Site icon Kyoto Review of Southeast Asia

Vũ khí hóa chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số ở Philippines giai đoạn COVID-19

Ở Đông Nam Á, một khu vực nổi tiếng với những phản ứng mạnh mẽ đối với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, đại dịch COVID-19 đã mang lại “cơ hội ban hành luật khẩn cấp và các luật tạm thời, cợ hội đình chỉ các hoạt động dân chủ,và  ngăn chặn những sự chỉ trích chính trị, đồng áp dụng các dự án theo dõi và thu thập dữ liệu về các phong trào xâm nhập.” 1 Thay vì coi nhân quyền là ưu tiên trong ứng phó với đại dịch, nhiều chính phủ ở khu vực Đông Nam Á đã sử dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe này để củng cố quyền lực và trấn áp những người bất đồng chính kiến.

Hơn hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, rõ ràng là trong tay của những người theo chủ nghĩa dân tộc thiểu số, những nhà dân túy và những người chuyên quyền, cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể được sử dụng như “một cái cớ để áp dụng các biện pháp đàn áp cho các mục đích không liên quan đến đại dịch.” 2

“Tales of Future Cities” Lea Zeitoun @the.editing.series Instagram

Philippines là một trong những quốc gia trong khu vực mà phản ứng COVID-19 có thể được mô tả là “quân sự hóa cao độ.” 3 Nó thiết lập, có thể được gọi như vậy, lệnh đóng cửa chẽ nhất ở Đông Nam Á, nhưng quốc gia này vẫn có tỷ lệ nhiễm và tỉ lệ tử vong liên quan đến COVID-19 cao nhất. Tính đến tháng 3 năm 2022, quốc gia này đứng thứ 26 về số ca nhiễm 4 and 21st tỉ lệ chết vì các bệnh ileen quan đến  COVID-19 5 Kết quả của lệnh đóng cửa nghiêm ngặt và không quản lý được sự lây lan của virus là việc nền kinh tế bị suy giảm 9,5% vào năm 2020, 6 tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành một quốc gia hoạt động tương đối kém nhất trong số các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 7 Ngoài tác động đối với nền kinh tế, “văn hóa đóng cửa độc hại” do chính phổ kiểm soát đã dẫn đến phản ứng mang tính quân sự hóa cao độ, coi COVID-19 là vấn đề về hòa bình và trật tự, hơn là một cuộc khủng hoảng sức khỏe. Chính phủ cũng sử dụng internet và phương tiện truyền thông xã hội như một phương tiện để bảo vệ các kế hoạch hành động của mình và cũng để xóa bỏ sự bất đồng chính kiến. Điều này đã  tạo ra một môi trường không ổn định, bất lợi cho việc tuân thủ các quyền con người.

Mục tiêu của bài viết này là giải thích sự tác động lẫn nhau giữa phản ứng được quân sự hóa đối với COVID-19 của Philippines, chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số trong nước và các vi phạm nhân quyền. Cụ thể hơn, bài viết này hy vọng sẽ trả lời câu hỏi: “Phản ứng quân sự hóa của Philippines, được hỗ trợ bởi chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số, đã góp phần vào việc vi phạm nhân quyền trong đại dịch COVID-19 ở mức độ nào?”

Philippines: Manila Ninoy Aquino Stadium quarantine facility at Rizal Memorial Sports Complex. Wikipedia Commons

Phương pháp quân sự hóa của Duterte đối với COVID-19

Ngay từ đầu, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã được chính phủ coi là một loại chiến tranh, khiến việc áp đặt các điều kiện giống như thiết quân luật và tính chất đáng sợ của các hình phạt khắc nghiệt có vẻ dễ được chấp nhận hơn. 8 Trong một bài phát biểu trước công chúng, tổng thống thậm chí còn chỉ thị cho quân đội và cảnh sát áp dụng chính sách không khoan nhượng và cảnh báo những người vi phạm rằng họ có thể bị bắn nếu vi phạm quy định COVID-19. Cách tiếp cận như vậy đối với cuộc khủng hoảng sức khỏe không có gì đáng ngạc nhiên vì lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 là do quân nhân và các sĩ quan cảnh sát đã nghỉ hưu đứng đầu. 9 Trong khi cách tiếp cận quân sự hóa ít đem lại kết quả tích cực, chính quyền Duterte đã bảo vệ cách tiếp cận như vậy bằng cách khai thác vũ khí cần thiết của mình – đó là chủ nghĩa chuyên chế kỹ thuật số.

