Site icon Kyoto Review of Southeast Asia

Gia đình đa văn hóa Việt-Đài: ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một lượng lớn phụ nữ Việt Nam có chồng đã cùng chồng di cư sang Đài Loan trong những năm 1990. Tuy nhiên, điều tra thực nghiệm cho thấy xu hướng các cặp vợ chồng Việt-Đài đến sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ngày càng gia tăng.Vận dụng cách tiếp cận dựa trên thuyết tiếp biến văn hóa vàlí thuyết lựa chọn hợp lý, nghiên cứu này trình bày kết quả từ 33 cuộc phỏng vấn đối với các gia đình đa văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc phỏng vấn này tìm hiểu câu chuyện cuộc đời của 12 phụ nữ, 10 người chồng và 11 đứa con, và các khía cạnh khác nhau trong đời sống gia đình cũng như xem xét vấn đề quốc tịch và quyền công dân. Những phát hiện chính thu được từ cuộc phỏng vấn sẽ được thảo luận ở bài này; những chi tiết cụ thể hơn sẽ được trình bày ở bài thứ hai.

Các kết quả phỏng vấn cho thấy việc hình thành các gia đình đa văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu xuất phát từ các quyết định tự nguyện, được thúc đẩy bởi tình yêu và mong muốn chung sống hòa thuận của cả hai bên. Các kết quả nghiên cứu  cũng thể hiện ý thức đồng cảm, hòa hợp và khả năng thích ứng mạnh mẽ về giao tiếp và ứng xử xuyên văn hóa trong các gia đình đa văn hóa này. Trẻ em sinh ra trong các gia đình đa văn hóa được pháp luật công nhận thường có cơ hội có hai quốc tịch; tuy nhiên, mức độ hiểu biết về quyền công dân của các gia đình đa văn hóa là khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và bối cảnh xung quanh của từng trường hợp. Vợ hay chồng người nước ngoài của công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam gặp một số bất lợi, trong đó có vấn đề liên quan đến quyền cư trú.

Giới thiệu

Hiện tượng đa văn hóa và sự xuất hiện của các gia đình đa văn hóa là tất yếu và là kết quả của quá trình toàn cầu hóa. Ở Hoa Kỳ được dự đoán rằng các hộ gia đình đa văn hóa sẽ tăng 213% từ năm 2000 đến năm 2050 và 8% trong số 213% đó sẽ là các gia đình Mỹ-Á (Kim, 2022). Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đang đi đầu trong quá trình toàn cầu hóa và các gia đình đa văn hóa ở các nước này ngày càng phát triển. Ở Hàn Quốc, có tất cả 1,09 triệu người hay 2,1% tổng dân số Hàn Quốc là thành viên của cácgia đình đa văn hóa (Lee, 2021). Tại Đài Loan, tỷ lệ phụ nữ nhập cư từ Đông Nam Á với lí do kết hôn là khoảng 2,4% dân số Đài (Wu, 2023). Hơn nữa, điều đáng chú ý là hôn nhân xuyên biên giới chiếm một tỷ lệ đáng kể. Theo báo cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế, từ 10% đến 39%, trong tổng số các cuộc hôn nhân ở Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore trong năm 2015 (Ahn, 2022).

Năm 2022, có 113.000 phụ nữ Việt Nam đến Đài Loan thông qua hôn nhân (Wu, 2023), và người Việt Nam đứng thứ hai về số lượng cô dâu nước ngoài của Đài Loan. Vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Đài Loan và sau đó theo chồng di cư sang Đài Loan.

Xu hướng hiện nay người nước ngoài sang Việt Nam làm việc, kết hôn và lựa chọn Việt Nam định cư ngày càng gia tăng (Hà và cộng sự, 2021). TP.HCM trở thành trung tâm định cư của các gia đình Việt-Đài trong đó có lý do ì TP.HCM là điểm đến được nhiều doanh nghiệp Đài Loan đầu tư  kéo theomột lượng lớn lao động Đài Loan sang TP.HCM làm việc. Việc nhiều gia đình Việt-Đài  đã chọn Thành phố Hồ Chí Minh để định cư cũng là vì ở đây có nhiều trường học quốc tế, nơi tập trung đông đảo sốlượng người dân Đài Loan sinh sống, do đó, có thể trợ giúp lẫn nhau.

