Bài này xem xét cách thức chính sách về nước ở Đông Bắc Thái Lan (Isan) kết nối địa lý của khu vực đó với người dân ở đó, từ đó tạo ra, mở rộng và đôi khi thách thức bản sắc chính trị đi kèm như thế nào. Tôi cho rằng thủy lợi và đắp đập là điều cần thiết để duy trì mối quan hệ không đồng đều giữa Đông Bắc Thái Lan và bang miền Trung Thái Lan. Các chính sách về nước không mang tính trung lập về mặt xã hội, mà thay vào đó, nó liên kết các đặc điểm địa lý của Isan — nóng và khô cằn — với cảm giác rằng người Isan lạc hậu, kém cỏi và bất đồng chính kiến (và do đó cần được quản lý chặt chẽ hơn).
Isan, khu vực đông bắc của Thái Lan, có 20 tỉnh. Đây là khu vực lớn nhất của Thái Lan với khoảng 22 triệu dân hoặc 33% tổng dân số của đất nước. Người dân trong vùng, khon Isan, chủ yếu nói tiếng Lào. Trong suốt lịch sử của Thái Lan, họ đã bị kỳ thị là vô học và lạc hậu do hệ thống phân cấp xã hội theo chủ nghĩa dân tộc. Isan là vùng nghèo nhất của Thái Lan với thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Đất có đặc điểm là cát pha, phèn chua, bạc màu nên việc canh tác khó khăn. Do đó, khu vực này gửi nhiều lao động nhập cư đến Bangkok hơn các khu vực khác của Thái Lan.
Cơ sở hạ tầng nước Mega đã được bán cho khu vực với lý do chống hạn và thúc đẩy vụ lúa thứ hai. Đây là những chính sách quan trọng của chính phủ Isan trong gần một thế kỷ qua. Các chính trị gia Đông Bắc thường bán các chính sách như vậy nhằm cung cấp nước cho khon Isan vì điều kiện sinh kế và thu nhập tốt hơn. Trên bình diện quốc gia, chính phủ và các chính trị gia thường đưa ra chính sách về nước như một cách vừa “giải cứu” khon Isan khỏi đói nghèo và vừa quản lí về chính trị đối với họ. Tuy nhiên, như tôi mô tả dưới đây, khon Isan không phải là tác nhân thụ động. Thay vào đó, họ liên tục đấu tranh chống lại chính phủ về quản lý nước và thông qua những cuộc đấu tranh như vậy, họ thường thách thức sự phục tùng của chính họ. Xem xét lịch sử nước trong khu vực cho thấy chính sách nước không chỉ tạo ra quan điểm rằng khon Isan là lạc hậu, mà còn trở thành nơi để khon Isan tạo ra các thực tiễn chính trị mới.
Nước và sự cai trị Isan
Trong 70 năm qua, Isan đã trải qua quá trình chuyển đổi môi trường nhanh chóng quá trình chuyển đổi môi trường nhanh chóng từ rừng sang đồng lúa. Trong khoảng thời gian tương tự, chính quyền trung ương đã đầu tư vào hơn 6.000 dự án thủy lợi thuộc nhiều loại và có quy mô khác nhau vốn được thiết kế để cung cấp nước cho 1,2 triệu ha trong khu vực. Các dự án này coi khu vực là khô và cằn cỗi và cần có cơ sở hạ tầng để nó phát triển và có sự sống.
Tuy nhiên, những đặc điểm địa lý này cũng mang tính chính trị: trong thời kỳ của cuộc nổi dậy cộng sản ở Thái Lan, Isan được cho là đặc biệt dễ tiếp nhận ảnh hưởng của cộng sản do vị trí địa lý, do nghèo đói và do vị trí giáp với Lào và Campuchia. Sự pha trộn của những bất an này đã tạo động lực cho chính phủ đưa ra một loạt các dự án phát triển do nhà nước lãnh đạo, chúng mang tính định hướng chính trị và phát triển. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Isan được ưu tiên phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng với hy vọng rằng điều này sẽ tạo ra một vùng đệm nơi ‘mối đe dọa cộng sản’ ở các nước láng giềng có thể được hạn chế.
