Nền kinh tế truy cập (gig economy) đã bùng nổ trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Sự phụ thuộc ngày càng tăng của người tiêu dùng vào dịch vụ giao hàng theo yêu cầu và việc chuyển sinh kế của hàng triệu người sang công việc nền tảng trong bối cảnh các đợt đóng cửa và việc ngừng kinh doanh đã khiến công việc tự do trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các hộ gia đình và nền kinh tế trong khu vực.
Được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa các mối quan tâm về kỹ thuật và chính trị, bao gồm cả sự kích động ngày càng tăng của người lao động cho mục tiêu cải thiện điều kiện việc làm, các nhà hoạch định chính sách ở bán cầu bắc và bán cầu nam cùng bị đẩy vào tình trạng buộc phải sửa đổi cách tiếp cận “không can thiệp” hay còn gọi là tự do phóng nhiệm vốn được áp dụng trong lĩnh vực này hàng thập kỷ qua. Đây cũng là trường hợp ở Đông Nam Á, nơi các chính phủ – nhiều trong số đó là các chế độ chuyên chế và quân sự hỗn hợp – đang vật lộn để ứng phó với các điều kiện bấp bênh của người lái xe trong lĩnh vực này. Việc xem xét các cách thức và các biến thể trong các phương pháp cải cách ở Thái Lan và Singapore cho thấy các cơ chế, hạn chế, và các rủi ro của sự thay đổi chính sách và thay đổi quy định trong các thể chế phi dân chủ và chế độ hỗn hợp 1
Công nhân bị gạt ra bên lề và sự nắm bắt quy định
Phản ứng của các chính phủ Đông Nam Á đối với những căng thẳng trong nền kinh tế chia sẻ được địn hình bởi năng lực hạn chế của người lao động trong việc tổ chức và gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định chính trị và chính sách. Ở cả Thái Lan và Singapore, cũng như trong ở nhiều nơi trên toàn cầu, người lái xe máy và xe ô tô đều bị ràng buộc bởi luật pháp vốn yêu cầu người lao động phải được coi là “nhân viên” về mặt pháp lý để thành lập công đoàn. Khi luật lao động trong cả hai bối cảnh tiếp tục định nghĩa công việc truy cập (gig work) là nằm ngoài quan hệ việc làm truyền thống, người lái xe đã chuyển sang các hiệp hội và mạng lưới không chính thức để tổ chức tập thể. Việc thiếu cấu trúc pháp lý chính thức càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh chuyên quyền hỗn hợp của thể chế hai nước, điều này đã đảm bảo rằng các đảng phái và chính trị gia đại diện cho những mối quan tâm của người lao động hợp đồng đã bị loại khỏi các liên minh cầm quyền trong thập kỷ qua.
Do ảnh hưởng của người lao động là không đáng kể đối với việc hoạch định chính sách, các công ty nền tảng đã có ảnh hưởng không cân xứng đối đối với quy định của ngành ở cả hai nước này. Thất vọng vì những sự ngoại biên hóa này, những người công nhân đã bắt đầu vận động để gây áp lực lên giới tinh hoa cầm quyền đòi cải cách và can thiệp vào lĩnh vực này. Thường được phối hợp thông qua các nhóm trực tuyến, trong những năm gần đây, các phong trào này đã phát triển từ các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau thành các hành động tập thể nhằm buộc các công ty phải nhượng bộ và ngày càng đòi hỏi một chương trình hành động của chính phủ. Ở cả hai nước, những áp lực này đã đem đến một số tiến bộ về chính sách. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp đã phản ánh sự thống trị chính trị của giới tinh hoa thương mại và các công ty – điều này càng làm nổi bật những hạn chế của cải cách ở các thể chế hỗn hợp với động lực cố hữu của mối quan hệ thông đồng giữa nhà nước và doanh nghiệp.
