Site icon Kyoto Review of Southeast Asia

Di sản Chiến tranh Lạnh ở Malaysia

National-monument-Malaysia-KRSEAjpg

Chiến tranh Lạnh đã để lại một dấu ấn kịch tính vào nền chính trị và xã hội Malaysia. Chiến tranh Khẩn cấp (Emergency) chống cộng năm 1948-1960 đã chứng minh quãng thời gian mà trước tiên là thực dân Anh, sau đó là người địa phương, đã chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhưng mối đe dọa vẫn còn lan tràn của chủ nghĩa cộng sản, sau đó là bóng ma của tất cả “ông ba bị” cộng sản, đã tạo ra sự đồng vọng xuyên suốt  chính thể, vượt lên trên quá trình ngoại biên hóa, quá trình đánh bại Đảng Cộng sản Mã Lai (MCP). Chiến tranh Lạnh đã để lại một di sản phức tạp và lâu dài cho chính trị và xã hội dân sự chính thống của Malaysia. Chúng ta có thể thấy những tác động này vẫn còn tồn tại về mặt tư tưởng chính trị, mô hình giải quyết, luật pháp hạn chế và định vị về mặt địa lí chính trị. Nhìn chung, Malaysia đã trải nghiệm một phong trào cộng sản xác thực và cũng hung hăng thực sự; và các biện pháp đối phó của nó, kết hợp chiến lược dựa vào trái tim và dựa vào tâm trí cùng với sự đàn áp quân sự, vẫn là một chuẩn mực để chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong lực lượng an ninh ngày nay. Nhưng cái để lại một vết bẩn sâu sắc không phải là Đảng Cộng sản Malaysia mà là cách những trận chiến này đã hằn in lên bối cảnh tư tưởng, nhân khẩu học, pháp lý và an ninh: một phong trào chống tư bản chủ nghĩa bi bị phỉ báng ở quốc tế, nhất là người Trung Quốc, trong giai đoạn hình thành của tiến trình phát triển xã hội ở Malaysia đã giúp xóa bỏ vị trí pháp lí của các tư tưởng thay thế và củng cố một nhà nước mạnh mẽ, tập trung, cụ thể là xã hội và tư bản và cộng đồng lồng trong một xã hội được phi chính trị hóa đáng kể.

Malaysia cung cấp một trường hợp đặc biệt thú vị để xem xét [di sản Chiến tranh lạnh ở Đông Nam Á – N.D]. Một mặt, cuộc tổng tuyển cử năm 2018, trong đó một liên minh chiếm ưu thế, có sắp đặt đã lật đổ một liên minh sau 61 năm nắm quyền và được định hướng nhờ vào sự bảo trợ, nhưng bên thứ ba Hồi giáo cũng tạo ra một cuộc diễu hành mạnh mẽ, báo hiệu một sự hấp dẫn có ý nghĩa về về ý thức hệ hơn là chỉ mang tính chính trị giao dịch hoặc kỹ trị. Mặt khác, bản đồ chính trị đó cũng phản ánh lịch sử lâu dài của việc đàn áp các phong trào cánh tả: Malaysia đã không có một sự thay thế chính trị mạnh mẽ (hoặc ít nhất, công khai) dựa trên giai cấp, ngoài một Đảng Xã hội nhỏ, bị bao vây, tồn tại trong nhiều thập kỷ, bất chấp lịch sử chính trị thuộc cánh tả phổ biến và năng động ở thuở ban đầu của nó. MCP, bao gồm cánh vũ trang của nó (Quân đội chống Nhật của người Mã Lai, MPAJA, sau đó là Quân đội Giải phóng Nhân dân Mã Lai thời hậu chiến, MPLA), đã gây ra một cuộc chiến tranh du kích chống cộng thương tâm ngay khi nhà nước Malaysia đang hình thành theo một mô hình vốn đã được chứng tỏ là then chốt cho hình dạng và đặc tính của nhà nước đó, từ những hạn chế đối với các tổ chức xã hội chính trị (đặc biệt là những người thuộc cánh tả), để hạ thấp vai trò của người Trung Quốc trong sự phát triển chính trị của Malaysia, để hạn chế phạm vi quan điểm tư tưởng thường được coi là hợp pháp.