Khi Thống chế Sarit Dhanarajata nắm quyền kiểm soát Thái Lan vào năm 1958, ông đã khởi xướng một số dự án ở Isan. Là người gốc trong khu vực, Sarit đã xúc tiến một kế hoạch phát triển 5 năm (được công bố vào năm 1961), kế hoạc này được các quỹ của Hoa Kì hỗ trợ. Điều này bao gồm các Chương trình Phát triển Nông thôn Cấp tốc được các thống đốc cấp tỉnh quản lý như một phương tiện để tiến hành hình thức chống lại sự phản loạn và tạo ra sự chuyển đổi kinh tế.
Trong thời kỳ này, chính phủ thúc đẩy nông nghiệp công nghiệp quy mô lớn như một nghề nghiệp cho khon Isan. Nông dân Isan được khuyến khích tăng năng suất lúa của họ thông qua việc sử dụng hạt giống lai, phân bón hóa học và thuốc trừ sâu vốn được giới thiệu như một phần của ‘Cách mạng Xanh‘ Trong bối cảnh chuyển đổi nông nghiệp, các phương thức canh tác mới này đã giúp cải thiện năng suất lúa khi nông dân mở thêm diện tích đất mới để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng. Các phương thức này cũng yêu cầu nhiều nước hơn các phương pháp canh tác bản địa..
Đồng thời, chính phủ khởi xướng các dự án thủy điện để kích thích phát triển kinh tế. Ở mức độ cụ thể, các dự án cơ sở hạ tầng cấp nước này được coi là một phương tiện để xóa đói giảm nghèo, cung cấp an ninh lương thực và cung cấp nước cho các doanh nghiệp nông nghiệp. Chúng cũng có những ảnh hưởng chính trị quan trọng vì chúng được thiết kế để chống lại sự nổi dậy của cộng sản và để giành được sự ủng hộ về mặt chính trị. Dự án thủy điện đầu tiên của khu vực là Đập Lam Dom Noi (Đập Sirinthorn) , một công trình được hoàn thành vào năm 1971 và đã buộc 2.526 gia đình phải rời bỏ đất đai của họ. Những gia đình này được tái định cư trên đất bạc màu và được bồi thường ít.
Hiện nay, Isan có 17 đập thủy điện bên cạnh đập Pak Mun vốn nằm ở tỉnh Ubon Ratchathani, đây là đập mới nhất. Với tầm quan trọng của nông nghiệp ở Isan, không có gì ngạc nhiên khi mọi chính phủ lên nắm quyền ở Bangkok đều coi trọng nguồn nước như một giải pháp hàng đầu để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực. Mặc dù các đập lớn đã được chính phủ đề xuất để nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng chúng đều hướng tới việc tạo ra điện năng cho Bangkok. Do đó, quá trình xây dựng đập đã mở rộng mối quan hệ bất đối xứng giữa Bangkok và Isan; khon Isan phải chịu những tác động của việc xây dựng đập, nhưng hiếm khi thu được bất kỳ lợi ích nào từ những dự án này.
Dự án đập Pak Mun gây tranh cãi đã vận hành theo cách này. Sau khi con đập đập được hoàn thành vào năm 1994, nhiều ghềnh thác đã bị nhấn chìm và hơn 150 loài cá biến mất khỏi sông Mun và hạ lưu của nó. Lợi ích thủy lợi và điện của đập Pak Mun đã bị hạn chế. Hiệp hội Người nghèo (AoP) và Ủy ban Thế giới về Đập (WCD) đã chỉ trích sâu rộng đối với dự án này. Đánh giá tác động môi trường thích hợp không được thực hiện trước khi xây dựng. Dân làng trong vùng, những người tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá tự cung và thương mại quy mô nhỏ, báo cáo rằng họ không biết nước tưới có lợi cho họ như thế nào so với tác động tiêu cực của đập đối với sông và tài nguyên của nó. Người dân địa phương đã mất thu nhập từ đánh bắt cá và nhiều người đã tham gia các cuộc biểu tình thay mặt cho AoP. Những phong trào này tập hợp mọi người từ khắp Isan, bao gồm cả những người bị ảnh hưởng bởi các dự án lịch sử như đập Sirinthorn, và vận động họ theo những cách mới. Những phong trào này đã tạo ra tri thức mới, và thông qua nghiên cứu Thai Baan, chúng đã góp phần định hình việc hoạch định chính sách có khả năng chống lại sự bá quyền. Khi làm như vậy, chúng đã cải tiến chính trị môi trường của Isan và các tác nhân chính trị của nó.