Cách tiếp cận ủng hộ cạnh tranh nhằm đẩy huy động lao động ở Thái Lan
Chế độ quân sự cai trị hỗn hợp ởThái Lan trong một thập kỷ sau cuộc đảo chính năm 2014 đã áp dụng cách tiếp cận ủng hộ cạnh tranh, tập trung vào đổi mới đối với chủ nghĩa tư bản nền tảng. Trong suốt thập kỷ qua, đất nước này đã chứng kiến sự bùng nổ lớn về các nền tảng khu vực và địa phương. Đặc biệt, các ứng dụng giao đồ ăn đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng với lĩnh vực này trị giá hơn 4 tỷ USD vào cuối năm 2021, phản ánh sự phụ thuộc ngày càng tăng của người tiêu dùng vào dịch vụ giao hàng cả trong và kể từ đại dịch COVID-19. Khi những gã khổng lồ trong khu vực như Grab và GoJek cố gắng mở rộng sự hiện diện của mình sang thị trường Thái Lan trong thập kỷ qua được nguồn vốn đầu cơ toàn cầu hỗ trợ thì các nền tảng địa phương cũng đã xuất hiện – như RobinHood được tài trợ một phần bởi Ngân hàng Thương mại Siam có liên kết với chính thể quân chủ.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế truy cập của Thái Lan – đặc biệt là kể từ đại dịch COVID-19 – đã khiến mạng lưới an toàn cho người lao động trong lĩnh vực này trở nên ít bấp bênh hơn. Trước năm 2020, thị trường phần lớn do Grab thống trị, công ty tự động cung cấp các biện pháp bảo vệ như bảo hiểm tai nạn cho người lao động gốc Thái giống như đã làm ở các thị trường khác trong khu vực. Tuy nhiên, do thiếu các quy định pháp lý yêu cầu cung cấp các mạng lưới an toàn này, sự ra đời của các nền tảng mới trong những năm gần đây đồng nghĩa với việc các công ty bắt đầu sử dụng biện pháp bảo vệ tai nạn cơ bản để thu hút các lái xe Thái Lan làm việc độc quyền với nền tảng của họ. Một người lái xe trở thành nhà hoạt động mà tôi phỏng vấn vào tháng 6 năm 2022 đã mô tả những thay đổi này kể từ năm 2019, nêu rõ trước đây anh ta cần hoàn thành 300 chuyến giao hàng – khoảng 10 công việc hoặc khoảng 5 giờ làm việc mỗi ngày trong tháng – trên một ứng dụng duy nhất để đảm bảo là sẽ được bảo hộ tai nạn từ nền tảng đó:
“Chúng tôi phải liên tục đưa ra các biện pháp khuyến khích trên các ứng dụng khác nhau, đồng thời đảm bảo rằng chúng tôi làm đủ lượng công việc theo quy định của một ứng dụng để đảm bảo rằng chúng tôi có chế độ bảo hiểm tai nạn để bù đắp thu nhập bị mất nếu chúng tôi không thể làm việc do chấn thương. Về cơ bản đây là một trò chơi Nhiệm vụ bất khả thi, nhưng nó không phải là một trò chơi – đó là cuộc sống của chúng tôi!”.