Nghiên cứu này vận dụng cách tiếp cận dựa trên lí thuyết lựa chọn hợp lý và giao lưu tiếp biến văn hóa để tái định hình lai những hiểu biết thường thức về các gia đình đa văn hóa Việt-Đài. Nghiên cứu này tập trung vào các câu hỏi chính sau: (1) Quy mô và địa bàn cư trú chính của các gia đình đa văn hóa Việt-Đài ở Thành phố Hồ Chí Minh là gì? (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày trong các gia đình đa văn hóa Việt-Đài , nhất là trong vấn đề  ngôn ngữ, giao tiếp và  ăn uống hằng ngày? (3) Họ giải quyết sự khác biệt về văn hóa như thế nào? và (4) Quốc tịch và quyền công dân ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các gia đình đa văn hóa cư trú tại Việt Nam? Do giới hạn về độ dài mỗi bài viết của tạp chí nên nghiên cứu này được trình bày thành hai phần.

Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm các giả thuyết sau. (1) việc lựa chọn địa điểm định cư của các gia đình đa văn hóa Đài-Việt này phụ thuộc vào khả năng làm việc, trường học cho con cái và môi trường sống. (2) Khi quyết định chọn nơi cư trú và theo đuổi sự thăng tiến nghề nghiệp tại thành phố quê hương của người vợ, thì người chồng phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn về điều kiện cư trú, sự hòa nhập văn hóa và các lợi ích khác. Ngoài ra, việc cư trú tại quê hương bản quán của người vợ cũng giúp người vợ giảm bớt hoặc không còn chịu đựng các chuẩn mực truyền thống liên quan đến giới; 3) Giữa người Việt và người Đài Loan có sự khác biệt về ngôn ngữ và nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Do đó, các gia đình đa văn hóa Việt-Đài có thể gặp phải những thách thức nhất định liên quan đến cách giao tiếp và ăn uống. Tuy nhiên, những vấn đề này khó có thể leo thang thành tranh chấp đáng kể; (4) Việc giải quyết những khác biệt về văn hóa có thể được phát triển dần thông qua việc trau dồi sự hiểu biết, sự hỗ trợ, việc thiết lập những ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau và phát triển dần dần sự hòa hợp trong quan hệ tình cảm lãng mạn; (5) Các cặp vợ chồng đa văn hóa ban đầu có thể có được lợi thế về quyền công dân khi cư trú tại quê hương của một người. Chính sách cư trú đối với vợ hoặc chồng người nước ngoài tại Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và gia đình của họ.

Nghiên cứu đưa ra một số đóng góp mang tính thực tiễn và học thuật. Thứ nhất, nghiên cứu tập trung vào hiện tượng di cư vì lý do kết hôn và xem xét quyết định định cư của họ tại Việt Nam, một quốc gia được coi là nơi “xuất cư” hơn là “nhập cư”.

Sau đây là những kết quả chính của bài báo.

Two Taiwanese aircraft taxi at Tan Son Nhat International Airport which serves Ho Chi Minh City, the most populous city in Vietnam.

Những yếu tố thúc đẩy hôn nhân giữa người Đài Loan và người Việt Nam

Mối quan hệ kinh tế của Đài Loan với Việt Nam, kể từ năm 1989, là nền tảng và đi trước các mối quan hệ xã hội. (Wang & Bélanger, 2008). Từ năm 1995 đến tháng 7 năm 2005, đã có 89.085 người Việt Nam  tham gia phỏng vấn trực tiếp tại Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở Việt Nam để tiếp cận các cơ hội kết hôn [với người Đài Loan], hầu hết trong số những người Việt Nam đó là phụ nữ (Huệ, 2006). Đài Loan vẫn luôn là điểm đến đầu tiên của nhiều cô dâu Việt. Sự gần gũi về mặt địa lý và sự tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ cũng góp phần thúc đẩy hôn nhân giữa người Đài Loan và người Việt Nam. Ngoài ra, nam giới Việt Nam tìm kiếm bạn đời còn phải đối mặt với thách thức từ sự kỳ vọng cao của phụ nữ Đài Loan vềtrình độ học vấn cao và có tiềm lực kinh tế tốt. (Lê-Phương và cộng sự, 2022). Mặt khác, có những phụ nữ người Việt mong muốn cải thiện đời sống vật chất và sự dễ dàng trong việc nhập cảnh vào Đài Loan nhờ cách tiếp cận có phần khoan dung và hòa nhập của Đài Loan (Xuân và cộng sự, 2022) đã thúc đẩy hôn nhân Đài Loan-Việt Nam.