Các dự án nước mới cho Isan khô cằn
Chính phủ Thái Lan đã ước tính rằng nhu cầu nước trên toàn quốc sẽ tăng lên rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, các báo cáo của chính phủ cho thấy quốc gia này đang lượng nước cần để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở các vùng nông thôn và thành thị. Hiện nay, tình trạng khan hiếm nước đang là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên khắp Thái Lan, đặc biệt là ở Isan.
Năm 2018, quân đội Thái Lan đã thông qua chiến lược quốc gia 20 năm (2018-2037) nhằm giải quyết tình trạng dư thừa về quản lí nước giữa các cơ quan, nhằm xây dựng hơn 541.000 đập nhỏ và để khôi phục 3,5 triệu rai [đơn vị đo lường ở Thái lan] khu vực đầu nguồn. Mặc dù 9 tỉnh ở khu vực Đông Bắc phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, nhưng chính sách chủ yếu tập trung vào việc cung cấp nước cho các hoạt động kinh tế như các nhà máy trọng điểm trong khi nông dân được chỉ đạo là lên kế hoạch kỹ lưỡng và trồng các loại cây chống hạn. Năm 2018, một trăm sáu mươi hồ chứa phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. 35 hồ chứa có lượng nước tích trữ dưới 30% dung tích. Thay vì hạn chế sử dụng nước trong các lĩnh vực khác, chính phủ Thái Lan khuyến cáo nông dân Isan không trồng một số loại cây mùa khô cần tưới nhiều nước.
Tương tự, vào năm 2020, Cục Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai (DDPM) đã công bố rằng 25 tỉnh là khu vực thiên tai hạn hán, trong đó có 10 tỉnh ở Isan. Ủy ban sông Mekong (MRC) giải thích rằng tình trạng hạn hán là do biến đổi khí hậu khắc nghiệt trong khi các tổ chức phi chính phủ báo cáo rằng các đập của Trung Quốc đã làm cho tình trạng hạn hán trầm trọng và gây ra nhiều đợt hạn hán hơn. Những đợt hạn hán này đã thúc giục chính phủ thực hiện nhiều khoản đầu tư lớn hơn vào thủy lợi ở Isan.
Mục đích chính của việc cung cấp nước cho nông dân là thúc đẩy nông nghiệp thương mại, dẫn đến việc hầu hết nông dân áp dụng các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả cao, bao gồm sắn, ngô, mía và cao su. Tuy nhiên, những hạn chế đối với nông nghiệp do biến đổi khí hậu và thổ nhưỡng địa phương khiến thu nhập về tiền mặt trên mỗi trang trại ở Isan ước tính vẫn chưa bằng 2/3 mức trung bình nông nghiệp toàn quốc, bất chấp nhiều nỗ lực cải thiện khả năng tồn tại của trang trại. Do đó, chính phủ đã bắt đầu quảng bá Isan như một trung tâm “kinh tế sinh học” để xây dựng nhà máy mía đường và sản xuất nhiên liệu sinh học. Các dự án này cho thấy rằng chính phủ vẫn tiếp tục cải thiện nông nghiệp trong khu vực, với hứa hẹn rằng việc tăng sản lượng nông nghiệp sẽ tạo ra thu nhập và mức sống tốt hơn cho khon Isan.
Các kế hoạch quy mô lớn liên tục được thúc đẩy thông qua các chương trình ở Isan như chương trình Chuyển hướng nước Khong-Chi-Mun và Chương trình lới nước. Dân làng ở các tỉnh Si Saket, Roi Et và Surin, nơi có các đập Hau Na và Ra Si Salai, đã nhìn thấy những hậu quả tiêu cực của các dự án này. Ở đó, các vùng đất ngập nước quan trọng đã bị ngập lụt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của dân làng trong 30 năm qua.
Năm 2009, dự án Khong-Chi-Mun được tái hợp thành dự án “Quản lý và chuyển hướng sông Mekong-Loei-Chi-Mun bằn trọng lực.” Được Cục Thủy lợi Hoàng gia (RID) khởi xướng, hy vọng của dự án mới nhất này được cho là sẽ tăng diện tích nông nghiệp được tưới tiêu trong khu vực lên gần 50.000 km vuông (hơn 30 triệu rai). Mức tăng thu nhập của 1,72 triệu hộ gia đình nông dân có mục tiêu là tăng lên 199.000 baht. Vào năm 2012, RID đã hoàn thành một Bản đánh giá Môi trường Chiến lược. Các dự án đề xuất việc đổi hướng dòng chảy nước sông Mekong ở huyện Chiang Khan của Loei. Tuy nhiên, khu dân cư có dự án chuyển hướng này có thể bị ngập lụt. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm những khó khăn mà người dân trong làng đang phải hứng chịu từ những trận lũ lụt tự nhiên vừa qua. Do đó, dự án chuyển hướng nguồn nước đang được các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và giới học thuật đặt câu hỏi đặt câu hỏi về các tác động môi trường tiềm ẩn đối với người dân địa phương.