Trong bối cảnh việc thành lập công đoàn chính thức vẫn bị hạn chế về mặt pháp lý và cả giới tinh hoa bảo thủ cầm quyền cũng như chế độ quân chủ đều đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này, người lao động đã phải vật lộn để giành được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Ví dụ, vào năm 2020, Bộ trưởng Bộ Lao động do quân đội bổ nhiệm đã triệu tập một cuộc họp với tất cả các nền tảng chính để phát triển chiến lược cho ngành trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, theo những người lao động hợp đồng được phỏng vấn vào tháng 7 năm 2022, các hiệp hội lái xe và lái xe đã bị loại khỏi các cuộc họp này. Thay vào đó, Bộ trưởng Bộ Lao động đã chuyển dẫn mọi nỗ lực tập thể hướng vào chính sách của những người lao động hợp đồng vào một cơ quan thuộc bộ này vốn tập trung vào khu vực phi truyền thống.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi thiếu sự tham vấn tập thể của người lao động, các nhà hoạch định chính sách của Thái Lan đã áp dụng một cách tiếp cận không can thiệp vào cả các thuật toán bóc lột và các điều kiện bấp bênh. Thay vào đó, họ có xu hướng coi công việc tự do như một giải pháp dự phòng sáng tạo dựa trên thị trường dành cho những người lao động bị sa thải trong thời kỳ suy thoái; và chủ nghĩa tư bản nền tảng rộng hơn như hiện đại hóa lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và giao hàng phần lớn không chính thức. Thay vì can thiệp vào sự gián đoạn mang tính sáng tạo này, các bộ của Thái Lan kể từ khi có dịch COVID-19 đã phản hồi các khiếu nại của người lao động bằng cách khuyến khích cạnh tranh trong ngành và thúc giục các nền tảng (tự nguyện) cung cấp mạng lưới an toàn như bảo hiểm tai nạn cho người lao động. 2
Thất vọng vì sự miễn cưỡng của chính phủ trong việc lắng nghe hoặc hành động theo các yêu cầu pháp lý của họ, các tổ chức lao động truy cập do đã bắt đầu xuất hiện ngoại tuyến và trực tuyến – với một số tổ chức tự liên kết với phong trào ủng hộ dân chủ rộng lớn hơn. 3. Cương lĩnh chính sách của Đảng Tiến lên (Move Forward Party) tiến bộ tại cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 2023 ở Thái Lan đã phản ánh vai trò to lớn của những người lao động tự do trong cơ sở của đảng. Đảng Tiến lên đãd giành được số ghế lớn nhất nhưng ít nhất hiện tại đã đẩy vào phe đối lập bởi chính phủ ‘Frankenstein’ vốn tập hợp giới tinh hoa quân sự và kinh doanh bảo thủ với đảng có vẻ như là theo chủ nghĩa cải cách là Đảng Pheu Thai. 4 Vẫn còn phải xem liệu chính sách công việc tự do của Đảng tiến lê sẽ được chính phủ mới của Thái Lan chấp nhận hay phối hợp hay không. Nếu việc từ chối mang tính của Đảng tiến lê đem lại ít cải thiện cho khu vực phi chính thức và người lao động tự do thì rất có thể nhu cầu loại bỏ chế độ chuyên quyền hỗn hợp của Thái Lan sẽ càng gia tăng trong những năm tới. 5
Phản ứng kỹ trị của Singapore trước cú sốc bầu cử
Tương tự, chính phủ Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Singapore đã áp dụng cách tiếp cận tự do kinh doanh đối với chủ nghĩa tư bản nền tảng trong thập kỷ đầu tiên sau khi hình thức này bắt đầu xuất hiện. Ngoài việc yêu cầu các ứng dụng nền tảng không loại trừ taxi truyền thống khỏi các tùy chọn đặt chỗ của họ – khuyến khích nền tảng hóa toàn bộ khu vực cho thuê tư nhân – các nhà hoạch định chính sách còn miễn cưỡng can thiệp vào các tranh chấp giữa công ty lao động. Trong khi đó, các công ty nhà nước trực tiếp hỗ trợ việc mở rộng nền tảng khổng lồ Grab trên khắp Đông Nam Á với khoản đầu tư nền tảng vào năm 2014 6. Bối cảnh đầu tư và quản trị linh động này đã cho phép mở rộng nhanh chóng các ứng dụng nền tảng, đặc biệt là Grab và sau này là nền tảng GoJek của Indonesia, trên toàn khu vực.