Các tàn dư của Cuộc Chiến tranh lạnh

Nhà nước Malaysia dường như không còn phải đối mặt với mối đe dọa đáng kể của chủ nghĩa cộng sản sau khi vết thương của Cuộc chiến tranh Khẩn đã hết, mặc dù MCP chỉ hoàn toàn đầu hàng vào năm 1989. Nhưng đặc biệt là với Chiến tranh Lạnh (và trong phạm vi Đông Nam Á, đặc biệt là khi Chiến tranh Việt Nam vẫn còn tiếp diễn), nhà nước công xã ủng hộ chủ nghĩa tư bản vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 phải đối mặt với sự thoái lui tối thiểu trong việc dẹp tan những thách thức then chốt lúc bấy giờ, Mặt trận Xã hội Chủ nghĩa đa chủng tộc như là những người thuộc phe cánh tả và người Trung Quốc, trong đó người Trung Quốc bị coi là “cộng sản”. Thực sự, chủ nghĩa cộng sản như bóng ma vẫn đem lại một nền tảng hữu ích để hợp lí hóa một nhà nước mạnh mẽ và một xã hội phi chính trị được phối hợp. Di sản Chiến tranh Lạnh vì thế tiếp tục sống ở Malaysia, kết tinh đầy hiệu quả thành các cuộc cạnh tranh, phân chia trong nước. Tàn dư lâu bền đó đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, mô hình định cư, luật pháp hạn chế và định vị địa lý chính trị của Malaysia.

Không gian tư tưởng

Hệ tư tưởng chống cộng đã góp phần vào nỗ lực của Anh và Malaysia trong việc đàn áp các công đoàn cấp tiến và những sự liên hợp dựa trên giai cấp, góp phần bao vây sự phân chia theo cột (sự phân chia thành các dân tộc, tôn giáo nhưng công bằng nhau – pillarization – N.D) và nền chính trị công xã. Kết quả đó đặc biệt phản ánh lợi ích của giới tinh hoa trong UMNO và các đối tác người Trung Quốc và Ấn Độ trong Liên minh này, sau đó là Barisan Nasional (Mặt trận Quốc gia). Mô hình liên kết chính trị và quản lí của họ phụ thuộc vào cái trục chính của cử tri trong việc xác định bản sắc theo dòng dân tộc, chứ không phải theo giai cấp – và ngay từ đầu, Liên minh/BN đã hỗ trợ một mô hình kinh tế tư bản, được bổ sung bởi những người ủng hộ các chính sách phân phối lại của người Bumiputera (người Malay và người bản địa khác).

Logic của Chiến tranh Lạnh cho phép giới tinh hoa Anh và Mã Lai ấn định ý thức hệ của chủ nghĩa tư bản không phải như là lợi ích riêng của họ, mà như là được bảo đảm bởi mối đe dọa hiện hữu. Trong những ngày đầu, khối người Mã Lai là nông dân trồng lúa quy mô nhỏ, được duy trì trong vai trò đó nhờ chính sách của Anh và có lẽ là bất khả tri đối với chủ nghĩa tư bản. Nhưng những nhân vật ưu tú của cộng đồng đã được đầu tư một cách an toàn theo thứ tự mà người Anh đã đúc sẵn. Các chính sách của Anh đã tìm cách thiết lập một tầng lớp trung lưu nông nghiệp Malay (và cả tầng lớp tư bản), trong khi việc tạo ra một dịch vụ hành chính Malay và các nỗ lực nhắm mục tiêu dân tộc khác đã mở rộng sự hội nhập vào chính thể Anh.

Hầu hết giới tinh hoa kinh tế  người Trung đều bị lôi kéo như nhau trong các hoạt động tư bản. Nhưng không phải người nông dân quy mô nhỏ, mà phần nhiều là  tầng lớp lao động người Trung Quốc (và Ấn Độ) đã tạo thành giai cấp vô sản công nghiệp mới nổi, trong các nhà máy cũng như đồn điền cao su, mỏ thiếc và lao động được trả lương như làm việc tại bến tàu. Chính từ trên cái nên tảng này mà ở Malaya và Singapore đã xuất hiện các công đoàn nghiêng về phía cánh tả xuất hiện, đưa ra những quan điểm phê phán về chủ nghĩa tư bản (do phương Tây thống trị). Các công đoàn đóng vai trò là bệ phóng tiềm năng cho sự tham gia chính trị quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho giai cấp – chứ không phải là nhận dạng dân tộc, mà còn là hành động tập thể. Bị hạ bệ, bị kìm nén tư tưởng từ rất sớm nên hiện tại lao động vẫn khá im ắng. Và những năm đầu sau khi giành được độc lập đã chứng kiến các đảng cánh tả có những bước tiến thực sự, đặc biệt là ở cấp chính quyền địa phương, sự đàn áp và bất mãn trước đây đã khiến cho không còn đảng nào vận hành như là hư đảng của giai công nhân được thừa nhận.

