Site icon Kyoto Review of Southeast Asia

“Hội nhập bất chấp Loại trừ: Bản sắc dân tộc Thái của những người Isan

Ubon Thani Northeast Thailand KRSEA

Người nói tiếng Lào ở Đông Bắc Thái Lan, vùng được gọi là Isan, từ lâu đã bị phân biệt đối xử và loại trừ khỏi các lợi ích phát triển vốn đổ dồn về  đồng bằng trung tâm Thái Lan và Bangkok. 1Thật vậy, chính sách chính phủ trong nhiều thập kỷ “đã làm cạn kiệt các vùng nông thôn giống như các tỉnh bị chinh phục“, 2 để tài trợ vốn và trợ cấp cho công nhân đô thị. Hơn nữa, các yêu cầu ngôn ngữ nghiêm ngặt trong giáo dục và bộ máy nhà nước Isan là một sự bất lợi đối với người bản địa Isan. 3 Về mặt kinh tế, khu vực Isan đã tụt hậu so với phần còn lại của đất nước, với tỷ lệ nghèo đói cao hơn và có sự tham gia nhiều hơn vào  lĩnh vực phi chính thức. 4 Về mặt chính trị, Isan phần lớn bị loại trừ, với rất ít người bản địa Isan vươn lên chức vụ chính trị cao  một số người làm được như vậy trong những năm 1940 đã bị nhà nước Thái Lan sát hại. 5 Kể từ thời điểm đó, tương đối ít cá nhân đến từ Isan  đạt được sự nổi tiếng về chính trị, mặc dù họ chiếm gần 30% dân số. 6

Hình 1. Các nhóm ngôn ngữ ở thái Lan. Nguồn: Lewis et al. (2015); Premsrirat et al. (2004)

Với việc loại trừ như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi có sự vận động dựa vào sắc tộc được thực hiện. Thật vậy, rất có khả năng là một số loại vận động trong phạm vi khu vực sẽ có hiệu quả. Nghiên cứu của riêng tôi về tác động chính trị của ngôn ngữ đã chỉ ra rằng một chính trị gia nói tiếng Lào phiên bản địa phương, được gọi là tiếng Phasa Isan, thay vì tiếng Thái miền trung, làm tăng khả năng một người Isan sẽ bầu cho anh ta tới 17%. 7 Saowanee Alexander và Duncan McCargo đã phát hiện thêm rằng một bản sắc khu vực vẫn tiếp tục được phát triển và củng cố, một phần dựa trên sự khác biệt về ngôn ngữ. 8Do đó, tiềm năng cho cuộc vận động về sắc tộc là có tồn tại.

Mặc dù vậy, sự vận động dựa vào sắc tộc đó đã thất bại trong việc phát huy ảnh hưởng trên cấp độ rộng. Ví dụ, cả đảng Pheu Thai và phong trào Áo đỏ đều có sự ủng hộ mạnh mẽ trong khu vực, nhưng cả hai tổ chức đều không tự xác định mình là “Isan”. Phạm vi lãnh đạo của cả hai tổ chức vẫn bị người Thái từ các vùng khác chi phối. Các nhà lãnh đạo áo đỏ nổi bật như Jatuporn Prompan, Nattawut Saikua và Veerakarn Musikapong đến từ miền nam, trong khi những tên tuổi hàng đầu của Pheu Thai trong cuộc bầu cử năm 2019 đều có trụ sở ở miền trung Thái Lan và ở Bangkok. Các nhà lãnh đạo lâu năm của đảng, như gia tộc Shinawatra, tuyên bố Chiang Mai là bản quán, nhưng họ không ngại nhấn mạnh tổ tiên Trung Quốc và căn cứ ở Bangkok của họ. Trong chính trị Thái Lan, sắc tộc chiếm giữ một vị trí không quan trọng đối với chính sách, giai cấp, và trong những lời kêu gọi mang tính cá nhân.