Các dự án này và những động lực kinh tế chính trị của chúng phản ánh một cách thức là, mặc dù có các vấn đề đang diễn do khan hiếm nước và các dự án được thiết kế tồi tệ gây ra, hình ảnh về địa lý khô cằn của khu vực và tình trạng đói nghèo do hạn hán vẫn tiếp tục định hình chính sách về nước và chính trị về nước trong khu vực. Các dự án này cũng làm lộ ra những cách thức mà trong đó dù có hơn một thế kỉ đầu tư, tình trạng thiếu nước vẫn là một vấn đề nguy kịch đối với khon Isan và khả năng tình trạng đó còn trở nên tồi tệ hơn. Nhưng hơn thế nữa, các dự án này cho thấy tình trạng thiếu nước không chỉ đơn giản là vì không có nước ở Isan, mà còn do do cách thức phân phối nước không đồng đều cho các vùng khác nhau của đất nước và cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế trong các kế hoạch thủy lợi này. Ở đây, nông dân Isan thường bị bỏ rơi.
Công lý nước cho Isan
Isan tiếp tục chịu đựng cả hạn hán và những tác động tiêu cực của việc đầu tư thủy lợi quy mô lớn. Trong lịch sử chính sách về nước ở khu vực, tiếng nói và tầm nhìn chính trị của khon Isan tiếp tục bị coi là thứ yếu. Thay vì được chọn như là những tác nhân trung tâm trong việc tạo ra khu vực của họ, họ bị coi là những người nông dân lạc hậu sống trên một vùng đất khô cằn, trực chờ công nghệ của nhà nước để cải thiện cuộc sống của họ. Những hình ảnh này, vốn bắt nguồn từ cấu trúc chính trị xã hội mang tính dân tộc và thứ bậc trong xã hội Thái Lan, đã hòa chính sách về nước với lực lượng chính trị. Tuy nhiên, trong suốt nhiều thế kỉ, người Isan đã sử dụng kiến thức truyền thống và cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ để tưới tiêu vùng đất của họ nhờ các đập truyền thống, kênh đất và các nguồn nước tự nhiên. Các dự án tưới nước quy mô nhỏ này thân thiện với môi trường và hiệu quả. Tuy nhiên, tri thức này đã bị chính phủ phớt lờ vì nó có giá trị chính trị hạn chế và không đóng góp vào sản xuất nông nghiệp công nghiệp. Thông thường, tri thức địa phương được coi là không hợp lý.
Mặc dù vậy, khon Isan và các đồng minh của họ tiếp tục sử dụng nước để hoạt động chính trị. Mặc dù Hội những người nghèo trên đập Pak Mun đã bị thu hẹp do chia rẽ nội bộ, nhưng phong trào Isan mới và Phong trào nhân dân vì một xã hội công bằng đã được thành lập để thế chỗ. Phong trào đầu bao gồm những người thuộc đa dạng các tầng lớp bao gồm học giả, sinh viên, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ; họ làm việc về công bằng môi trường trong khu vực. Cả hai nhóm hoạt động nhằm kết nối các vấn đề công bằng xã hội, quyền tự quyết, phân quyền và quyền nước với các câu hỏi rộng hơn về dân chủ. Các vấn đề mà các nhóm đang giải quyết bao gồm kinh tế sinh học, khai thác mỏ và các dự án lớn về nước trong khu vực. Những phong trào này vẫn chưa huy động được sự ủng hộ lớn, nhưng với sự thức tỉnh rộng rãi về chính trị đang diễn ra ở vùng Đông Bắc gần đây, nhiều dân làng hy vọng rằng mọi thứ có thể sắp thay đổi và chính trị về việc cung cấp nước cho khu vực cũng như vậy.
PGS. TS. Kanokwan Manorom
Khoa Giáo dục các môn khai phóng, Đại học Ubon Ratchathani, Thái Lan