Điều quan trọng, chính trị hình thức duy trì sự khoan dung hạn chế đối với sự tham gia mang tính phản biện. Mặc dù vậy, vượt xa sự sụp đổ của MCP, con người vẫn có thể bị gắn nhãn là Cộng sản, như là việc bắt tất cả những thứ không còn hợp pháp, cũng không phải là sự quay cuồng của nhà nước về chủ nghĩa tân cổ điển, bao gồm các chính sách ưu đãi rộng rãi, được trình bày dưới dạng tư tưởng; hơn nữa, diễn ngôn chính trị thống trị đã định hình chi phối sự tối cao của Malay như là điều không thể tránh khỏi về mặt nhân khẩu học và xã hội học và hiếm khi xem xét cái khung kinh tế thay thể một cách nghiêm trọng. Như tất cả đã được nói, các mô hình mà Chiến tranh Lạnh cố thủ, là mô hình công xã chứ không phải là sự sắp hàng dựa trên tầng lớp, là việc xem xét cân nhắc giữa các mô hình xã hội chủ nghĩa hay xã hội, và là coi các công dân Trung Quốc là đáng nghi ngờ về bản chất, đã tô màu một cách bền bỉ cho các khả năng tư tưởng và trục tư tưởng thời sau Chiến tranh Lạnh.

Tái định cư dân số

Di sản quan trọng thứ hai của Chiến tranh Lạnh ở Malaysia liên quan đến lĩnh vực con người. Những nỗ lực chống khủng bố trong thời kỳ Chiến tranh Khẩn cấp đã mở rộng việc tái định cư của hơn nửa triệu người thuộc dân tộc Trung Quốc, khoảng một phần mười dân số vào thời điểm đó, tới nơi được gọi là “Làng mới”, và những nỗ lực đó là một nỗ lực dự phòng (trừng phạt) nhằm phá vỡ chuỗi cung ứng MCP.

Tuy nhiên, được tập trung ở các thành phố và xung quanh các khu khai thác, một số người thuộc dân tộc Hoa đã chiếm giữ các trang trại sinh sống từ lâu; sự chiếm đóng của Nhật Bản vào những năm 1940 đã làm gia tăng sự phân tán nông thôn, với khoảng 500.000 người Trung Quốc ở các khu định cư dọc theo rìa rừng vào năm 1945. Các cộng đồng này đã cung cấp cho MPAJA thực phẩm và các nguồn cung cấp khác, các kênh thông tin và tuyển dụng những người mới có sẵn lòng hay không sẵn lòng (Tilman 1966, 410, Yao 2016). Chính quyền thực dân cho rằng quân đội MPAJA không thể tồn tại lâu trong rừng mà không có những điều kiện như vậy, nên đã chuyển toàn bộ các cộng đồng vào các ngôi làng bị rào lại. Việc gia nhập vào dòng chính trị chính thống là một phần của nỗ lực đó, chủ yếu thông qua Hiệp hội Trung Quốc Malaysia (MCA), nơi cung cấp các tiện nghi và giúp “Dân làng Mới” thích nghi với môi trường mới (xem Teh 2007 [1971]).

Nhưng việc tái định cư khiến cả những người đồng tình của MCP và những người khác bị cô lập về mặt địa lý tại các thị trấn đơn sắc tộc và trong nhiều trường hợp không hài lòng sâu sắc với một nhà nước mang tính xâm phạm. Sự dịch chuyển hàng loạt đã làm gia tăng quá trình nhận dạng sắc tộc, bao gồm cả việc tạo ra một vị trí rõ ràng của những người MCA như là những người bảo vệ xã. Sáng kiến ​​này cũng làm khuấy động lên hình thức quản lý mới ở địa phương, bao gồm việc giới thiệu các cấu trúc đại diện vốn được thiết kế để phát triển ý thức đầu tư vào cộng đồng mới của các cư dân (Strauch 1981, 40-41), và sáng kiến này đã thúc đẩy các kỹ thuật mới và những lí lẽ mới cho sự giám sát.

Các Ngôi Làng mới vẫn nằm rải rác trên bán đảo đặc biệt phía tây Malaysia. Chúng có thể ít có sự pha trộn về sắc tộc hơn so với các thành phố và thị trấn được hình thành theo kiểu tự nhiên. Và chúng được quan tâm không đều đặn. Mặc dù hầu hết các ngôi làng này có cơ sở hạ tầng đầy đủ vào giữa những năm 1980, các khu định cư đã phải đối mặt với tình trạng đất nông nghiệp khan hiếm và sự quá đông đúc; cơ hội việc làm hạn chế và, kèm theo đó là tình trạng di cư; trường học và các tiện nghi khác nghèo nàn hoặc thiếu thốn; và nguồn lực tài chính và tiền tệ không đầy đủ (Rumley và Yiftachel 1993, 61-2). Tất cả điều này cho thấy, mức độ tái cấu trúc dân số vốn được truyền cảm hứng từ thời phong trào chống cộng của thời Chiến tranh Lạnh này là đại diện cho di sản lâu dài và có hậu quả của thời kỳ đó.