Tại sao chúng ta không thấy sự nổi bật trong cuộc vận động Isan? Tôi cho rằng phần lớn câu trả lời có thể được tìm thấy trong sự hòa nhập thành công của người Isan vào bản sắc dân tộc Thái Lan. Trong khi các bản sắc sắc tộc tộc khu vực thúc đẩy một số hoạt động chính trị, họ cũng có thể được gộp vào các bản sắc rộng lớn hơn, phủ nhận khả năng riêng của mình để huy động các cá nhân và các nhóm cho các mục đích chính trị. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cảm giác về chủ nghĩa quốc gia có thể khắc phục sự khác biệt về sắc tộc và khuyến khích những người khác biệt về sắc tộc nhấn mạnh sự đoàn kết quốc gia hơn lợi ích của nhóm sắc tộc. 9 Do đó, bản sắc quốc gia có thể đặc biệt hữu ích cho các quốc gia trong việc khắc phục những sự phân chia xã hội phức tạp.

Nhà nước Thái Lan, ít nhất là trong mối liên quan đến người Isan, đã có hơn 100 năm với các chính sách tích hợp sắc tộc nhằm khuất phục người Lào ở Isan vào một bản sắc Thái Lan rộng hơn. Các chính sách này bắt đầu dưới thời cải cách tập trung của vua Chulalongkorn (1868-1910) và được tiếp tục sau khi chế độ quân chủ tuyệt đối sụp đổ năm 1932, và được hình thành rõ ràng nhất trong các chính sách giáo dục vốn tập trung chủ yếu vào việc chuẩn hóa việc sử dụng tiếng Thái chính tâm trong cả nước, làm cho ngôn ngữ trở thành một trụ cột của bản sắc Thái Lan. Charles Keys đã lập luận rằng nhiều người Isan, để hòa nhập với nền kinh tế thị trường, đã sử dụng tiếng Thái trung tâm và bản sắc Thái để tận hưởng những lợi ích có được từ việc xác định bản thân mình là người Thái. 10

Câu hỏi đặt ra là ở mức độ nào những nỗ lực hòa nhập này đã thực sự đưa người Isan vào thế giới Thái Lan, bất chấp những bất lợi và sự loại trừ tiếp diễn mà họ phải đối mặt. Tôi đã điều tra vấn đề này bằng cách sử dụng cả dữ liệu khảo sát cũng như các cuộc phỏng vấn sâu với một nhóm người tự nhận mình là người Isan. Trong khi một cuộc thảo luận chi tiết hơn về các kết quả có sẵn ở nơi khác, 11 tôi tóm tắt một số luận điểm ở đây.

Đầu tiên, dữ liệu khảo sát từ bốn cuộc khảo sát trên toàn quốc khác nhau ủng hộ cho tuyên bố rằng người Isan đã chấp nhận bản sắc dân tộc Thái Lan. Cả Khảo sát áp kế châu Á (Asian Barometer Survey) 12 và Khảo sát giá trị thế giới (World Values Survey) 13 đã thực hiện nhiều vòng khảo sát tại Thái Lan, bao gồm các câu hỏi liên quan đến cảm nhận về bản sắc dân tộc cũng như xác định ngôn ngữ dung ở nhà của người được phỏng vấn. Điều này cho phép chúng tôi so sánh các câu trả lời giữa các nhóm sắc tộc ở Thái Lan, kiểm tra xem các nỗ lực hội nhập có thành công trong việc thuyết phục người Isan về “chất Thái” của họ. Nếu các chính sách của nhà nước không hiệu quả, thì chúng ta nên xem phản ứng của người Isan ít mang tinh thần quốc gia hơn so với những người nói tiếng Thái trung ương nói chung. Mặt khác, nếu các chính sách đó có hiệu quả, chúng ta sẽ thấy người Isan phản ứng ở các cấp độ tương tự với đồng bào của họ.