Định kiến ​​về phụ nữ Việt lấy chồng Đài và di cư sang Đài Loan

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan và di cư sang Đài Loan thường xuyên gặp phải sự phân biệt đối xử sau khi nhập cư. Họ thường ở độ tuổi trẻ, chủ yếu đến từ vùng nông thôn, có ít thành tích học tập và có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế xã hội (Xuân và cộng sự, 2021). Một tỷ lệ đáng kể trong số các cô dâu Việt đã tích cực tham gia vào thị trường lao động do gánh nặng tài chính của gia đình ở cả hai quốc gia (Wu, 2022). Đàn ông Đài Loan trong những cuộc hôn nhân như vậy có xu hướng lớn tuổi hơn (thường ở độ tuổi từ 30 đến 60) và hầu hết họ đều có việc làm ổn định.

Bởi vì phần lớn phụ nữ Việt Nam thường gặp gỡ bạn đời tương lai của mình thông qua môi giới hôn nhân thương mại, và vì những bất lợi kể trên, nên phụ nữ nhập cư Việt Nam kết hôn chủ yếu bị truyền thông Đài Loan miêu tả là nạn nhân của chế độ phụ hệ. Họ có thể là những người vụ lợi, lợi dụng việc di cư như một cách để kiếm lời hoặc họ có thể là những “cô dâu bỏ trốn”, ly dị người chồng Đài Loan sau khi có được quyền công dân và sau khi đã tích lũy đủ tài sản (Wu, 2023). Nhà nước cũng có một vai trò trong việc phát triển các định kiến này (Wang & Bélanger, 2008).

Ngôn ngữ và giao tiếp

Các bà mẹ người Việt Nam nhận định tiếng Quan Thoại là rất quan trọng đối với con cái của họ và đều nói chuyện với con bằng tiếng Quan Thoại hằng ngày. Một số bà mẹ nỗ lực dạy cho con họ tiếng Việt, nhưng thất bại do con của họ thích nói tiếng Quan Thoại và thiếu sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong gia đình (Chen, 2011). Mặc khác “tiếng mẹ đẻ” được dạy ở trường học như một ngôn ngữ thứ hai, nhưng việc đầu tư vào học tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu được cho là quan trọng hơn. Nghiên cứu của (Cheng, 2017) cũng cho thấy quyền song ngữ bị suy giảm bởi các giá trị kinh tế của ngôn ngữ quốc gia và vì vậy những đứa trẻ là con em các gia đình nhập cư thường không được khuyến khích nói “tiếng mẹ đẻ”. Các trường hợp ngoại lệ được chấp nhận khi tiếng mẹ đẻ hữu ích cho việc điều hành doanh nghiệp gia đình, khi có lợi cho công việc tương lai hoặc dự tính một tương lai sẽ trở về quê hương mẹ     

Quốc tịch và ý thức về quyền công dân

Hai nghiên cứu do chính phủ Đài Loan tiến hành năm 2004 và 2008 cho thấy 50-70% cô dâu Việt nhập cư sinh con sau khi đến Đài Loan. Một số nghiên cứu cho rằng các cặp đôi Việt-Đài sinh con sau vài năm đầu tiên chuyển đến sinh sống tại Đài Loan. Mối tương quan giữa tỷ lệ nhập tịch và tỉ lệ sinh con cao ở phụ nữ nhập cư với lí do kết hôn ở Đài Loan cho thấy mối liên hệ giữa quá trình lấy quốc tịch và việc sinh con (Cheng, 2017). Sự ra đời của một đứa trẻ có thể được coi là bằng chứng ủng hộ tính xác thực của cuộc hôn nhân giữa một công dân Đài Loan và người phối ngẫu là người nước ngoài của họ. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ nhập cư vì lí do kết hôn trong việc  nhanh chóng có được nơi cư trú hoặc quyền công dân – những điều đảm bảo họ được đối xử như công dân Đài (Chiu & Yeoh, 2021) . Đến tháng 12 năm 2014, phần lớn phụ nữ nhập cư kết hôn với công dân Đài Loan cuối cùng đã có được quốc tịch Đài Loan. Phụ nữ Việt Nam là phân nhóm lớn nhất (75%) trong tổng số 145.441 phụ nữ nhập cư/công dân mới. Các bà mẹ Việt Nam kỳ vọng con cái của họ lớn lên tự nhận mình là người Đài Loan, một số mong muốn con của họ lớn lên nhận thức cả hai nền văn hóa, nhưng không ai trả lời rằng con cái của họ lớn lên sẽ tự nhận mình là người Việt Nam (Chen, 2011)