Tuy nhiên, với sự bùng phát của đại dịch vào đầu năm 2020, thì tình trạng việc làm không rõ ràng của những người lao động “theo yêu cầu” và sự thiếu hụt của mạng lưới an toàn do công ty cung cấp càng trở nên hiển lộ và điều này đã khiến những người lao động Singapore thất vọng phải tập hợp lại với nhau. Ví dụ, trong thời gian “ngắt mạch” vì đại dịch Covid 19 đầu năm 2020 ở Singapore, gói hỗ trợ của chính phủ và ngành trị giá 77 triệu đô la Singapore đã được công bố để phân phối cho những người lao động kiếm được thu nhập thông qua các ứng dụng nền tảng như Grab, GoJek và FoodPanda. Để phản ánh cách tiếp cận không can thiệp của chính phủ và chương trình, các khoản tiền này được phân phối thông qua các công ty nền tảng chứ không phải các tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, sau đó một sự náo động đã xảy ra khi ban lãnh đạo Grab cố gắng sử dụng việc phân tán quỹ để chỉ thưởng cho những tài xế trung thành nhất của mình trong khi loại bỏ dần chương trình khuyến khích hiện có. Các tài xế phẫn nộ đã phản ứng bằng một cuộc huy động tập thể bất thường, trong đó họ tuyên bố Grab đang quản lý các quỹ cứu trợ đại dịch một cách tư lợi và loại trừ một số công nhân hợp đồng 7 Công ty này cuối cùng đã từ bỏ cách tiếp cận ban đầu để phân phát gói hỗ trợ. Vài tháng sau, vào tháng 7 năm 2020, PAP mất một số ghế trong cuộc bầu cử quốc gia vào tay Đảng Công nhân vốn vận hành trên cương lĩnh ủng hộ việc đưa ra mức lương tối thiểu quốc gia, bao gồm cả đối với những người lao động hợp đồng.
PAP ủng hộ thị trường đã cai trị đất nước liên tục kể từ khi độc lập khỏi Malaysia vào năm 1965, được hỗ trợ bởi cả sự trung gian của nhà nước đối với nhà ở của hầu hết cử tri và các quy định đảng phái và bầu cử ủng hộ đương nhiệm. 8 Tuy nhiên, để đối phó với sự thất vọng của người lao động và cuộc bầu cử mạnh mẽ hơn mong đợi của WP vào năm 2020, các cơ quan chính phủ Singapore đã bắt đầu đưa ra phản ứng pháp lý đối với nền kinh tế biểu diễn. Vào tháng 8 năm 2021, Ngày mít tinh toàn quốc của Thủ tướng đã nêu ra các điều kiện “giống như người lao động” đối với những người làm việc tự do và thành lập Ủy ban Cố vấn. Vào giữa năm 2022, Ủy ban này đã đưa ra hàng tá khuyến nghị cải cách – tất cả đều được chính phủ Singapore thông qua về nguyên tắc.
Thay vì đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người lao động, những cải cách được đề xuất phản ánh mối lo ngại mang tính kỹ trị, theo đó phần lớn là những người lao động tự do có thể rơi vào kẽ hở của mô hình xã hội Singapore và gây ra rủi ro về chi phí trong tương lai cho chính phủ. Dựa trên các yêu cầu hiện có rằng người lao động phải đóng góp vào quỹ tiết kiệm y tế cá nhân của họ, kể từ đại dịch, các biện pháp can thiệp hàng đầu của chính phủ vào lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực: bảo hiểm tai nạn và tiết kiệm hưu trí.