Hình 2. “Bạn tự hào như thế nào khi là một người Thái?”
Ghi chú: Những người nói tiếng Thái trung ương có vai trò như là điểm cơ sở (0), thanh sai số có thể biểu diễn khoảng tin cậy 95 phần trăm. Số người nói trong mỗi nhóm như sau:
WVS (2007) Central Thai 641, Isan 494, Khammuang 106, Paktay 175;
AB (2010) Central Thai 772, Isan 450, Khammuang 63, Paktay 161;
WVS (2013) Central Thai 560, Isan 403, Khammuang 81, Paktay 106;
AB (2014) Central Thai 539, Isan 414, Khammuang 147, Paktay 87.
Dữ liệu từ Asian Barometer Waves 3 and 4 và World Values Survey Waves 5 and 6.

Trong đồ họa được cung cấp (Hình 2), chúng ta thấy sự khác biệt về tỉ số giữa bốn nhóm ngôn ngữ chính ở Thái Lan trong câu trả lời của họ đối với câu hỏi Bạn tự hào như thế nào khi là người Thái? Những nhóm này bao gồm những người nói tiếng Thái trung ương, người nói tiếng Isan, người nói tiếng Khammuang đến từ miền Bắc Thái Lan và những người nói tiếng Paktay từ miền Nam Thái Lan. 14 Tỉ số trung bình của nhóm người nói tiếng Thái trung ương có vai trò là điểm cơ sở, được đánh dấu ở đây là 0. Điểm trên 0 cho thấy phản hồi trung bình của nhóm đó là cao hơn điểm trung bình của nhóm người nói tiếng Thái trung ương, còn điểm dưới 0 cho thấy phản hồi trung bình của nhóm đó hơn điểm trung bình của nhóm người nói tiếng Thái trung ương. Các dòng kẻ được vẽ mỏng hơn thể hiện độ tin cậy sai số là 95 phần trăm; nếu các dòng vượt qua đường zero, thì chúng ta không thể khẳng định rằng có sự khác biệt giữa câu trả lời của nhóm được nghiên cứu với nhóm người nói tiếng Thái trung ương.

Kết quả cho thấy những người trả lời nói tiếng Isan, với tư cách là một nhóm, luôn đạt điểm cao về cảm giác tự hào về chất Thái của họ so với các đối tác nói tiếng Thái trung tâm. Thật vậy, những khác biệt này có ý nghĩa thống kê trong cả bốn vòng khảo sát. Ngoài ra, những người nói tiếng Isan có chỉ số cảm xúc về bản sắc quốc gia cao hơn những người nói Paktay trong tất cả các cuộc khảo sát; mặc dù vậy, có ít sự nhất quán trong sự khác biệt giữa người nói tiếng Isan và người nói tiếng Kammuang. Nói cách khác, kết quả khảo sát cho thấy người Isan nắm giữ bản sắc quốc gia Thái ở cấp độ cao hơn so với người nói tiếng Thái trung ương bản địa và ít nhất là cấp độ cao bằng các nhóm ở miền Bắc và miền Nam Thái Lan.

Hình 3. “Tôi xem tôi như là một phần của quốc gia Thái Lan”
WVS (2007) Central Thai 641, Isan 494, Khammuang 106, Paktay 175;
WVS (2013) Central Thai 560, Isan 403, Khammuang 81, Paktay 106;
Dữ liệu từ World Values Survey Waves 5 and 6.

Lặp đi lặp lại cùng một bài thử nghiệm về điểm số trả lời về về mức độ đồng ý với tuyên bố “Tôi thấy mình là một phần của quốc gia Thái Lan”, một lần nữa chúng ta thấy rằng người Isan ghi điểm tích cực hơn so với người nói tiếng  Thái trung tâm (Hình 3). Sự khác biệt một lần nữa là tích cực và có ý nghĩa trong cả hai vòng khảo sát của World Values Survey. Kết quả đối với người nói tiếng Khammuang và Paktay ít nhất quán. Những phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy những nỗ lực hội nhập của nhà nước Thái Lan đã thuyết phục thành công người Isan bản địa ở vùng đông bắc Thái Lan rằng họ là người Thái Lan. Thật vậy, người Isan thường trả lời tích cực hơn cho các câu hỏi về bản sắc quốc gia so với các nhóm khác trong cả nước.