Những góc nhìn mới về cô dâu Việt Nam tại Đài Loan

Trong những năm gần đây, ở Đài Loan, đã có một sự thay đổi đáng chú ý theo hướng thuận lợi hơn trong diễn ngôn về hôn nhân của phụ nữ nhập cư và ảnh hưởng sau này đối với con cái của họ. Điều này có mối liên hệ chặt chẽ với các phong trào xã hội kêu gọi việc bảo vệ quyền con người và bảo vệ văn hóa của những người di cư vì lí do kết hôn và bảo vệ con cái của họ (Hsia, 2021). Đặc biệt, phải kể đến tác động đáng kể của Chính sách hướng Nam mới (NSP) mà chính phủ Đài Loan thông qua vào năm 2016 nhằm tăng cường quan hệ giữa Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á. Chính sách hướng Nam được cho là đã định hình lại mối quan hệ giữa phụ nữ nhập cư và chính phủ Đài Loan. Giờ đây, họ không chỉ được khuyến khích duy trì liên lạc chặt chẽ với gia đình ruột thịt của họ ở Đông Nam Á mà còn có thể truyền lại di sản văn hóa và ngôn ngữ cho những đứa con lai của họ ở Đài Loan (Cheng, 2021). Thế hệ thứ hai của những người di cư kết hôn cũng được cho là trụ cột của NSP, họ được nhìn nhận tích cực hơn khi Chính phủ Đài Loan chuyển cách nhìn nhận vấn đề hôn nhân xuyên biên giới từ “vấn đề xã hội sang” sang “tài sản xã hội” (Hsia, 2021).

Đây là phần đầu trong một nghiên cứu của chúng tôi về các cô dâu người Việt lấy chồng Đài Loan. Bài viết tiếp theo sẽ cung cấp kết quả từ nghiên cứu thực địa. Trong phần thứ hai bao gồm các kết luận về khu vực cư trú phổ biến của các gia đình người Việt-Đài ở TP.HCM, về mức độ thông thạo tiếng Việt và tiếng Trung của các thành viên trong gia đình Việt-Đài, sự lựa chọn ẩm thực hàng ngày và các vấn đề nan giải của các gia đình đa đa quốc tịch và đa bản sắc này, đặc biệt liên quan đến con em của họ.

Phan Thi Hong Xuan, Ho-Hsien Chen, Vo Phan My Tra
Các tác giả bao gồm: Phan Thi Hong Xuan (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh), Ho-Hsien Chen (Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh), và Vo Phan My Tra (Đại học Leipzig, Germany). Tất cả các câu hỏi có thể viết theo địa chỉ email: xuan.pth@hcmussh.edu.vn
Ghi nhận: Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCM) theo số tài trợ B2022-18b-04