Kiềm chế pháp lý

Thứ ba, chúng ta chuyển sang lĩnh vực pháp lý. Không giống như những nơi khác trong khu vực, các nỗ lực chống cộng đã không phát triển lực lượng vũ trang, bất chấp sự tham gia kéo dài của quân đội. Nhìn lại, sự kiềm chế đó là khá đáng chú ý. Tuy nhiên, thời kì của cuộc Chiến tranh Khẩn cấp đã chứng kiến ​​những hạn chế mới về tự do dân sự và tái tổ chức chính trị xã hội vốn vẫn tồn tại thậm chí là xa hơn thời Chiến tranh Lạnh. Không chỉ liên quan đến lao động mà cả các tổ chức xã hội dân sự khác vẫn phải tuân theo các quy tắc về đăng ký và sự giám sát chính thức có từ các quy định của thời Chiến tranh Khẩn cấp. Hơn nữa, quy định về việc phải có quyền lực cảnh sát đặc biệt đối với những đe dọa được định nghĩa gián tiếp, lỏng lẻo, đặc biệt là bao gồm những đe dọa về chính trị, vẫn tồn tại như một sự lưu lại của các nỗ lực từ thời Chiến tranh Lạnh.

Đáng sợ hơn, bộ máy xã hội pháp lí này đã góp phần cố định việc hạ bệ sự tham gia chính trị một cách phản biện, coi nó như là cả gan, liều lĩnh, hoặc đơn giản là không phù hợp – và đặc biệt là để mã hóa một giả định của người Malaysia gốc Trung Quốc như là những người không đáng tin về lòng trung thành. Những phát triển quan trọng phục vụ cho quan điểm này là các cuộc bạo loạn chủng tộc giữa người Trung Quốc và người Malay vào cuối những năm 1960 ở đô thị, đặc biệt là tại Kuala Lumpur sau cuộc bầu cử tháng 5 năm 1969. Tuy nhiên, theo thời gian, cách đọc chiếm ưu thế đối với Ngày 13 tháng 5 đã thay đổi, xóa bỏ cái bệ phóng tư tưởng trong việc quở trách một Mặt trận Xã hội chủ nghĩa nhằm ủng hộ một sự mô tả hoàn toàn được dựa trên quan điểm sắc tộc: những ban hành mới sau một thời kì của sự cai trị khẩn cấp từ 1969 đến năm 1971, nhằm hoàn thiện chính sách kinh tê mới Malaysia NEP, vốn được phát triển để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào, hoặc thậm chí thảo luận mang tính phẩn biện nào, về các quyền đặc biệt của người Malay.

The Communist Party of Malaya Office before the Malayan Emergency

Vẫn còn cho đến ngày hôm nay, – và do đó còn tồn tại xa hơn nữa, bất chấp sự thay đổi đầu tiên của chính phủ kể từ khi độc lập – Malaysia có một loạt các ràng buộc pháp lý rõ ràng là không cân xứng với bất kỳ mối đe dọa thực tế nào. Chiến tranh lạnh kéo dài, nó đã đưa ra một bóng ma tiện dụng, cũng không thực sự hiện diện, nhưng phù hợp một cách thuận tiện với các cuộc đấu tranh quyền lực và định kiến ở ​​địa phương, để biện minh cho các biện pháp cưỡng chế quá đáng, không tính đến chủ thể. Nhiều thập kỷ qua đi, di sản đó vẫn còn. 

Quan hệ đối ngoại

Cuối cùng, khi các mô hình chính trị xã hội kết tinh ở Malaysia, việc truy tố Chiến tranh Lạnh ở nơi nào đó tại châu Á đã làm giảm sự can thiệp từ bên ngoài vào chính trị hoặc thậm chí là điều đó bị phê phán sắc sảo. Các cường quốc phương Tây chấp nhận sự lãnh đạo phi tự do ở Malaysia và các quốc gia khác trong khu vực, miễn là những đối tác đó chống lại chính chủ nghĩa cộng sản (và qua những năm 1970, đặc biệt là khi các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho quân đội tiếp cận Việt Nam). Do đó, Malaysia hưởng thụ sự bảo vệ khỏi các điều kiện không thoải mái hay áp lực bên ngoài.