Để hiểu hơn mức độ mà người Isan tán thành bản sắc quốc gia Thái Lan, tôi đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn bán-cấu trúc với những người nói tiếng Isan ở các tầng lớp khác nhau. Tất cả những người được hỏi của tôi đều bày tỏ niềm tự hào về bản sắc quốc gia Thái của họ, với sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào “chất Thái”, điều có thể được gói gọn trong một câu trả lời của người được phỏng vấn khi được yêu cầu so sánh bản sắc Thái và Isan của mình: 15 Một người khác nói rằng, “tôi rất thích điều đó, nhưng cũng có thể rất tệ. Mọi người sẽ nghĩ rằng người đó ưu tiên Isan, điều đó sẽ không tốt.” 16 Một người khác tuyên bố, “cả nước phải chấp nhận một chính trị gia, và nếu họ nói như thể họ đại diện cho Isan, điều đó gây ra phiền toái”. 17 Những trả lời này nhấn mạnh  niềm tin của người được phỏng vấn rằng các hiệu triệu mang tính vùng và sắc tộc ít quan trọng hơn việc nhấn mạnh đến sự đoàn kết quốc gia, trong đó bản sắc Isan được cộng gộp vào chất Thái rộng lớn hơn.

Do đó, ý thức mạnh mẽ của chủ nghĩa quốc gia Thái đã giúp giảm áp lực cho việc huy động vùng-bản sắc ở Isan. Mặc dù người Isan tiếp tục bị thiệt thòi cả về kinh tế và chính trị, nhưng những thách thức này đã không dẫn đến sự nổi dậy của một phong trào khu vực hoặc một đảng dân tộc vốn có thể khuyến khích sự thắt chặt về bản sắc hơn, và dường như rằng một cuộc vận động như vậy khó có thể xảy ra trong tương lai gần, đặc biệt là với lực lượng một quân đội luôn bồn chồn, liên tiếp can thiệp vào chính trị và hang thái củng cố cái bản sắc quốc gia được nhà nước phê duyệt.

Jacob I. Ricks
Assistant Professor of Political Science. School of Social Sciences, Singapore Management University

Banner: Udon Thani, a major city in northeast of Thailand. Image: M2020 / Shutterstock.com

Notes:

  1. John Draper and Joel Sawat Selway, “A New Dataset on Horizontal Structural Ethnic Inequalities in Thailand in Order to Address Sustainable Development Goal 10,” Social Indicators Research 141, no. 1 (2019), 275-297.
  2. Lt. General Saiyut Koetphon, “Govt Policy is Leading to Disaster in the Hills,” Bangkok Post (January 4, 1976).
  3. John Draper, “Tales from the Wasteland I: Thai IQ by Ethnicity,” Prachatai English (January 11, 2016): https://prachatai.com/english/node/6684; John Draper, “Tales from the Wasteland II: Thai Language Ability and Failure by Ethnicity,” Prachatai English (12 September, 2016): https://prachatai.com/english/node/6766
  4. UNDP, Advancing Human Development through the ASEAN Community (Bangkok: UNDP, 2014), 63-64.
  5. Thak Chaloemtiarana, Thailand: The Politics of Despotic Paternalism (Ithaca: Cornell University Press, 2007), 59-62, 127-130.
  6. Các trường hợp ngoại lệ nổi bật là các nhà độc tài quân sự, Nguyên soái Sarit Thanarat (1959-1963) và Tướng Prayuth Chan-ocha (2014-nay), người đã nhấn mạnh đến cội rễ 100% Isan của mình dựa trên quê của mẹ mình ở Chaiyaphum và dựa vào nơi sinh và thời thơ ấu của ông tại một trại quân đội ở Khorat. Xem MGR Online, “Prayuth Cho Luead Isan Roi Poesen Yan Mai Torayot Bankoed Wonkho Wela Ya Prathuang,” February 2, 2015, https://mgronline.com/politics/detail/9580000013021.
  7. Xem tài liệu bở sung ở Jacob I. Ricks, “The Effect of Language on Political Appeal: Results from a Survey Experiment in Thailand,” Political Behavior, https://doi.org/10.1007/s11109-018-9487-z (2018).
  8. Saowanee Alexander and Duncan McCargo, “Diglossia and Identity in Northeast Thailand: Linguistic, Social, and Political Hierarchy,” Journal of Sociolinguistics 18, no. 1 (2014), 60-86; Saowanee Alexander and Duncan McCargo, “Exit, Voice, (Dis)loyalty? Northeast Thailand after the 2014 Coup,” in After the Coup: The National Council for Peace and Order Era and the Future of Thailand, eds. Michael Montesano et al. (Singapore: ISEAS, 2019), 90-113.
  9. Volha Charnysh, Christopher Lucas, and Prerna Singh, “The Ties that Bind: National Identity Salience and Pro-Social Behavior Toward the Ethnic Other,” Comparative Political Studies 48, no. 3 (2015), 270-275; Andreas Wimmer, Nation Building: Why Some Countries Come Together While Others Fall Apart (Princeton: Princeton University Press, 2018): 28-32.
  10. Charles F. Keyes, Finding their Voice: Northeastern Villagers and the Thai State (Chiang Mai: Silkworm Books, 2014), 110-111, 140-149.
  11. Jacob I. Ricks, “Proud to be Thai: The Puzzling Absence of Ethnicity-Based Political Cleavages in Northeastern Thailand,” Pacific Affairs 92, no. 2 (2019), 257-285.
  12. Fu Hu and Yun-han Chu, Asian Barometer (Taipei: National Taiwan University, 2017), multiple rounds, www.asianbarometer.org.
  13. Ronald Inglehard et al., eds., World Values Survey: All Rounds – Country-pooled Datafile (Madrid: JD Systems Institute, 2014), www.worldvaluessurvey.org.
  14. Paul M. Lewis, Gary F. Simons, and Charles D. Fennig, “Ethnologue: Languages of Thailand,” in Ethnologue: Languages of the World, vol. 18, eds. Paul M. Lewis et al. (Dallas, TX: SIL International, 2015); Suwilai Premsrirat et al. Phaenthi Phasa Khong Klumchatphan Tang-Tang Nai Prathed Thai [Ethnoliguistic Maps of Thailand], (Bangkok: Mahidol University, 2004), 16, 33-60.
  15. Tôi phải giải thích với bạn rằng người Isan là người Thái. Không có sự phân chia nào.. Nếu chúng ta tự hào về chất Isan của mình, chúng ta cũng tự hào về chất Thái của mình vì người Isan là người Thái.

    Người Lào ở Isan, trải qua một thế kỷ các chính sách hòa nhập, đã trở thành người Thái Lan. Trong khi họ giữ được bản sắc khu vực, họ thấy mình phù hợp một cách tự nhiên trong phạm vi quốc gia Thái Lan và họ tự hào về bản sắc người Thái của mình.

    Khi được hỏi thêm về tiềm năng huy động dựa trên bản sắc Isan, hầu hết những người được hỏi cảm thấy rằng huy động bản sắc dân tộc khu vực, đặc biệt thông qua việc nói tiếng Isan, sẽ là một chiến lược chính trị thành công, ít nhất là tại địa phương. Tuy nhiên, ở cấp quốc gia, nhiều người tranh cãi phản đối  các chính trị gia sử dụng ngôn ngữ Isan. Một người nhận xét, “Thật là không [thích hợp]. Điều đó không nên xảy ra bởi vì có những người trong cộng đồng không muốn nghe tiếng Isan.” 18Phỏng vấn, December 14, 2016, Bangkok.

  16. Phỏng vấn, April 5, 2017, Khon Kaen.
  17. Phỏng vấn, July 19, 2017, Khon Kaen.
Exit mobile version