xã hội, tiền và súng, hai khối chiến tranh lạnh, cùng với chính quyền trong nước, đã cùng hình thành các chế độ độc tài phát triển ở cả hai phía, để lại di sản chính trị cho nhiều thế hệ sau. Một bên là sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ và các đồng minh, một bên là khối Xô Viết và Trung Quốc, cả hai là có tầm quan trọng mang tính công cụ trong việc xây dựng các chế độ chính trị mang tính loại trừ không cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công dân của họ, nhưng lại được bảo vệ bởi sự hỗ trợ to lớn về tài chính và vận hành từ bên ngoài. Cả hai bên đã thực hiện các chương trình thanh trừng chính trị để loại bỏ sự phản đối vốn có thể đồng cảm với mặt bên kia của sự phân đôi ý thức hệ. Chúng đã hỗ trợ thành lập và hiện đại hóa các thể chế có tính cưỡng chế để kiểm soát chính trị nội bộ. Những hoạt động này đã cộng gộp loại không gian chính trị bị hạn chế sâu sắc dành cho tất cả tất các loại chủ thể chính trị, bao gồm các nhóm xã hội-dân sự, các tổ chức và phong trào đang nổi lên trong thời kỳ này và bắt đầu đề ra yêu cầu các quyền chính trị và dân sự.
Các tài liệu khoa học chính trị về dân chủ hóa, xu hướng độc đoán và sự phát triển-chế độ phải chịu sự thiên vị đối với các yếu tố trong nước trong việc giải thích mọi thứ, từ sự bền bỉ kiên cường của các chế độ chính trị độc đoán cho đến quá trình dân chủ hóa của các chế độ đó, mặc cho có sự tham gia trực tiếp của các chủ thể nước ngoài vào việc đào luyện các chế độ độc tài và tiếp đó là bảo vệ chế độ đó khỏi các công dân chống đối. Các nghiên cứu đặt ra vấn đề về các hiệu ứng quốc tế có xu hướng xem các liên kết với phương Tây và đòn bẩy phía tây như là đã góp phần vào sự phát triển của các chế độ dân chủ, và chứ không phải là vào chủ nghĩa độc tài hậu chiến tranh lạnh (có thể xem Levitsky và Way 2002; 2010). Ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các đồng minh đã nỗ lực cho cả các mối liên kết và cả cái đòn bẩy này, nhưng rõ ràng đã sử dụng những điều này để củng cố một chế độ chống cộng đáng tin cậy ở miền Nam Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ về Việt Nam cho thấy các di sản chính trị của chiến tranh lạnh rất phức tạp và nó bao gồm mối quan hệ quyền lực bị đâm nghiêng một cách tàn bạo giữa nhà nước và xã hội dân sự, gây bất lợi cho công dân và các nhóm người đang tìm kiếm các quyền chính trị và sự đại diện chính trị. Các thể chế cưỡng chế nhằm bảo vệ các chế độ chính trị và chính phủ khỏi các công dân của họ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể nước ngoài. Nhưng như Tiến sĩ Quế gợi ý ở trên, các chế độ độc tài được nước ngoài ủng hộ cũng tạo ra sự chống đối đối với chính họ.
Sự phân đôi Việt Nam, sự thanh trừng chính trị và sự đàn áp
Sau khi lực lượng Cộng sản tuyên bố chiến thắng Trung Quốc Quốc dân đảng năm 1949 và Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hoa Kỳ đã phái các phái đoàn khảo sát đến Đông Nam Á. Các sĩ quan CIA có kinh nghiệm về các kỹ thuật “chống phản công” từ nơi nào đó ở Đông Nam Á đã tham gia khi Việt Nam được coi là một phần của Chiến tranh Lạnh toàn cầu và là chìa khóa trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Hiệp định Genève chấm dứt Chiến tranh Đông Dương đầu tiên sáu năm sau đó đã chia lãnh thổ vốn ngày nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành hai khu vực “tái tổ chức” tạm thời, được chia ở vĩ tuyến 17. Đó là một sự phân chia về tư tưởng được thể hiện ra thành sự phân chia địa lý, và vĩ tuyến này sớm được hai bên coi như là một biên giới nhà nước (Devillers 1962). Không bên nào của đường biên giới là chính phủ kiểm soát lãnh thổ của họ; cả hai đều tự coi mình là những hòn đảo trong quần đảo của các lực lượng chính trị cạnh tranh mà họ cần phải bằng cách nào đó nắm quyền kiểm soát.