Trong những tháng đầu của đại dịch, Philippines đã ban hành Đạo luật Cộng hòa 11469 hay còn gọi là ‘Đạo luật Bayanihan to Heal as One’. Đạo luật này có một điều khoản gây tranh cãi về việc hình sự hóa tin tức giả. Điều khoản quy định rằng một cá nhân phổ biến thông tin sai lệch “không có hiệu lực hoặc không có lợi cho dân chúng, và bộc lộ mục đích rõ rang là thúc đẩy sự hoảng loạn, hỗn loạn, vô chính phủ, sợ hãi và nhầm lẫn” sẽ bị phạt tù đến hai tháng hoặc bị phạt tiền đến một triệu peso ”(khoảng US $ 20.000,00).

Talamayan lưu ý rằng chính phủ Philippines dường như đã kiểm soát thông tin về COVID-19 để che giấu những bất cập trong các biện pháp chống đại dịch của họ. 10 Điều này được Rappler ủng hộ, với lập luận rằng chính quyền Duterte đã sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy thông tin rằng Philippines đã làm tốt trong phản ứng COVID-19 của mình. Đáng lưu ý là “Người dùng mạng xã hội, trực tuyến đã đưa ra những tuyên bố giả mạo rằng các nhân vật và ấn phẩm nước ngoài đã ca ngợi hoặc công nhận Duterte về sự lãnh đạo của ông trong phản ứng COVID-19. Những câu trích dẫn này hoặc là bịa đặt hoặc là bị chỉnh sửa.” 11 Conde quan sát thấy rằng các chính quyền địa phương và quốc gia ở Philippines đã sử dụng quyền năng của họ, được hỗ trợ bởi luật khẩn cấp COVID-19, để trấn áp những người chỉ trích, cho rằng họ chỉ đơn giản là đi theo ‘những người bán rong các thông tin sai lệch về COVID-19’. 12 Về cơ bản, những người được coi là phản đối chế độ đã trở thành mục tiêu của chính quyền.

Trong những năm gần đây, việc các chính trị gia và ứng cử viên ở Philippines đưa đội quân chơi khăm khổng lồ vào biên chế  để bôi nhọ đối thủ và chống đỡ cho bản than họ đã trở nên phổ biến. 13

Nic Gabunada, một cựu giám đốc điều hành quảng cáo, nói rằng vì Duterte không có tiền cho các quảng cáo chính trị trên các phương tiện truyền thông chính thống, nên nhóm vận động của ông đã quyết định “khai thác các nhóm truyền thông xã hội.” 14 Các nhóm này vẫn duy trì nguyên vẹn và thậm chí còn mở rộng sau khi ông Duterte trở thành tổng thống. Chúng thường được sử dụng để hạ bệ những người chỉ trích tổng thống, bao gồm Phó Tổng thống Leni Robredo, Thượng nghị sĩ Leila de Lima, Giám đốc điều hành Rappler và người đoạt giải Nobel năm 2021, Maria Ressa. Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Oxford tuyên bố rằng khoảng 10 triệu peso (200.000 USD) đã được dùng để tuyên truyền ủng hộ Tổng thống Duterte và nhắm vào những người chỉ trích ông. Nghiên cứu cho biết thêm rằng bộ máy trực tuyến của Duterte bao gồm đảng chính trị của ông, Partido Demokratiko Pilipino-Lakas ng Bayan, giám đốc truyền thông xã hội của ông Gabunada, các nhóm tình nguyện và lính đánh thuê  trên mạng được trả tiền. 15

Vào năm 2021, hàng chục thượng nghị sĩ đã kêu gọi một cuộc điều tra về những cáo buộc rằng công quỹ đã được sử dụng để duy trì hoạt động của các đội quân chơi khăm. Điều này xảy ra sau khi một thượng nghị sĩ tuyên bố rằng “một bộ trưởng thuộc chính phủ đã tổ chức các đội quân khơi chăm trên internet trên khắp đất nước nhắm vào các đối thủ chính trị hoặc những người không liên kết với chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte.” Hơn nữa, cuộc điều tra đã được thúc đẩy khi Bộ Tài chính trao một Hợp đồng tư vấn PhP 909.122 (18.000 USD) về chiến lược truyền thông cho một chuyên viên quan hệ công chúng được Facebook gắn thẻ là “nhà điều hành đằng sau mạng tài khoản giả mạo ủng hộ Duterte và đã bị Facebook xóa bỏ vào tháng 3 năm 2019”. 16