References

Ahn, S. Y. (2022). Matching across markets: An economic analysis of cross-border marriage. University of Illinois at Chicago. https://syahn.people.uic.edu/JMP_SA.pdf
Bélanger, D., Hồng, K. T., & Linh, T. G. (2013). Transnational Marriages between Vietnamese Women and Asian Men in Vietnamese Online Media. Journal of Vietnamese Studies, 8(2), 81–114. https://doi.org/10.1525/vs.2013.8.2.81
Berry, J. W. (1997). Immigration, Acculturation, and Adaptation. Applied Psychology, 46(1), 5–34. https://doi.org/10.1111/j.1464-0597.1997.tb01087.x
Berry, J. W. (2005). Acculturation: Living successfully in two cultures. International Journal of Intercultural Relations, 29(6), 697–712. https://doi.org/10.1016/j.ijintrel.2005.07.013
Chen, E. C.-H. (2011). Taiwanese-Vietnamese transnational marriage families in Taiwan: Perspectives from Vietnamese immigrant mothers and Taiwanese teachers [Doctoral thesis]. University of Illinois.
Cheng, I. (2017). She cares because she is a mother: The intersection of citizenship and motherhood of Southeast Asian immigrant women in Taiwan. In International Marriages and Marital Citizenship. Routledge.
Cheng, I. (2021). Motherhood, empowerment and contestation: The act of citizenship of Vietnamese immigrant activists in the realm of the new southbound policy. Citizenship Studies, 25(7), 975–992. https://doi.org/10.1080/13621025.2021.1968688
Chiu, T. Y., & Yeoh, B. S. A. (2021). Marriage migration, family and citizenship in Asia. Citizenship Studies, 25(7), 879–897. https://doi.org/10.1080/13621025.2021.1968680
Ha, P. T. T., Thuy, H. T., Thanh, T. V., & Hang, T. T. (2021). Vai trò giới trong gia đình phụ nữ Việt Nam kết hôn với lao động nước ngoài. Tạp Chí Khoa Học Hội Phụ Nữ, 2021(2), Article 2.
Hsia, H.-C. (2021). From ‘social problems’ to ‘social assets’: Geopolitics, discursive shifts in children of Southeast Asian marriage migrants, and mother-child dyadic citizenship in Taiwan. Citizenship Studies, 25(7), 955–974. https://doi.org/10.1080/13621025.2021.1968687
Huệ, P. T. (2006). Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Hiện trạng và một số định hướng chính sách—Tài liệu, Luận văn. Xã Hội Học, 2(94), 74–83.
Kim, K. (2022). A Study on Parenting Experiences of Multicultural Families with Disabled Children in Korea. Social Sciences, 11(9), Article 9. https://doi.org/10.3390/socsci11090381
Lệ, T. T. (2022). Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học và công nghệ nhiệm vụ Người nước ngoài di cư đến thành phố Hồ Chí Minh—Thực trạng và giải pháp. Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
Lee, H. (2021). Gov’t to conduct survey of multicultural families—The Korea Times. https://www.koreatimes.co.kr/www/nation/2021/08/119_313183.html
Le-Phuong, L., Lams, L., & Cock, R. D. (2022). Social Media Use and Migrants’ Intersectional Positioning: A Case Study of Vietnamese Female Migrants. Media and Communication, 10(2), 192–203. https://doi.org/10.17645/mac.v10i2.5034
Redfield, R., Linton, R., & Herskovits, M. J. (1936). Memorandum for the Study of Acculturation. American Anthropologist, 38(1), 149–152.
Sam, D. L., & Berry, J. W. (2010). Acculturation: When Individuals and Groups of Different Cultural Backgrounds Meet. Perspectives on Psychological Science, 5(4), 472–481. https://doi.org/10.1177/1745691610373075
Scott, J. (2000). Rational Choice Theory. In Understanding Contemporary Society: Theories of the Present (pp. 126–138). SAGE Publications Ltd. https://doi.org/10.4135/9781446218310
Sở Tư pháp TP.HCM. (2022). Báo cáo kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
Tang, W. A., Anna, W., & Chen, P. (2013). Tactical resistances in daily politics: How do battered Vietnamese wives negotiate family and state tightropes in Taiwan? In Migration to and From Taiwan. Routledge.
Trường Quốc tế Đài Bắc tại TP.HCM. (2023). Thống kê số học sinh là con em của gia đình đa văn hóa Việt—Đài đang theo học tại trường Quốc tế Đài Bắc tại TP.HCM giai đoạn 2010-2023.
Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh. (2023). Thống kê số cặp đôi Việt—Đài đăng ký kết hôn tại Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc TP.HCM từ năm 2015-2022.
Wang, H., & Bélanger, D. (2008). Taiwanizing female immigrant spouses and materializing differential citizenship. Citizenship Studies, 12(1), 91–106. https://doi.org/10.1080/13621020701794224
Wu, Y.-L. (2022). Entrepreneurship Experiences among Vietnamese Marriage Immigrant Women in Taiwan. Sustainability, 14(3), Article 3. https://doi.org/10.3390/su14031489
Wu, Y.-L. (2023). Negotiating and Voicing: A Study of Employment Experiences among Vietnamese Marriage Immigrant Women in Taiwan. Social Sciences, 12(2), Article 2. https://doi.org/10.3390/socsci12020094
Xuan, P. T. H., Huyen, L. N. A., & Nghia, P. H. (2021). Overview of Studies on Multicultural Families between Vietnamese and Foreigners in Vietnam. Hor J. Hum. & Soc. Sci. Res, 131–138. https://horizon-jhssr.com/view-issue.php?id=108
Xuan, P. T. H., Nghia, P. H., Huyen, L. N. A., Soo, K. M., & Tra, V. P. M. (2022). Research Overview on the Life of Families with Foreign Elements in Ho Chi Minh City, Vietnam. 701–709. https://doi.org/10.2991/978-94-6463-008-4_88

Exit mobile version