Thỏa thuận Genève hứa hẹn các cuộc bầu cử quốc gia, nhưng chúng không bao giờ được thực hiện vì cả Mỹ và chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên đều không cho rằng họ có thể thắng. Thay vào đó, vào ngày 4 tháng 3 năm 1956, một hội đồng lập hiến đã được bầu cho Miền Nam Việt Nam Cộng hòa và với sự giúp đỡ của CIA, một hiến pháp đã được soạn thảo để trao cho Diệm quyền hạn gần như không giới hạn (Boot 2018).
Trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc tìm kiếm sự hỗ trợ và cảm hứng từ Liên Xô và Trung Quốc, thì Hoa Kỳ, thông qua CIA và các tổ chức khác, đã tham gia rất nhiều vào việc xây dựng chính quyền Miền Nam Việt Nam độc tài (Boot 2018; Chapman 2013). Không kiểm soát được lãnh thổ hoặc không sự hỗ trợ phổ biến đáng tin cậy, cả chính phủ và các đồng minh bên ngoài đã khởi xướng các chương trình cực đoan nhằm loại bỏ sự phản đối chính trị. Những nỗ lực thanh lọc chính trị ở cả hai phía của vĩ tuyến 17 biến thành sự phá hủy hoàn toàn.
Ở miền Nam, song song với chiến tranh thông thường, CIA khởi xướng chương trình Phượng hoàng vào năm 1967 (CIA 1975). Nỗ lực này đã đẩy mạnh và củng cố các chương trình chống lại sự nổi dậy, nhằm củng cố chính phủ và nhằm gây rối và đánh bại các đối thủ của nó, đó là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn, ít nhất là từ đầu những năm 1960 (ví dụ, CIA 1963). Những thành phần trở thành mục tiêu tấn công bao gồm thường dân, những người có thể là một phần của mạng lưới hỗ trợ cho cộng sản, cũng như thường dân phản đối chế độ độc tài ở miền Nam và các tổ chức khác, như công đoàn, vốn có thể chứa chấp sự đồng cảm với cộng sản (Wherle 2005). Thực hiện chiến dịch khủng bố của Chương trình Phượng hoàng là CIA, lực lượng đặc nhiệm Mỹ, binh lính đồng minh từ các quận châu Á khác và quân đội Nam Việt Nam, dưới sự giám sát của CIA. William Colby, người đứng đầu chương trình hoạt động từ năm 1968 đến năm 1971, đã làm chứng cho một Tiểu ban Hạ viện Hoa Kỳ rằng trong giai đoạn ba năm đó, 20.589 người đã bị săn lùng và giết chết (Ward 1972). Kẻ thù bị bắt phải chịu đựng sự thẩm vấn và tra tấn trong các trung tâm thẩm vấn trên khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam. Những người khác đã bị giết ngay lập tức, mà không cần quá trình xét sử, theo danh sách của CIA và được báo cáo nghiêm túc về trụ sở tại Hoa Kỳ. Chương trình Phượng hoàng nhằm đến việc giành quyền kiểm soát đối với các công dân thông qua khủng bố; nhiều người trong số những người bị giết không có mối liên hệ nào với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng khủng bố cũng đã vô hiệu hóa những tiếng nói ôn hòa, gây ra sự phản đối chính trị chống lại chế độ độc tài Miền Nam. Ký ức về những cuộc đấu tranh trong xã hội dân sự ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách các chủ thể xã hội và chính trị nhận thức cơ hội của họ, và khiến cho cả các phong trào phản kháng và các nhà hoạt động dân chủ yếu là đổ về phía nam.