Những vụ việc này cho thấy thao túng trên mạng xã hội là cơ chế vận hành của chính quyền Duterte. Vì lý do này, lần phủ quyết gần đây của Tổng thống Duterte đối với dự luật thẻ SIM (tháng 4 năm 2022) vốn yêu cầu các cá nhân sử dụng tên thật khi đăng ký thẻ SIM, không có gì là ngạc nhiên vì nó có thể có tác động đối với hoạt động của các đội quân chơi khăm. 17

City checkpoint at Maasin City, Southern Leyte, The Philippines, 2020. Photo: Pascal Canning, Shutterstock

Tác động đến quyền con người

Phản ứng quân sự hóa cao độ của chính quyền Duterte đã dẫn đến việc bắt giữ khoảng 120.000 người vi phạm quy định cách ly trong những tháng đầu của đại dịch. 18 Nhiều báo cáo khác nhau cũng đã được công bố liên quan đến việc lạm dụng quyền hạn của các trạm kiểm soát quân đội hoặc cảnh sát và trong việc thực hiện các quy trình cách ly. Một số người bị bắt giữ đã bị trừng phạt bằng cách cho họ vào lồng chó, quan tài, và phơi họ dưới ánh nắng mặt trời. 19 Một số người bị giam giữ theo nhóm trong các phòng giam và ở những nơi có nguy cơ lây truyền vi rút cao.

Ngoài chính sách đóng cửa do COVID-19, chiến dịch ‘cuộc chiến chống ma túy’ của Tổng thống Duterte cũng được tăng cường trong thời gian này. Trong một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2021, người ta tuyên bố rằng các vụ giết người đã tăng 50% trong thời kỳ đại dịch. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) cũng nhận thấy rằng “các chiến thuật đe dọa quân sự”, đặc biệt nhắm vào các nhà hoạt động xã hội, không ngừng nghỉ trong thời gian đóng cửa do COVID-19. 20

Kết luận

Tôi lập luận rằng phản ứng quân sự hóa mà chính phủ Philippines thông qua có thể phần lớn là do do họ không kiểm soát được sự lây lan của COVID-19. Bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số, kiểu phản ứng này cũng dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền trong giai đoạn đỉnh của đại dịch COVID-19. Nhìn chung, những năm gần đây ở Philippines cho thấy là có sự phát triển liên quan đến chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số đáng lo ngại. Giai đoạn COVID-19 đã chứng kiến việc vũ khí hóa các mối đe dọa từ trước đối với dân chủ và nhân quyền ở Philippines.

Celito Arlegue
Celito Arlegue (Giám đốc điều hành của Hội đồng các đảng viên Tự do và Dân chủ Châu Á (CALD), một mạng lưới các đảng chính trị khu vực ở Châu Á. Hiện tại, ông cũng là giảng viên của Trường Ngoại giao và Quản trị, De La Salle – Đại học St. Benilde ở Manila, Philippines)

Banner: A woman wearing a face mask with a message of ousting the Philippine President Rodrigo Duterte in a protest on the 34th Anniversary of Mendiola Massacre in Mendiola, Manila on January 22, 2021. Kel Malazarte, Shutterstock

Notes:

  1. Asia Centre, COVID-19 and democracy in Southeast Asia, last modified 4 December 2020, https://asiacentre.org/covid-19_and_democracy_in_southeast_asia/
  2. [1]Antonio Guterres, We are all in this together: Human rights and COVID-19 response and recovery, last modified 23 April 2020, https://www.un.org/en/un-coronavirus-communications-team/we-are-all-together-human-rights-and-covid-19-response-and
  3. Michelle Bachelet, Exceptional measures should not be cover for human rights abuses and violations – Bachelet,  last modified 27 April 2020, https://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=25828&LangID=E
  4. Statista, Number of novel coronavirus (COVID-19) cases worldwide by country, accessed 15 March 2022, https://www.statista.com/statistics/1043366/novel-coronavirus-2019ncov-cases-worldwide-by-country/
  5. Statista, Number of novel coronavirus (COVID-19) deaths worldwide by country, accessed 15 March 2022,  https://www.statista.com/statistics/1093256/novel-coronavirus-2019ncov-deaths-worldwide-by-country/
  6. Beatrice Laforga, Philippines GDP shrinks by record 9.5% in 2020, Business World, 29 January 2021,https://www.bworldonline.com/philippine-gdp-shrinks-by-record-9-5-in-2020/
  7. Philippines to be Southeast Asia’s worst performer this year, Business World, 11 December 2020,  https://www.bworldonline.com/philippines-to-be-se-asias-worst-performer-this-year/
  8. Karl Hapal, The Philippines’ COVID-19 response: Securitizing the pandemic and disciplining the pasaway, Journal of Current Southeast Asian Affairs, last modified 18 March 2021, https://doi.org/10.1177/1868103421994261
  9. Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana chủ trì Lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống lại COVID-19, trong khi tướng Carlito Galvez Jr đã nghỉ hưu của Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) được chỉ định là người thực hiện chính công cuộc đối phó với đại dịch của chính phủ. Một tướng khác đã nghỉ hưu của AFP, Bộ trưởng Nội vụ Rodolfo Ano, giữ chức phó chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan về các bệnh truyền nhiễm mới nổi (IARF-EID). Với tư cách đó, ông đã đề nghị Trưởng ban Giám đốc PNP khi đó lãnh đạo Lực lượng đặc nhiệm chung COVID Shield, nhằm mục đích thực thi các giao thức IATF-EID bằng kết hợp với các lực lượng cảnh sát. Xem  Simon Levien, Meet the generals leading COVID response in Indonesia and the Philippines, Rappler, last modified 25 August 2020, https://www.rappler.com/newsbreak/iq/meet-generals-leading-covid-response-philippines-indonesia/
  10. FernanTalamayan, Statistical (in)capacity and government (in)decisions: The Philippines in the time of COVID-19, Conflict, Justice, Decolonization: Critical Studies of Inter-Asian Societies (2020), last modified 23 March 2021, https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3808937
  11. 12 times social media boosted Duterte’s lies, Rappler, last modified 2 July 2021, https://www.rappler.com/newsbreak/iq/times-social-media-boosted-rodrigo-duterte-lies-false-statement/
  12. Carlos Conde, Killings in the Philippines up 50% during the pandemic, last modified 8 September 2020,  https://www.hrw.org/news/2020/09/08/killings-philippines-50-percent-during-pandemic
  13. Shashank Bengali, S. and Evan Halper, Troll armies, a growth industry in the Philippines, may soon be coming to an election near you, Los Angeles Times, last modified 19 November 2019, https://www.latimes.com/politics/story/2019-11-19/troll-armies-routine-in-philippine-politics-coming-here-next/ref] Thậm chí có thể lập luận rằng việc Duterte lên nắm quyền có thể là do chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số, nhờ Phòng thí nghiệm Truyền thông Chiến lược, công ty mẹ của công ty tư vấn chính trị khét tiếng Cambridge Analytica. 21RaissaRobles, How Cambridge Analytica’s parent company helped ‘man of action’ Rodrigo Duterte win the Philippine election, South China Morning Post, last modified 4 April 2018, https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/2140303/how-cambridge-analyticas-parent-company-helped-man-action
  14. Trolls and triumph: a digital battle in the Philippines, BBC News, last modified 7 December 2016, https://www.bbc.com/news/blogs-trending-38173842
  15. MikasMatsuzawa, Duterte camp spent $200,000 for troll army, Oxford study finds, Philippine Star, last modified 24 July 2017, https://www.philstar.com/headlines/2017/07/24/1721044/duterte-camp-spent-200000-troll-army-oxford-study-finds
  16. 12 senators seek investigation into troll farms, Philippine Senate, last modified 12 July 2021, https://legacy.senate.gov.ph/press_release/2021/0712_pangilinan2.asp
  17. President Duterte justified his veto by citing concerns on free speech and data privacy. Those who support the SIM card registration provision said that it is meant to prevent disinformation, trolling and other communication-aided criminal activities.
  18. Michelle Bachelet, Exceptional measures should not be cover for human rights abuses and violations – Bachelet,  last modified 27 April 2020, https://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=25828&LangID=E
  19. World Report 2021, Human Rights Watch (2021), https://www.hrw.org/sites/default/files/media_2021/01/2021_hrw_world_report.pdf
  20. Freedom in the world 2021: Democracy under siege, Freedom House (2021), https://freedomhouse.org/report/freedom-world/2021/democracy-under-siege
Exit mobile version