Điều không rõ ràng là mức độ và tại sao, các khoản trợ giúp này trở thành thói quen: ngoài Việt Nam, thậm chí cả sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ và các nền dân chủ khác tiếp tục chấp nhận một nhà nước Malaysia ngày càng đàn áp, chừng nào đất nước này còn đối tác thương mại hữu ích. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ càu nhàu về phạm vi của các chính sách ưu đãi, nhưng Malaysia dường như vẫn được hưởng lợi từ cách tiếp cận laissez-faire, với sự ủng hộ được áp dụng một cách thái quá lên các lợi ích và cách tiếp cận kinh tế chung. Malaysia đã liên kết gọn gàng về mặt tư tưởng với các thế lực chống cộng bên ngoài để trở nên không đe dọa, và, do đó, không bị cản trở.

Nói tóm lại, Malaysia đã tận hưởng khoảng thời gian kéo dài kể từ sự ra đời của thời Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là khi ASEAN được hình thành và đưa ra một bộ đệm bổ sung chống lại chủ nghĩa cộng sản đang leo thang. Kinh nghiệm đó dường như đưa ra một lăng kính về phạm vi của Chiến tranh Lạnh như một cuộc xung đột quốc tế: việc truy tố nó đòi hỏi phải đóng lại, phải hợp tác hoặc phải chứa chấp những thách thức trong nội bộ trước những thách thức này có thể tìm thấy các đồng minh tư tưởng ở nước ngoài hoặc được phát triển từ trong nước ra quốc tế.

 Kết luận

Kết quả cuối cùng của các quá trình này là sự củng cố lâu dài của một chế độ bầu cử – độc đoán mà hiện chỉ ở giai đoạn đầu, không chắc chắn của quá trình chuyển đổi chính thức. Chế độ đó đặc quyền các bản sắc công xã vốn được củng cố bằng các mô hình định cư lâu dài. Nó cũng ưu tiên sự phát triển tư bản, với sự hỗ trợ phúc lợi được coi là quà tặng từ một chế độ nhân từ chứ không phải là như là quyền lợi của công dân, và một sự can ngăn lan rộng, được nội địa hóa một cách sâu sắc, và đôi khi bước ra một bên, đối với sự can thiệp mang tính phản biện vào chính trị. Các phần của di sản này, rõ ràng, được tìm thấy trên khắp khu vực, nhưng quá trình giải thuộc địa thoát khỏi Anh quốc được phân chia theo giai đoạn, không đổ máu của Malaysia, cái khuôn khổ công xã của quá trình đó, và tham vọng và nỗ lực phát triển của nó, đặc biệt xoay quanh các di sản này và những phương hướng là hệ quả của di sản này.

Vẫn còn tranh cãi về việc MCP đã thực sự gây ra bao nhiêu mối đe dọa ở Malaya: liệu chính trị có thực sự có thể trở thành cộng sản hay không. Rõ ràng, cánh vũ trang của MCP có cấu trúc tốt và khá hùng mạnh, nhưng phe cánh tả chính trị có tổ chức chủ yếu là không phải cộng ản và bản thân nó được phân tầng rõ rệt về mặt công xã. Điều rõ ràng hơn là mức độ mà chủ nghĩa cộng sản không cần phải giành chiến thắng để lưu lại một dấu ấn sâu sắc, không thể chối bỏ vào nền chính trị, để định hình con đường về thể chế, tư tưởng, xã hội và chiến lược của nền chính trị đó theo những cách quan trọng trong những năm tới và trong những thập kỷ tới.

Meredith L. Weiss
Giáo sư, Khoa Khoa học chính trị,
Đại học Albany, Đại học nhà nước New York

Banner: View of the National Monument of Malaysia located in Kuala Lumpur, Malaysia. Image: EQRoy / Shutterstock.com

Tài liệu tham khảo

Rumley, Dennis, and Oren Yiftachel. 1993. “The Political Geography of the Control of Minorities.”  Tijdschrift voor Economische en Sociale Geografie 84 (1):51-64.
Strauch, Judith. 1981. Chinese Village Politics in the Malaysian State. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Teh, Hock Heng. 2007 [1971]. “Revisiting Our Roots: New Villages.”  The Guardian 4:3.
Tilman, Robert O. 1966. “The Non-Lessons of the Malayan Emergency.”  Asian Survey 6 (8):407-19.
Yao, Souchou. 2016. The Malayan Emergency: Essays on a Small, Distant War. Copenhagen: NIAS Press.

Exit mobile version