Chế độ an ninh, ý thức hệ và di sản của chiến tranh lạnh
Về phía chiến thắng, chiến tranh lạnh đã để lại một di sản thể chế lâu dài trong sự phát triển của lực lượng Công an Nhân dân (Bộ Công An) có sức mạnh về mặt chính trị. Được giao nhiệm vụ “chống lại các tổ chức phản cách mạng và thù địch, duy trì trật tự và an ninh xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền cách mạng và nhân dân” (Bộ Công an 2018), và được mô phỏng theo các đối tác ở Liên Xô và Trung Quốc, Lực lượng Công an nhân dân đã được thể chế hóa vào năm 1953, khi Bộ Công an được chính thức thành lập (Goscha 2007). Hiện nay lực lượng này tiếp tục nắm quyền tổ chức cảnh sát và các dịch vụ tình báo và an ninh nội bộ.
Ít được biết đến hơn là mối quan hệ mật thiết giữa Bộ An ninh Nhà nước Đông Đức (Stasi) và Bộ Công an Việt Nam, đặc biệt là từ giữa những năm 1960, trong bối cảnh Việt Nam cố gắng củng cố nhà nước-đảng và loại bỏ các yếu tố ‘nguy hiểm’ ( Grossheim 2014). Năm 1961, Bộ Công an đã được cấp “thẩm quyền toàn diện giám sát an ninh nội bộ của nước Việt Nam Cộng hòa Xã hộ chủ nghĩa và tiến hành chống lại tất cả các nghi phạm phản cách mạng” (tài liệu đã dẫn.). Sự hợp tác của cơ quan này với Stasi kéo dài trong 25 năm, cho đến gần với thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ; văn phòng Stasi ở Hà Nội đóng cửa năm 1989. Stasi hỗ trợ Việt Nam trong việc hiện đại hóa bộ máy an ninh và trở thành “công cụ độc tài” trung thành với đảng. Nó cung cấp các thiết bị kỹ thuật như thiết bị nghe và thiết bị khai thác điện thoại; tư vấn việc xây dựng một mạng lưới những người cung cấp thông tin bí mật; đề xuất các phương pháp để giám sát các phương tiện truyền thông đại chúng và bảo vệ các cuộc chiến chống “Sự đa dạng hóa chính trị-tư tưởng” trong giới công nhân văn hóa, sinh viên và bác sĩ; trừng phạt và đàn áp ảnh hưởng của kẻ thù và các nhóm lật đổ; cung cấp các phương pháp để thâm nhập vào các tổ chức giáo dục, giải trí và giáo dục; và nhiều hơn nữa (East German State Security 1977; 1989).
Bộ Luật Công an mới, được ban hành vào năm 2018, xác nhận rằng Công an nhân dân tiếp tục nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công an duy trì một nhiệm vụ rộng rãi để chống lại “các tội phạm chính trị”, bảo vệ đảng, đảm bảo an ninh chính trị và an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục và kinh tế. Bộ luật này đảm bảo một cách nghiêm ngặt sự trung thành hành với đảng. Đây là một trong số các luật gần đây cho thấy sự kế tiếp liên tục lối suy nghĩ nhị phân thời chiến tranh lạnh về công dân như là bạn hoặc thù, và là một tiếp tục cái mục tiêu cuối cùng là bảo vệ đảng nắm quyền lực và bảo vệ chế độ chính trị khỏi các tác nhân phản cách mạng.
Những đánh giá học thuật trước đây đã khám phá năng lực an ninh đàn áp của nhà nước Việt Nam sau Đổi mới, bao gồm cả việc bắt giữ ‘những người bất đồng chính kiến’ và thời gian của án tù được áp dụng cho ‘tội phạm chính trị’ (Kerkvliet 2014), cũng như cấu trúc thể chế liên quan đến việc phạt tù đó (Thayer 2014). Carlyle Thayer đã ước tính rằng các cơ quan an ninh của đất nước sử dụng tới 6,7 triệu người, bao gồm cảnh sát mặc đồng phục và cái gọi là “lực lượng tự vệ” (Thayer 2017); các nhà phân tích khác đã đặt câu hỏi về con số đó – nếu đúng, nó sẽ vượt xa số lượng nhân sự gắn liền với Stasi Đông Đức. Bất kể là gì, đó là một nghiệp đoàn lớn.