Kể từ năm 2023, những gã khổng lồ về nền tảng hoạt động tại Singapore hiện được ủy quyền mua bảo hiểm để bồi thường cho người lao động nếu họ gặp tai nạn trong khi làm việc. Điều quan trọng là số tiền bồi thường được trả trong trường hợp xảy ra tai nạn phải tương đương với thu nhập kiếm được trước đó trên tất cả các ứng dụng nền tảng (chứ không chỉ nền tảng mà họ đang làm việc tại thời điểm xảy ra tai nạn). Vì hầu hết người lao động thường xuyên nhận việc trên hai hoặc ba nền tảng khác nhau tùy thuộc vào phí thưởng và các ưu đãi khác nên cải cách sẽ tạo điều kiện cho thị trường vì nó khắc phục sự thất bại của các nền tảng trong việc phối hợp và cung cấp mạng lưới an toàn cơ bản quan trọng để duy trì lực lượng lao động trong toàn ngành.
Các cải cách quỹ hưu trí cũng đã được thực hiện, trong đó yêu cầu các nền tảng và người lao động hợp đồng dưới 30 tuổi phải đóng góp vào tài khoản tiết kiệm do chính phủ quy định – Quỹ tiết kiệm trung ương (CPF) – từ năm 2024. CPF là quỹ mà người lao động có thể sử dụng để mua một quỹ được trợ cấp căn hộ từ Ủy ban Nhà ở & Phát triển (HDB) do nhà nước điều hành. Việc mua lại HDB là cần thiết cho hợp đồng xã hội “tự lực cánh sinh” của Singapore, trong đó các cá nhân được khuyến khích mua nhà ở tư nhân được trợ cấp từ nhà nước và sau đó bán tài sản đó (hy vọng có lãi) trong nhiều thập kỷ tới để tài trợ cho quỹ hưu trí và chăm sóc người già của họ. 9
Yêu cầu những người lao động hợp đồng và các công ty đóng góp CPF cho thu nhập kiếm được trong nền kinh tế truy cập là một biện pháp can thiệp tiết kiệm chi phí lâu dài cho nhà nước vì nó làm giảm nhu cầu tiềm ẩn của những người lao động có thu nhập thấp về sự hỗ trợ của chính phủ sau này trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, như một nhóm các nhà hoạt động lái xe đã chỉ ra trên mạng xã hội, không có quy định mới nào ngăn chặn các nền tảng giảm hoặc loại bỏ giá vé để bù đắp chi phí đáp ứng các yêu cầu mới này. 10 Kết quả là người lao động trong ngành có thể phải gánh thêm gánh nặng đóng góp của chính họ và của người sử dụng lao động. Vào cuối năm 2022, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về cải cách đã thừa nhận khả năng này nhưng bảo vệ cách tiếp cập đó – tuyên bố rằng những người lao động hợp đồng có thể kiếm được thu nhập ‘trên mức trung bình’ và do đó, quy định cấm các công ty chuyển chi phí đóng góp cho người lái xe là không cần thiết. Do đó, những cải cách sau COVID của Singapore đối với nền kinh tế truy cập phản ánh cách tiếp cận có tính phản ứng, ủng hộ doanh nghiệp và mang tính kỹ thuật đối bất chấp căng thẳng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực này, đặc biệt là kể từ sau đại dịch.
Cái giá của số hóa và đổi mới?
Các phản ứng quản trị hậu COVID ở Đông Nam Á trước sự bất bình đẳng và căng thẳng trong nền kinh tế truy cập đã làm nổi lên cách liên minh giữa nhà nước và doanh nghiệp đã định hình những rủi ro được nhận thấy về tình trạng bất ổn lao động ngày càng gia tăng. Liệu một thỏa thuận mới dành cho người lao động truy cập và nền kinh tế phi chính thức có xuất hiện rộng rãi hơn trong bối cảnh chính trị mới của Thái Lan hay không vẫn còn phải chờ xem, đặc biệt là khi MF hiện thấy mình bị loại khỏi chính phủ. Rõ rang là nhu cầu cải cách của người lao động đang xung đột với những nỗ lực không ngừng nhằm số hóa nền kinh tế được hỗ trợ bởi các cơ quan nhà nước và giới tinh hoa chính trị và kinh tế. Khi người lao động hình thành các liên minh mới ở cấp quốc gia và khu vực để thúc đẩy sự thay đổi, việc không hành động có thể gây ra phản ứng dữ dội không chỉ đối với các đảng cầm quyền mà còn đối với các mối quan hệ nhà nước-doanh nghiệp thân thiết vốn đã củng cố các chế độ hỗn hợp này trong nhiều thập kỷ.