Kết luận
Di sản chính trị của cuộc chiến tranh lạnh ở Việt Nam ngày nay là rất phức tạp. Tư duy nhị phân thời chiến tranh lạnh vẫn còn thể hiện rõ trong các tài liệu và trong các quy định của đảng, trong đó có việc đề cập đến các đối thủ ôn hòa như là “lực lượng phản động” bị nghi ngờ được hỗ trợ bởi các lực lượng nước ngoài. Một di sản trực tiếp hơn vẫn là vào tháng 1 năm 2018, Công an Nhân dân đã tổ chức lễ dựng lên một tượng đài Felix Dzerzhinsky, người sáng lập Cheka, tiền thân của KGB ở Hà Nội. Trước và cùng thời điểm với sự kiện đó là các bài báo ca ngợi xuất hiện trong các tờ báo của lưc lượng cảnh sát nhà nước và các tờ báo đảng-nhà nước khác. Nhìn rộng hơn, di sản của chiến tranh lạnh được thể hiện ở cả ý thức hệ và thể chế bảo vệ chế độ chính trị độc tài và đảng cầm quyền, và điều đó hạn chế không gian chính trị cho tiếng nói ở Việt Nam ngày nay. Nhưng chiến tranh lạnh cũng để lại những dấu vết khác trong xã hội dân sự, thể hiện rõ qua cách mà một số tổ chức và phong trào công lý và quyền công dân ngày nay, cũng như những người ủng hộ dân chủ, đặt chủ thể của mình vào một dòng chảy về hoạt động hòa bình chống lại sự cai trị độc đoán có từ lâu trong lịch sử.
Eva Hansson
Giảng viên cao cấp, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Stockholm
Banner: Hanoi, Vietnam – Communist troops marching. February 2014. Photo: Arne Beruldsen / Shutterstock.com
References
Bellamy, Alex J. 2017. East Asia’s Other Miracle: Explaining the Decline of Mass Atrocities, Oxford: Oxford University Press, pp. 1-14.
Chapman, Jessica H. 2013. Cauldron of Resistance: Ngo Dinh Diem, the United States and 1950s Southern Vietnam, Ithaca and London: Cornell University Press.
CIA. 1963. “CAS Station Covert Action Activity in South Vietnam” 8 May 1963, (declassified 1998/04/03).
CIA. 1975. “Memorandum: Briefings to Congress on the Phoenix Program”, 14 October (declassified 2004/09/23)
Devillers, Phillippe. 1962. “The Struggle for the Unification of Vietnam”, The China Quarterly, Vol. 9, pp. 2-23.
East German Ministry of State Security.1989. “Letter form Liaison Office of the Ministry of State Security at the Ministry of Interior of the Socialist Republic of Vietnam to the Ministry of State Security”, January 28, CWIHP.
East German Ministry of State Security.1977. “Consultation between a Delegation of the Ministry of the Socialist Republic of Vietnam and Representatives of the XVIII and XX Divisions of the Ministry of State Security, 18 October, 1977 to 7 November 1977”, November 8, CWIHP.
Goscha, Christopher G. 2007. “Intelligence in a time of decolonization: The case of the Democratic Republic of Vietnam at war (1945-50)”” Intelligence and National Security, 22:1, pp. 100-138.
Grossheim, Martin. 2014. “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project, CWHP, #71.
Kerkvliet, Benedict (2014). “Government repression of dissidents in contemporary Vietnam”, in (ed.) Jonathan London, Politics in Contemporary Vietnam: Party, State and Authority Relations, Basingstoke and New York: Palgrave Macmillan, pp. 100-134.
Levitsky, Steven, and Lucan Way. 2002. “The rise of competitive authoritarianism”. Journal of Democracy, Vol. 13, No. 3, pp. 51-64.
Thayer, Carlyle. 2014. “The Apparatus of Authoritarian Rule in Viet Nam”, in (ed.) J.London, Politics in Contemporary Vietnam: Party, State, and Authority Relations. London: Palgrave Macmillan, pp. 135-161.
—– .2017. “Vietnam: How Large is the Security Establishment?” Thayer Consultancy Background Brief, April 2, http://viet-studies.net/kinhte/Thayer_VNSecuritySize.pdf
Ward, Richard E. 1972. “Phoenix program under House inquiry”, National Guardian, 10 October.
Wehrle, Edmund F. 2005. Between a River & a Montain: The AFL-CIO and the Vietnam War, Ann Arbor: The University of Michigan Press.