Gerard McCarthy
International Institute of Social Studies, The Hague
Banner: Food Pander worker in Singapore carrying two thermal bags to earn more per trip. Photo: David Sing, Shutterstock
Notes:
- Seven out of ten ASEAN member states can be classified either as electoral authoritarian (Cambodia and Singapore) or as closed autocracies (Brunei, Laos, Vietnam, Myanmar, and Thailand). For discussion see Croissant, A. 2022. https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-031-05114-2_1 ↩
- Ví dụ, Bộ Thương mại Thái Lan đã cung cấp các khoản tài trợ nhỏ cho các nỗ lực do người lao động lãnh đạo nhằm phát triển các ứng dụng hợp tác cung cấp các điều kiện công bằng hơn như phí giao hàng tối thiểu cho người lái xe. Những ứng dụng này rõ ràng đang ở thế bất lợi so với các công ty có nguồn lực dồi dào, tuy nhiên họ vẫn có thể thu hút được thị phần đáng kể ở một số khu vực lân cận ở Bangkok và có kế hoạch mở rộng ra những nơi khác trong nước. Các cơ quan khác như Bộ Người cao tuổi đã thiết lập quan hệ đối tác với các nền tảng để khuyến khích những người lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn chuyển sang làm công việc truy cập. ↩
- Về sự tập hợp công nhân và diễn ngôn về đổi mới ở Thái Lan, xem Mieruch, Y. and McFarlane, D. 2022. Gig Economy Riders on Social Media in Thailand: Contested Identities and Emergent Civil Society Organisations. Voluntas. On the role of gig worker in the pro-democracy movement see https://novaramedia.com/2021/10/11/students-and-gig-economy-workers-are-uniting-to-fight-capitalism-in-thailand/ [accessed 4/09/23] ↩
- Thảo luận về bối cảnh chính trị sau bầu cử của Thái Lan, xem https://kyotoreview.org/issue-36/the-absence-of-any-move-forward-in-thailand/ ↩
- For examination of the constitutional constraints to progressive democratic governance in Thailand see https://www.eastasiaforum.org/2023/08/05/thailands-constitution-works-as-intended-to-frustrate-democratic-outcomes/ [accessed 08/10/23] ↩
- Xem https://www.financeasia.com/article/how-vertex-lured-grab-to-singapore/436929 [accessed 8/10/23] ↩
- Xem: https://www.straitstimes.com/singapore/transport/grab-u-turns-on-move-to-drop-driver-incentives-when-virus-aid-package-kicks-in [accessed 5/10/23]. For analytical discussion of controversy around the scheme and worker mobilisation see Anant, R. 2020. ‘The Discursive Politics of Labour Regimes: The Contested Emergence of On-Demand Digital Platform Labour in Singapore’. Masters Dissertation. Department of Geography, National University of Singapore, pg. 105. ↩
- Xem Weiss, M. 2020. The Roots of Resilience: Party Machines and Grassroots Politics in Singapore and Malaysia. Singapore: National University of Singapore Press and Ong, E. 20222. Opposing Power: Building Opposition Alliances in Electoral Autocracies. Ann Arbor: University of Michigan Press. ↩
- Xem Beng-Huat, C. 1997. Political Legitimacy and Housing: Singapore’s Stakeholder Society. London: Routledge and Beng-Huat, C. 2017. Liberalism Disavowed: Communitarianism and State Capitalism in Singapore. Singapore: National University of Singapore. ↩
- Ảnh chụp màn hình của tác giả, đăng công khai, tháng 1 năm 2023. ↩